DẠ CẨM

Dạ cẩm, hay còn được biết đến với những tên gọi: Đất lượt, chạ khẩu cắm, loét mồn, đứt lướt, cây loét miệng, dây ngón cúi, ngón lợn. Cây dạ cẩm từ lâu đã được xem là một dược liệu quý giúp chữa trị các bệnh như viêm loét dạ dày, loét miệng, lở lưỡi…Vì nó mang lại hiệu quả điều trị bệnh cao nên từ năm 1960 đã được bệnh viện tỉnh Lạng Sơn đưa vào danh mục những cây thuốc điều trị bệnh dạ dày. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

daydreaming distracted girl in class

DẠ CẨM

Đặc điểm tự nhiên

Dạ cẩm là một loại cây bụi, leo bằng thân quấn, toàn thân có lông mịn, dài tới 1 - 2m. Cành non hình bốn cạnh, khi già có hình tròn, phình to ở các đốt. 

Lá đơn nguyên, mọc đối, hình bầu dục hoặc hình trứng, đầu nhọn, dài 5 - 1cm, rộng 3 - 5cm, mặt trên màu xanh sẫm bóng, mặt dưới màu nhạt, gân lá nổi rõ, lá kèm chia 4 - 5 thùy hình sợi, cuống ngắn.

Cụm hoa gồm nhiều hoa hình ống nhỏ, màu trắng hoặc trắng vàng, mọc ở kẽ lá hoặc đầu cành thành hình xim phân đôi.

Quả nang chứa nhiều hạt rất nhỏ, xếp thành hình cầu.

Trên thực tế, có 4 loại cây Dạ cẩm được sử dụng hiện nay. Đây có thể là các dạng của loài mô tả trên, bao gồm: Cây Dạ cẩm thân tím có đốt cách thưa nhau và cây Dạ cẩm thân xanh (hay thân trắng) có đốt mọc khít nhau hơn. Khi quan sát lông trên thân lại thấy mỗi loại chia thành loại nhiều lông và loại ít lông.

Dạ cẩm phân bố rộng rãi khắp các tỉnh miền núi và trung du như Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hà Giang, Hà Tây… Do đặc tính ưa ẩm, ưa sáng và có thể chịu được bóng râm nên cây thường mọc hoang ở đồi, ven rừng, bờ nương rẫy, đặc biệt trong các khóm cây bụi và dây leo nhỏ.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Lá, ngọn non và rễ của dạ cẩm được sử dụng để bào chế dược liệu. Tuy nhiên rễ được sử dụng ít hơn và ít tác dụng.

Thu hái: Dạ cẩm được thu hái gần như quanh năm, có thể dùng toàn bộ phần thân cây trên mặt đất, chủ yếu là lá và ngọn non. Phần thân và rễ sau khi bị thu hái có khả năng tái sinh rất mạnh.

Chế biến: Dạ cẩm sau khi hái về được rửa sạch, đem phơi hay sấy khô, sau đó nấu thành cao hoặc để nơi khô ráo dùng dần.

Bảo quản thuốc nơi sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát, tránh nơi ẩm thấp côn trùng ăn làm hư hại thuốc.

Thành phần hóa học

Theo Hội Đông Y Lạng Sơn và Đại học Dược Hà Nội cho biết, toàn thân dược liệu chứa các thành phần hóa học như: Anthraglycosid, Alkaloid, Saponin, Tanin, Anthra-glucozit.

Tác dụng

+Tác dụng trong điều trị bệnh đau dạ dày: Dựa trên kinh nghiệm sử dụng trong dân gian, Dạ cẩm có tác dụng làm giảm đau, trung hòa acid trong dạ dày, bớt ợ chua, vết loét se lại, giúp bệnh nhân có cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng nên được sử dụng để điều trị bệnh đau dạ dày.

+Trong điều trị lở loét miệng lưỡi: Dạ cẩm được được dùng để điều trị viêm lưỡi, loét lưỡi và họng. Trẻ con dùng nước vắt của lá uống hoặc ngậm. Kết quả chống loét rất tốt. Cao lỏng Dạ cẩm trộn mật ong bôi chữa lở loét miệng lưỡi.

Công dụng

Dạ cẩm có vị ngọt, hơi đắng, tính bình và sẽ có các công dụng sau đây:

+Điều trị loét lưỡi họng, viêm lưỡi.

+Điều trị bệnh đau dạ dày.

+Tác dụng làm mau lành vết thương, mọc da non nhanh hơn.

+Điều trị đau mắt.

+Điều trị bong gân.

Liều dùng

Dùng dưới dạng thuốc sắc với liều lượng là 10 – 25 gram mỗi ngày. Còn đối với dạng nấu cao, mỗi ngày bệnh nhân chỉ nên uống 60 – 90 ml (tùy thuộc thể tạng của từng người). Ngoài ra, dược liệu còn được dùng dưới dạng tán bột mịn với liều lượng uống tối đa hàng ngày là 20 – 30 ml.

Lưu ý khi sử dụng

Dạ cẩm là vị thuốc lành tính, ít gây tác dụng phụ, tuy nhiên đối với những phụ nữ đang mang thai không được tự ý sử dụng mà chưa có chỉ định của bác sĩ.

 

Có thể bạn quan tâm?
SÂM CAU

SÂM CAU

Sâm cau là một loại dược liệu khá phổ biến đối với đồng bào sinh sống ở các tỉnh vùng núi phía Bắc nước ta từ xa xưa. Nó nổi tiếng với các công dụng có lợi cho sức khỏe của đấng mày râu và khả năng chữa đau nhức xương khớp, cải thiện miễn dịch,...
administrator
CÂY THUỐC BỎNG

CÂY THUỐC BỎNG

Cây thuốc bỏng, hay còn được biết đến với những tên gọi: cây sống đời, diệp căn sinh, thổ tam thất, trường sinh, tầu púa sung, lạc địa sinh căn. Cây thuốc bỏng hay còn được gọi nhiều bằng cây sống đời. Cây thường được biết đến dùng làm thuốc chữa bỏng. Ngoài tác dụng chữa bỏng cây còn có thể chữa nhiều bệnh khác nhau. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
DÂM DƯƠNG HOẮC

DÂM DƯƠNG HOẮC

Dâm dương hoắc, hay còn được biết đến với những tên gọi: Tiên linh tỳ, Cương tiền, Phỏng trượng thảo, Thiên lưỡng kim, Tam chi cửu diệp thảo, Khí trượng thảo, Can kê cân, Hoàng liên tổ, Hoàng đức tổ, Khí chi thảo.
administrator
TỎI ĐỘC

TỎI ĐỘC

Tỏi độc (Colchicum autumnale) là một loại dược liệu được sử dụng từ lâu trong y học cổ truyền và được đánh giá là có tác dụng trong việc chữa trị nhiều loại bệnh. Tỏi độc chứa nhiều hoạt chất có tính kháng viêm, giảm đau, chống oxy hóa, chống ung thư, tác động đến hệ thống miễn dịch. Đặc biệt, Tỏi độc được sử dụng trong điều trị bệnh gout, có độc tính cao, do đó cần phải được sử dụng đúng liều lượng và theo chỉ định của bác sĩ.
administrator
ATISO

ATISO

Atiso là loại cây lá gai lâu năm có nguồn gốc từ miền Nam Châu Âu đã được người Cổ Hy Lạp và Cổ La Mã trồng để lấy hoa làm rau ăn. Mỗi bộ phận trên cây atiso đều có ích và được đưa sử dụng để điều trị bệnh cho con người trong các bài thuốc dân gian.
administrator
TRƯỜNG SINH THẢO

TRƯỜNG SINH THẢO

Trường sinh thảo (Selaginella tamariscina) là một loại dược liệu quý hiếm trong Y học cổ truyền, được sử dụng để chữa trị các bệnh về gan, thận, viêm loét dạ dày, viêm khớp và rối loạn nội tiết. Các nghiên cứu hiện đại cũng đã chứng minh được các tác dụng kháng viêm, chống oxy hóa và giảm đường huyết của Trường sinh thảo. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Trường sinh thảo và những công dụng tuyệt vời của nó nhé.
administrator
CÂY CẢI TRỜI

CÂY CẢI TRỜI

Cải trời là loại cây mọc hoang nhiều ở nước ta, trong dân gian được biết đến như một loại rau ăn được. Đồng thời là loại dược liệu chữa bệnh như chữa mụn nhọt, tiêu viêm, cầm máu, hạ sốt, băng huyết,…
administrator
RÂU MÈO

RÂU MÈO

Orthosiphon aristatus hay râu mèo, là cây thân thảo nhiệt đới điển hình, thân cây có cạnh, rãnh dọc và ít phân nhánh. Được dùng để trị sỏi thận, tiểu tiện không thông, phù thũng, đau khớp, gút, rối loạn tiêu hóa…
administrator