BẠCH GIỚI TỬ

Bạch giới tử, hay còn được biết đến với những tên gọi: hạt cải canh, hồ giới, thái chi, thục giới, giới tử, bạch lạt tử. Bạch giới tử là hạt phơi hoặc sấy khô ở quả chín của cây cải canh. Từ xưa đến nay, cây cải canh không chỉ là loại rau bổ dưỡng trong bữa ăn hằng ngày mà hạt của nó còn là một vị thuốc quý trong Đông Y với tên gọi là Bạch giới tử. Dược liệu có vị cay được dùng phổ biến trong các bài thuốc chữa ho, viêm đường hô hấp,...Bài viết này sẽ chia sẻ rõ hơn về đặc điểm, công dụng, cách dùng đến quý bạn đọc.

daydreaming distracted girl in class

BẠCH GIỚI TỬ

Đặc điểm tự nhiên

Bạch giới tử là một loài cây thân thảo sống hằng năm, mọc 1 hay 2 năm, có thể cao tới 1m hoặc 1,5m. Thân cây có màu xanh lục.

Lá đơn, có cuống và mọc so le. Phiến lá hình trứng, gân nổi rõ trên phiến lá, mép lá có răng cưa không đều.

Hoa Bạch giới tử thuộc loài hoa lưỡng tính. Hoa mọc thành cụm, màu vàng, mỗi bông có khoảng 3-5 cánh.

Quả cây bạch giới tử có lông phủ, mỏ dài, bên trong chứa khoảng 4-6 hạt nhỏ màu nâu vàng có vân rất nhỏ.

Hạt của cây bạch giới tử có có dạng hình cầu nhỏ, phần vỏ ngoài màu trắng tro hoặc hơi ngả vàng, một bên vỏ có đường vân hiện rõ hoặc mờ mờ. Khi bẻ đôi, bên trong bạch giới tử có từng lớp nhân màu trắng hơi vàng và có chút dầu.

Cải canh mọc nhiều ở Việt Nam và Trung Quốc nhưng ở nước ta, cây chủ yếu được sử dụng để làm thức ăn. Do đó dược liệu bạch giới tử phần lớn đều được nhập khẩu từ Trung Quốc.

Bộ phận dùng thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Hạt của cây bạch giới tử được sử dụng để làm thuốc. Chỉ chọn thứ hạt có màu trắng, mập và to. Hạt lép và có màu nâu đen thường có phẩm chất kém nên không dùng làm thuốc.

Thu hái: Thu hái quả già vào tháng 3-5 hàng năm.

Chế biến: Cho hạt tươi vào trong nước sửa sạch và vớt bỏ các hạt lép. Sau đó cho vào chảo, thực hiện sao với lửa nhỏ cho đến khi dược liệu có màu vàng sẫm và có mùi thơm bốc ra.

Rửa sạch, phơi khô, tán sống để dùng hoặc trộn bột dược liệu với nước để đắp ngoài.

Thành phần hóa học

Trong bạch giới tử có chứa các thành phần sau:

+ Một glycosid gọi là sinigrin, chất men myrosin, sinapic acid, một ít alkaloid gọi là saponin, chất nhầy, protid.

+Khoàng 37% chất béo, trong đó chủ yếu là este của sinapic acid, arachidic acid, linolenic acid.

Sinigrin là chất myronat kali khi bị myroxin thủy phân sẽ cho sulfat acid kali, glucoza, izothioxyanat alyla. Izothioxyanat alyla là tinh dầu màu vàng, vị cay nóng, có tính chất kích thích mạnh gây đỏ da, có thể gây phồng da. 

Tác dụng

+Men Myrosin sau khi thủy phân sinh ra dầu giới tử. Dầu này có khả năng kích thích nhẹ niêm mạc bao tử dẫn đến phản xạ tăng tiết dịch khí quản, có tác dụng hóa đờm

+Có tác dụng ngăn ngừa và ức chế hoạt động của nấm ngoài da.

+Tác dụng kích thích tại chỗ trên da khiến da đỏ sung huyết. Trường hợp nặng hơn gây ra phỏng và rát da.

+Tác dụng hạ sốt, lợi tiểu nhẹ, an thần.

+Tác dụng tiêu đờm, giảm ho.

+Tác dụng giảm đau và không ảnh hưởng đến hô hấp và huyết áp.

+Tác dụng phòng ngừa đậu mùa nhập vào mắt.

+Tác dụng cải thiện sức khỏe và kéo dài tuổi thọ.

+Có tác dụng tăng thải acid uric, giảm đau nhức, bổ gan thận, tiêu viêm. 

Công dụng

Bạch giới tử có vị cay, tính ôn, không độc có các công dụng sau đây:

+Hỗ trợ điều trị ho suyễn, khó thở, đờm nhiều và loãng..

+Hỗ trợ điều trị viêm phế quản cấp mạn ở trẻ em.

+Hỗ trợ điều trị viêm phổi ở trẻ nhỏ.

+Hỗ trợ điều trị đau nhức các khớp.

+Điều trị liệt thần kinh mặt ngoại biên.

+Điều trị nhọt sưng tấy mới phát.

+Điều trị ăn vào ợ lên hoặc nôn ra.

+Hỗ trợ điều trị nóng nảy trong người, bực bội.

+Điều trị viêm mũi dị ứng do phong hàn.

+Điều trị ho suyễn, đờm thủng tắc ở phế, sườn ngược đầy tức, đờm thủng tác ở phế, đờm nhiều chất dãi trong.

Liều dùng

Ngày uống 3-6g dưới dạng thuốc sắc, thuốc bột.

Lưu ý khi sử dụng

+Thuốc không nên sắc lâu vì sẽ làm giảm tác dụng.

+Không nên sử dụng với những người dị ứng với các thành phần của dược liệu, tiêu chảy.

+Người sốt nóng, yếu phổi ho khan và sức yếu không nên dùng bạch giới tử.

 

Có thể bạn quan tâm?
HƯƠNG PHỤ

HƯƠNG PHỤ

Cây Hương phụ là dược liệu thường được sử dụng để điều trị bệnh trong Đông y với công dụng: Điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh, nhức đầu, giải cảm, đau bụng, tiêu thực, huyết ứ, tiêu đờm, đau dạ dày, viêm tuyến vú, chống viêm, làm ra mồ hôi, lợi tiểu...
administrator
NHUNG HƯƠU

NHUNG HƯƠU

Nhung hươu (lộc nhung) là sừng non có lông nhung và chưa bị xương hóa của con hươu hoặc nai đực, có tên khoa học là Cornu Cervi pantotrichum.
administrator
BẠCH THƯỢC

BẠCH THƯỢC

Bạch thược, hay còn được biết đến với những tên gọi: Mẫu đơn trắng, kim thược dược, cẩm túc căn, tiêu bạch thược, thược dược,... Bạch thược là một vị thuốc từ cây Thược dược Trung Quốc. Không chỉ nổi bật bởi màu sắc và hình dạng tuyệt đẹp của hoa, rễ của loài cây này còn là một vị thuốc quý. Cũng là loại dược liệu đã được sử dụng từ lâu đời trong Đông y với công dụng bổ máu, điều kinh, giảm đau, làm mát, lợi tiểu. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
GĂNG TU HÚ

GĂNG TU HÚ

Găng tu hú, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây tu hú, mây nghiêng pa, găng tía, găng trâu, găng trai. Găng tu hú,dược liệu thuộc họ cà phê. Dược liệu có tác dụng kích thích gây nôn, gây sảy thai, cầm lỵ. Ngoài ra dược liệu còn có tác dụng kháng viêm, chống khuẩn, điều trị mụn nhọt, lở loét, bổ và lợi tiêu hóa. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
MẬT NHÂN

MẬT NHÂN

Cây Mật nhân còn được biết đến với tên gọi cây bá bệnh. Lí do mà Mật nhân có cái tên thường gọi như vậy là do trong dân gian người ta đã sử dụng loại dược liệu này trong việc điều trị rất nhiều các bệnh lý khác nhau.
administrator
LÁ GIANG

LÁ GIANG

Lá giang, hay còn được biết đến với những tên gọi: Dây giang, lá vón vén, giang chua, dây cao su, lá sủm lum, lá lồm. Lá giang không chỉ là một nguyên liệu ẩm thực độc đáo mà còn được dùng phổ biến trong Đông y để chữa bệnh. Thuốc có thành phần và tác dụng dược lý đa dạng, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, hỗ trợ điều trị sỏi thận,... hiệu quả. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
YẾN SÀO

YẾN SÀO

Yến sào, hay còn gọi là tổ Yến, là một trong những nguyên liệu quý hiếm được sử dụng rộng rãi trong y học. Tổ Yến là sản phẩm của chim Yến, được xem là loại chim có giá trị kinh tế cao, phân bố rộng khắp châu Á và được nuôi trồng nhân tạo để thu hoạch tổ Yến. Với thành phần hóa học đặc biệt và nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, tổ Yến đã trở thành một sản phẩm được săn đón và ưa chuộng trên thị trường.
administrator
MƯỚP TÂY

MƯỚP TÂY

Mướp tây hay còn gọi là Đậu bắp, vốn dĩ là một loại thực vật không còn xa lạ gì với mọi người. Không chỉ là món ăn đầy chất dinh dưỡng trong các bữa cơm của người dân Việt Nam. Mướp tây còn là một loài dược liệu với nhiều tác dụng chữa bệnh rất hiệu quả. Mướp tây chứa một lượng lớn chất dinh dưỡng có lợi ở hầu hết các bộ phận của cây. Do đó nó được sử dụng rất nhiều trong nền y học cổ truyền ở Việt Nam và các nước trên thế giới.
administrator