MẬT NHÂN

Cây Mật nhân còn được biết đến với tên gọi cây bá bệnh. Lí do mà Mật nhân có cái tên thường gọi như vậy là do trong dân gian người ta đã sử dụng loại dược liệu này trong việc điều trị rất nhiều các bệnh lý khác nhau.

daydreaming distracted girl in class

MẬT NHÂN

Giới thiệu về dược liệu Mật nhân

Cây Mật nhân còn được biết đến với tên gọi cây bá bệnh. Lí do mà Mật nhân có cái tên thường gọi như vậy là do trong dân gian người ta đã sử dụng loại dược liệu này trong việc điều trị rất nhiều các bệnh lý khác nhau. Bên cạnh đó, dược liệu này còn có vị đắng rất đặc trưng vì vậy độ phổ biến của vị thuốc này là khá rộng rãi. Mỗi quốc gia trên thế giới đều có cách gọi riêng dành cho vị thuốc này.

- Tên khoa học: Eurycoma longifolia

- Họ khoa học: Simaroubaceae (họ Thanh thất).

- Tên gọi khác: Bá bệnh, Mật nhơn, Bá bịnh, Bách bệnh,…

- Tên tiếng Anh: Long Jack.

Đặc điểm cây Mật nhân

- Cây Mật nhân là loại cây thân gỗ (quý) có thể đạt chiều cao cao lên đến 15 – 20 m khi trưởng thành, tuy nhiên thân cây lại khác mỏng. Loại cây này có nhiều lông trên toàn bộ cây và thường mọc dưới tán lá của các cây khác lớn hơn. Cây được phân ra thành nhiều nhánh nhỏ từ phần thân cây. Vỏ thân có có màu trắng xám hoặc màu vàng ngà.

- Lá Mật nhân là lá kép lông chim, lá chẵn và không có cuống, gồm kép gồm khoảng từ 13 – 42 lá nhỏ mọc đối xứng nhau. Lá có hình trứng, dày, nhẵn, lá có thể đạt đến chiều dài 1 m trong đó các lá chét có thể có chiều dài khoảng từ 5 – 20 cm, chiều ngang khoảng 6 cm. Mặt lá trên có màu xanh lục bóng, mặt dưới có màu trắng hơi xanh.

- Hoa mọc thành cụm nhỏ có hình giống cái chùy ở nách lá, là hoa lưỡng tính, có màu đỏ tươi hoặc đỏ nâu với các lông tơ bao phủ. Mỗi hoa có từ 5 – 6 cánh nhỏ. Cánh hoa mềm và nhỏ. Mỗi cây chỉ có một hoa đực hoặc một hoa cái.

- Quả có hình trứng, hơi dẹt, chiều dài quả khoảng 1 – 2 cm, chiều ngang khoảng từ 0,5 đến 1 cm và giữa quả có 1 rãnh nhỏ. Quả khi còn non sẽ có màu xanh và chuyển sang màu đỏ nâu khi quả chín. Trong mỗi quả chỉ có chứa 1 hạt nhỏ, trên bề mặt hạt có nhiều lông.

- Phần rễ của cây khá lớn, có thể đạt trọng lượng đến hàng chục kg, rễ Mật nhân thường có màu vàng hoặc màu vàng nhạt, có mùi thơm nhẹ. Rễ có hình trụ, vỏ ngoài có màu vàng nâu, trơn láng và phần lõi có màu vàng nhạt hoặc màu trắng ngà. Rễ có thể chất khá cứng và khó để bẻ bằng tay.

- Hoa Mật nhân thường ra vào khoảng tháng 3 đến tháng 4, quà Mật nhân từ khoảng tháng 5 đến tháng 6.

Bộ phận dùng, phân bố, thu hái, chế biến và bảo quản

- Bộ phận dùng: hầu như tất cả bộ phận của cây Mật nhân đều có thể được sử dụng để làm thành thuốc chữa bệnh trừ hoa, các bộ phận có thể dùng làm thuốc bao gồm: lá, vỏ thân, quả, thân rễ. Trong tất cả các bộ phận trên, rễ là bộ phận được sử dụng nhiều nhất để làm thuốc.

- Phân bố: 

  • Mật nhân được tìm thấy lần đầu tiên tại Malaysia & Indonesia, về sau cây được nhận thấy có ở vùng phía Nam Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Lào & cả ở nước ta.

  • Ở Việt Nam, cây mọc nhiều tại các tỉnh miền Trung, miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Cây ưa sống ở các vùng núi có độ cao dưới 1000 m hoặc các khu vực trung du, hay những vùng đồi có chiều cao thấp.

- Thu hái: có thể thu hái ở thời điểm bất kỳ trong năm.

- Chế biến: sau khi thu hái, Mật nhân sẽ được tán thành bột mịn hoặc dạng bột thô, chiết xuất bổ sung thành dạng viên nang hoặc chiết xuất chất lỏng từ gốc cây Mật nhân. Quả Mật nhân thì sẽ được rửa sạch rồi đem đi phơi khô ngay. Rễ và thân cây và vỏ cây sẽ đem đi chặt ra thành từng đoạn nhỏ và phơi nắng hoặc sấy khô.

- Bảo quản: sau khi được chế biến sẽ được đựng trong lọ thủy tinh hoặc những túi nilon, lưu ý phải buộc chặt miệng, sau đó đem đi bảo quản ở nơi thoáng mát, khô ráo để tránh sự ẩm ướt sẽ gây ẩm mốc, ảnh hưởng đến chất lượng của dược liệu.

Thành phần hóa học của Mật nhân

Mật nhân có những thành phần hóa học sau:

- Eurycomalacton, 2,6-dimethoxybenzoquinon,..đây là những chất tạo nên vị đắng đặc trưng của vị thuốc Mật nhân.

- Nhóm alkaloid như: carbolin, 10-dimethoxycanthin,…

- Hợp chất quassinoid: longilacton, 15-β-dihydroxylaineanon,…

- Hợp chất triterpen: niloticin, piscidinol A, hyspidron,...

- Ngoài ra còn các hợp chất khác như β–sitosterol, glucopyranoside, 6-dion,…

Công dụng – Tác dụng theo Y học hiện đại

- Tác dụng chống ký sinh trùng sốt rét.

- Cải thiện nội tiết tố, cải thiện khả năng sinh lý của nam giới khi dùng chiết xuất từ rễ và thân Mật nhân.

- Giúp làm chậm quá trình hấp thu đường từ ruột vào máu, tăng sự nhạy cảm của tế bào với insulin, kích thích hoạt động của β tế bào tụy, do đó có vai trò trong hỗ trợ điều trị đái tháo đường.

- Trị tiêu chảy, kiết lỵ lâu ngày.

- Chữa các tình trạng đau bụng kinh, kinh không đều ở phụ nữ.

- Kích thích tiêu hóa, giúp ăn ngon.

- Ngoài ra còn nhiều công dụng tuyệt với khác mà Mật nhân có thể mang lại.

Vị thuốc Mật nhân trong Y học cổ truyền

- Tính vị: vị đắng, không độc, tính mát.

- Quy kinh: vào Can, Thận.

Cách dùng – Liều dùng

Mật nhân có thể sử dụng làm thuốc bằng nhiều phương pháp chế biến khác nhau như ngâm rượu, thuốc sắc, chế thành cao hoặc chế dạng viên hoàn,…. Ví dụ:

- Ngâm rượu: rửa sạch Mật nhân, đem đi thái mỏng và phơi nắng để dược liệu héo dần. Sau đó đem đi ngâm với 1 tí rượu trong khoảng 1 tháng là có thể dùng được. Có thể ngâm chung với 1 ít táo mèo khô và chuối hột đã phơi khô để giảm bớt vị đắng.

- Sắc thuốc: Mật nhân cắt thành các đoạn nhỏ, đem đi hãm với nước sôi để uống thay cho nước trà. Hoặc có thể sắc Mật nhân lấy nước uống. Mỗi lần sử dụng khoảng 15 g hoặc có thể tăng liều tùy theo nhu cầu sử dụng.

- Làm cao: cắt Mật nhân thành các sợi nhỏ rồi đem đi tán thành bột mịn. Thêm nhiều Mật để tạo thành dạng sệt và đem đi nấu ở nhiệt độ khoảng 55oC. Khi hỗn hợp nguội dần thì cho vào ngăn mát tủ lạnh. Mỗi lần sử dụng với lượng bằng khoảng 1 muỗng cà phê.

Một số bài thuốc có vị thuốc Mật nhân

- Bài thuốc hỗ trợ, kích thích tiêu hóa, giúp ăn ngon: dùng 20 g rễ Mật nhân, 10 g Chuối sứ khô (đã được nướng cho vàng). Đem các nguyên liệu này ngâm trong 1 L rượu trắng thì có thể sử dụng sau 7 ngày. Mỗi lần sử dụng với liều lượng khoảng 30 mL (1 chén nhỏ) và sử dụng 3 lần hằng ngày.

- Bài thuốc chữa huyết kém, nóng trong người: sử dụng 10 g rễ Mật nhân, 10 g Hà thủ hô, 10 g Đậu đen, 10 g Rau muống, 10 g Cỏ xước, 10 g Dây gùi, 10 g Dây ký ninh và 10 g Tang chi. Đem các nguyên liệu trên sắc lấy nước uống và sử dụng uống thay trà.

- Bài thuốc giúp cải thiện các bệnh lý về gan và cải thiện chức năng gan: 

  • Sử dụng 30 g Mật nhân sắc với 1 L nước lạnh đến khi nước cô đặc lại còn 50% thì được. Chắt lấy phần nước dùng uống trong ngày, nên sử dụng thuốc khi còn ấm.

  • Sử dụng 10 g Mật nhân cùng với 70 g cây Cà gai leo và 30 g Diệp hạ châu. Đem các nguyên liệu trên sắc với 1 L nước, sắc thuốc đến khi lượng nước cô lại còn khoảng 500 mL là được. Chia thành 3 đến 4 lần sử dụng mỗi ngày và dùng khi thuốc vẫn còn ấm.

- Bài thuốc chữa gout: sử dụng 1 ít Mật nhân sắc với 500 mL nước đến khi nước cô lại còn tầm 200 mL thì được. Chia thành 2 – 3 lần sử dụng trong ngày. Kiên trì trì uống hằng ngày để cải thiện các triệu chứng đau nhức do bệnh gout.

- Bài thuốc hỗ trợ điều trị đái tháo đường: sử dụng 20 g Mật nhân đem đi rửa sạch với nước và thái mỏng, đem đi phơi khô rồi sao vàng. Tiếp đến sắc cùng với 1 lượng nước vừa đủ để uống thay cho nước trà.

- Bài thuốc trị tiêu chảy, kiết lỵ: sử dụng 1 vài quả Mật nhân sắc với 1 lượng nước vừa đủ để sử dụng. Sau khoảng 3 đến 5 ngày dùng thuốc, các triệu chứng như tiêu chảy, lỵ sẽ dần cải thiện và tiêu biến.

- Bài thuốc giúp cải thiện sinh lý ở nam giới: sử dụng 400 mg Mật nhân, 50 mg Nhân sâm và 50 g Linh chi. Sử dụng những vị thuốc trên đem đi tán thành bột mịn, sau đó chế thành dạng viên nang để sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.

- Bài thuốc giúp tẩy giun, hỗ trợ điều trị các tình trạng đầy hơi, ăn không tiêu hoặc khi cần giải độc rượu: sử dụng 1 ít rễ Mật nhân sắc với 1 lượng nước vừa đủ đến khi nước cô lại rồi chia thành 2 lần dùng mỗi ngày.

- Và còn nhiều những bài thuốc khác từ Mật nhân giúp hỗ trợ điều trị cũng như điều trị các bệnh lý khác.

Lưu ý khi sử dụng

- Không được sử dụng Mật nhân hoặc những bài thuốc có dược liệu Mật nhân cho những người sau:

  • Dị ứng hoặc quá mẫn cảm với một số thành phần có trong Mật nhân hoặc các loại dược liệu khác sử dụng trong bài thuốc.

  • Phụ nữ có thai hoặc nghi ngờ mang thai.

  • Trẻ dưới 9 tuổi.

  • Những người mắc các bệnh về tim mạch, dạ dày hoặc bệnh gan,…

  • Những người có vấn đề về chức năng nội tạng.

- Khi sử dụng Mật nhân hoặc các bài thuốc từ Mật nhân có thể sẽ gặp 1 vài tác dụng không mong muốn sau: buồn nôn, nôn, đau đầu, chóng mặt, hạ đường huyết, kích ứng trên da,…Nếu gặp các tác dụng phụ trên thì nên ngưng sử dụng thuốc và liên hệ với bác sĩ.

- Vị thuốc Mật nhân có thể tương tác với 1 vài loại thuốc điều trị các bệnh lý khác. Do đó nếu sử dụng Mật nhân khi đang điều trị các bệnh khác, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Có thể bạn quan tâm?
TINH DẦU HOA HỒNG

TINH DẦU HOA HỒNG

Hoa hồng là một loại cây tượng trưng cho phái đẹp, thường được cánh mày râu dùng để tặng cho người mình thương. Loài hoa này không ấn tượng với vẻ ngoài xinh đẹp mà còn có mùi thơm dịu nhẹ và nhiều lợi ích bất ngờ đối với sức khỏe. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về tinh dầu hoa hồng, một thành phần được chiết xuất từ hoa hồng và những lợi ích sức khỏe của nó nhé.
administrator
NGẤY HƯƠNG

NGẤY HƯƠNG

Ngấy hương có vị chua hơi ngọt, tính bình, mùi thơm nhẹ có công dụng đa dạng như: hỗ trợ tiêu hóa (ăn không tiêu, đầy bụng, buồn nôn, vàng da,…), bổ ngũ tạng, ích tinh khí, tiêu phù thũng, giải độc, khử phong thấp, cường gân cốt, bổ gan thận.
administrator
BẠCH GIỚI TỬ

BẠCH GIỚI TỬ

Bạch giới tử, hay còn được biết đến với những tên gọi: hạt cải canh, hồ giới, thái chi, thục giới, giới tử, bạch lạt tử. Bạch giới tử là hạt phơi hoặc sấy khô ở quả chín của cây cải canh. Từ xưa đến nay, cây cải canh không chỉ là loại rau bổ dưỡng trong bữa ăn hằng ngày mà hạt của nó còn là một vị thuốc quý trong Đông Y với tên gọi là Bạch giới tử. Dược liệu có vị cay được dùng phổ biến trong các bài thuốc chữa ho, viêm đường hô hấp,...Bài viết này sẽ chia sẻ rõ hơn về đặc điểm, công dụng, cách dùng đến quý bạn đọc.
administrator
THUYỀN THOÁI

THUYỀN THOÁI

Thuyền thoái là xác lột của ve sầu khi nó lớn lên, được sử dụng như một loại dược liệu. Trong Y học cổ truyền, dân gian thường sử dụng chúng như một vị thuốc trong chữa sốt nóng, động kinh co giật ở trẻ em. Bên cạnh đó, vị thuốc này còn có công dụng chữa các chứng nóng sốt, cảm nhiệt hay đau họng khàn tiếng. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Thuyền thoái và những công dụng của nó đối với sức khỏe.
administrator
DẦU JOJOBA

DẦU JOJOBA

Cây jojoba có tên khoa học là Simmondsia chinensis. Cây có có nguồn gốc từ sa mạc ở Bắc và Trung Mỹ nhưng được trồng trên toàn thế giới như Chile, Ai Cập và Argentina. Jojoba được sử dụng rộng rãi bởi người Mỹ bản địa ở California. Có thể dùng trái cây jojoba trong nấu nướng hàng ngày hoặc dùng dầu để trị bệnh. Trong hạt jojoba chứa hầu hết hàm lượng dầu sáp của cây (khoảng 50 – 52%). Dầu jojoba dạng thô được tách chiết trực tiếp bằng phương pháp ép lạnh, hoặc chiết xuất bằng dung môi hòa tan. Dầu jojoba có màu vàng nhạt đến vàng, mùi thơm nhẹ đặc trưng của hạt.
administrator
HOA ĐẬU BIẾC

HOA ĐẬU BIẾC

Hoa đậu biếc, hay còn được biết đến với những tên gọi: Bông biếc, hoa đậu tím, hoa mắt biếc, hoa ngọc biếc. Hoa đậu biếc được lấy từ bông của cây đậu biếc, dùng để pha trà uống mang đến nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như giúp kiểm soát đường huyết, cải thiện não bộ, ngăn ngừa lão hóa,…Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
TRÀM VÀ TINH DẦU TRÀM

TRÀM VÀ TINH DẦU TRÀM

Cây Tràm, hay còn gọi là chè cay hay chè đồng, là loài thực vật mọc hoang nhiều nơi ở Việt Nam. Thành phần trong cây Tràm chứa nhiều tinh dầu, đặc biệt có tác dụng kháng khuẩn. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về cây Tràm gió Việt Nam, cũng như những lợi ích của nó đối với sức khỏe.
administrator
DẠ CẨM

DẠ CẨM

Dạ cẩm, hay còn được biết đến với những tên gọi: Đất lượt, chạ khẩu cắm, loét mồn, đứt lướt, cây loét miệng, dây ngón cúi, ngón lợn. Cây dạ cẩm từ lâu đã được xem là một dược liệu quý giúp chữa trị các bệnh như viêm loét dạ dày, loét miệng, lở lưỡi…Vì nó mang lại hiệu quả điều trị bệnh cao nên từ năm 1960 đã được bệnh viện tỉnh Lạng Sơn đưa vào danh mục những cây thuốc điều trị bệnh dạ dày. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator