SÂM CAU

Sâm cau là một loại dược liệu khá phổ biến đối với đồng bào sinh sống ở các tỉnh vùng núi phía Bắc nước ta từ xa xưa. Nó nổi tiếng với các công dụng có lợi cho sức khỏe của đấng mày râu và khả năng chữa đau nhức xương khớp, cải thiện miễn dịch,...

daydreaming distracted girl in class

SÂM CAU

Giới thiệu về dược liệu Sâm cau

- Sâm cau là một loại dược liệu khá phổ biến đối với đồng bào sinh sống ở các tỉnh vùng núi phía Bắc nước ta từ xa xưa. Nó nổi tiếng với các công dụng có lợi cho sức khỏe của đấng mày râu và khả năng chữa đau nhức xương khớp, cải thiện miễn dịch,... Hiện nay, Sâm cau vẫn đang tiếp tục được nghiên cứu về những công dụng tiềm năng khác. Người dân thường sử dụng rễ của loại thực vật này để bồi bổ cơ thể nên họ gọi là Sâm, do đó có tên là Sâm cau.

- Tên khoa học: Curculigo orchioides Gaertn.

- Họ khoa học: Hypoxidaceae (họ Tỏi voi lùn).

- Tên gọi khác: Cồ nốc lan, Ngải cau, Soọng ca, Nam sáng ton, Thài léng, Tiên mao,…

Đặc điểm thực vật và phân bố dược liệu Sâm cau

- Đặc điểm thực vật:

  • Sâm cau là loại cây ưa sáng, ưa ẩm và chịu bóng tương đối ít. Cây thường mọc ở những nơi đất màu mỡ tại thung lũng, chân núi,…

  • Sâm cau là loại cây thân cỏ sống lâu năm, có chiều cao khoảng 30 cm hoặc có thể hơn.  Phần thân ngầm của cây có hình trụ dài.

  • Phần thân rễ có dạng hình củ và cắm sâu xuống đất, củ to bằng ngón tay út có chia thành các đốt rõ ràng và có các rễ phụ nhỏ, vỏ rễ thô và có màu nâu, bên trong rễ có màu vàng hơi ngà

  • Lá Sâm cau có hình mũi mác xếp thành nếp giống lá Cau, có chiều dài khoảng 40 cm và chiều rộng khoảng 2 – 3 cm, cuống lá có chiều dài khoảng 10 cm. 

  • Hoa Sâm cau màu vàng và mọc thành cụm, mỗi cụm thường gồm từ 3 đến 5  hoa. Cụm hoa không có cuống và nằm trong bẹ lá.

  • Quả Sâm cau thuộc dạng quả nang, có hình dạng thuôn dài và dài khoảng 12 – 15 mm, bên trong có chứa từ 1 – 4 hạt. Các hạt này phình ở đầu và ở phía dưới có bộ phận phụ hình lưỡi liềm.

- Phân bố dược liệu: 

  • Tại nước ta, Sâm cau được thấy nhiều ở các tỉnh miền Bắc như Cao Bằng, Lai Châu, Tuyên Quang,...hoặc các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên.

  • Trên thế giới, Sâm cau phân bố ở các quốc gia như Malaysia, Thái Lan, Campuchia, Ấn Độ, Trung Quốc,…

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản

- Bộ phận dùng: thường dùng phần thân rễ (thường được gọi là Tiên mao).

- Thu hái: có thể thu hái quanh năm, nhưng tốt nhất nên thu hái vào mùa thu.

- Chế biến: sau khi thu hái phần thân rễ, rễ củ về thì đem đi cắt bỏ các rễ con, rửa sạch tạp chất, đất đá rồi cạo nhẹ lớp vỏ ngoài, sau đó đem đi ngâm với nước vo gạo trong 1 đêm để khử độc tố rồi đem đi sấy hoặc phơi khô. 

- Bảo quản: ở nơi khô ráo và thoáng mát.

Thành phần hóa học của Sâm cau

Dược liệu Sâm cau có các thành phần hóa học gồm:

- Các cycloartan triterpenoid.

- Curculosid, curculigosaponin C, F và G, peptid curculin C,…

- Các chất nhầy, các hợp chất phenolic, các flavonoid và các chất béo.

Công dụng – Tác dụng của dược liệu Sâm cau theo Y học hiện đại

Dược liệu Sâm cau có các tác dụng dược lý như:

- Kích thích ham muốn tình dục, tăng khả năng quan hệ: thành phần curculigin A giúp làm tăng sản xuất nội tiết tố nam giúp chống co thắt và thư giãn cơ, tăng chất lượng tinh trùng,…

- Tăng cường miễn dịch: nhờ hoạt chất peptid curculin C và curculigosaponin C và F.

- Bảo vệ gan, chống oxy hóa, chống ung thư: nhờ các hợp chất phenolic và các curculosid khác. 

- Bảo vệ thần kinh: nhờ các thành phần như flavonoid và polyphenol.

- Giảm đau, kháng viêm.

Vị thuốc Sâm cau trong Y học cổ truyền

- Tính vị: vị cay, tính ôn, hơi độc.

- Quy kinh: vào Can và Thận.

- Công năng: bổ thận khí, tráng dương, ôn trung, táo thấp, trừ hàn, tán ứ, mạnh gân cốt, điều hòa tiêu hóa,…

- Chủ trị: 

  • Chữa các tình trạng ho, trĩ, tiêu chảy, vàng da, đau bụng,…

  • Nam giới thận dương hư, liệt dương, ít tinh,…

  • Làm thuốc bồi bổ.

Cách dùng – Liều dùng của Sâm cau

- Cách dùng: có thể dùng dưới dạng thuốc mỡ, viên hoàn hoặc dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu.

- Liều dùng: từ 10 – 15 g mỗi ngày.

Một số bài thuốc có vị thuốc Sâm cau

- Bài thuốc trị liệt dương, nam giới tinh lạnh và phụ nữ tử cung lạnh:

  • Chuẩn bị: 6 g Sâm cau, 8 g Ba kích, 8 g Thục địa, 8 g Hồ đào nhục và 4 g Hồi hương.

  • Tiến hành: tất cả các nguyên liệu trên đem đi sắc thuốc uống mỗi ngày.

- Bài thuốc trị cao huyết áp (phù hợp cho nam giới bị liệt dương do suy thận và phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh):

  • Chuẩn bị: 12 g Sâm cau (Tiên mao), 12 g Đương quy, 12 g Ba kích và 12 g Dâm dương hoắc (Tiên linh tỳ).

  • Tiến hành: tất cả các nguyên liệu tên đem đi nấu với 750 mL nước, tiếp tục nấu cho đến khi nước cô cạn lại còn khoảng 250 mL thì ngưng lại, sau đó lấy phần nước chia làm 2 lần uống trong ngày và sử dụng trước mỗi bữa ăn.

- Bài thuốc trị liệt dương do rối loạn thần kinh chức năng:

Bài thuốc 1:

  • Chuẩn bị: 20 g Sâm cau, 12 g Trâu cổ (Sung thằn lằn), 12 g Sâm bố chính, 12 g Câu kỷ tử, 12 g Tục đoạn, 12 g Ngưu tất, 12 g Thạch hộc, 12 g Ba kích thiên, 12 g Hoài sơn, 8 g Ngũ gia bì và 8 g Nữ trinh tử.

  • Tiến hành: tất cả các nguyên liệu trên đem đi rửa sạch rồi cắt thành các lát mỏng và nhỏ, sử dụng ngay trong ngày và trước mỗi bữa ăn.

Bài thuốc 2:

  • Chuẩn bị: 20 g Sâm cau, 16 g Ba kích, 16 g Nhục hồ đào (óc chó), 16 g Phá cố chỉ, 16 g Thục địa và 4 g Tiểu hồi hương.

  • Tiến hành: tất cả các nguyên liệu trên đem đi sắc thuốc với 750 mL nước, sắc đến khi lượng nước cô lại còn khoảng 250 mL thì tắt bếp rồi phàn nước chia làm 2 lần uống trong ngày, nên sử dụng thuốc trước mỗi bữa ăn.

- Bài thuốc trị phong thấp, thần kinh suy nhược và lưng gối đau lạnh:

  • Chuẩn bị: 50 g Sâm cau và 150 mL Rượu trắng.

  • Tiến hành: Sâm cau đem đi ngâm rượu sử dụng trong vòng 7 ngày, sử dụng mỗi ngày trước các bữa ăn chính.

- Bài thuốc trị đau nhức toàn thân và tê thấp:

  • Chuẩn bị: 20 g rễ Sâm cau, 20 g Hy thiêm thảo (cỏ đĩ), 20 g Hà thủ ô đỏ (chế với đậu đen) và 500 mL Rượu trắng.

  • Tiến hành: tất cả các vị thuốc trên đem đi cắt nhỏ rồi ngâm với rượu trắng trong vòng từ 5 đến 7 ngày (ngâm càng lâu thì càng tốt). Mỗi ngày uống 2 lần và mỗi lần uống khoảng 30 mL, nên uống trước bữa ăn.

- Bài thuốc trị tiêu chảy, trị hen suyễn:

  • Chuẩn bị: 12 – 16 g rễ Sâm cau.

  • Tiến hành: rễ Sâm cau đem đi cắt thành các lát mỏng và nhỏ rồi phơi khô, sau đó đem đi sao vàng. Tiếp đến nấu rễ Sâm cau với 250 mL nước, nâu đến khi nước cô lại còn khoảng 50 mL thì sử dụng uống trong ngày và nên uống trước mỗi bữa ăn.

- Bài thuốc trị sốt xuất huyết:

  • Chuẩn bị: 20 g Sâm cau (đã sao đen), 12 g Cỏ mực, 8 g Chi tử (đã sao đen) và 10 g Trắc bá diệp (đã sao đen).

  • Tiến hành: tất cả các nguyên liệu trên đem đi sắc thuốc uống 1 thang mỗi ngày.

- Ngoài ra còn những món ăn sử dụng Sâm cau giúp điều trị bệnh và cải thiện thể trạng như Rượu Tiên mao hay món Gà nấu Sâm cau.

Lưu ý khi sử dụng Sâm cau

- Khi lựa chọn sử dụng Sâm cau, cần lưu ý tránh nhầm lẫn với rễ cây Bồng (rễ cây Bồng giúp giải nhiệt, lợi tiểu và không hề có tác dụng đối với sinh lý).

- Sử dụng Sâm cau trong thời gian dài có thể dẫn đến cường dương mạnh, từ đó tinh lực hao tổn.

- Những người hỏa vượng, da dẻ khô, ốm yếu, lòng bàn tay bàn chân ấm và thân nhiệt cao hoặc sốt vào chiều, đổ mồ hôi trộm,…thì không nên sử dụng Sâm cau.

 

Có thể bạn quan tâm?
LÁ CÁCH

LÁ CÁCH

Lá cách, hay còn được biết đến với những tên gọi: Vọng cách, cách biển, lộc cách. Lá cách được biết đến là một trong những loại rau thường xuất hiện trong các bữa ăn tại các gia đình Việt. Nhưng ít ai biết rằng nó còn được coi như một vị thuốc quý, có tác dụng điều trị hữu hiệu nhiều loại bệnh như là vị thuốc bảo vệ gan, thanh nhiệt, chữa lỵ, hạ huyết áp. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
CỐT TOÁI BỔ

CỐT TOÁI BỔ

Cốt toái bổ, hay còn được biết đến với những tên gọi: Tổ diều, hầu khương, thân khương, hồ tôn khương, cây tổ phượng, bổ cốt toái. Cốt toái bổ là vị thuốc quý trong Đông y, được dùng để chữa rất nhiều bệnh. Kèm theo đó cốt toái bổ còn có thể dùng để làm mạnh gân xương, hoạt huyết dưỡng máu, cầm máu, bổ thận và giảm đau. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
CÂU KỶ TỬ

CÂU KỶ TỬ

Câu kỷ tử (Lycium sinense) là một loại dược liệu quen thuộc trong Y học cổ truyền. Với nhiều tên gọi khác nhau như: câu khởi, khởi tử, địa cốt tử, dương nhũ... vị thuốc này được sử dụng từ lâu để điều trị các bệnh liên quan đến gan, thận, mắt... Ngoài ra, Câu kỷ tử còn có nhiều tác dụng khác đối với sức khỏe con người. Cùng tìm hiểu thêm về đặc điểm, thành phần, công dụng và cách sử dụng của dược liệu này qua các phần tiếp theo.
administrator
ONG ĐEN

ONG ĐEN

Ong đen hay còn được dân gian gọi với cái tên Ong mướp có nhiều những công dụng hữu ích đối với sức khỏe con người. Trong Y học cổ truyền, vị thuốc Ong đen có các tác dụng như thanh nhiệt, khử phong.
administrator
NGHỆ ĐỎ

NGHỆ ĐỎ

Ngày nay, khi nhắc đến Nghệ, ai ai cũng sẽ nghĩ ngay đến loại cây có vẻ ngoài giống với cây Gừng nhưng có mùi vị rất thơm và màu vàng đặc trưng, đo chính là Nghệ đỏ. Người ta thường hay sử dụng Nghệ đỏ trong các tình trạng như đau dạ dày, các loại sẹo, hoặc khi cần làm đẹp và làm sáng da. Đặc biệt, Nghệ đó có hàm lượng curcumin trong thành phần rát cao do đó cũng sẽ mang lại nhiều tác dụng chữa bệnh cũng như chăm sóc sắc đẹp tuyệt vời. Từ đó Nghệ đỏ cũng được coi là một loại thần dược.
administrator
TRÀ XANH

TRÀ XANH

Trà xanh (chè xanh) hay Camellia sinensis là một loại thảo dược nổi tiếng được sử dụng trong đời sống hàng ngày để thanh nhiệt, giải khát.
administrator
GAI BỒ KẾT

GAI BỒ KẾT

Gai bồ kết, hay còn được biết đến với những tên gọi: Tạo giác thích, tạo giác trâm, giác trâm. Cây bồ kết có thể tạo ra rất nhiều vị thuốc, từ quả, từ hạt và từ gai cây bồ kết. Trong khi gội đầu bằng bồ kết cho sạch gàu là thói quen của nhiều người dân Việt, thì gai bồ kết lại là một dược liệu quý không nhiều người biết. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
MỘC HƯƠNG

MỘC HƯƠNG

Mộc hương hoặc còn được biết đến rộng rãi với tên gọi Vân mộc hương là một trong số các loại dược liệu quý có nguồn gốc từ Trung Quốc. Trong nhiều năm trở lại đây, đây là một vị thuốc quý ở Việt Nam được sử dụng với công dụng hỗ trợ và điều trị các bệnh lý ở đường tiêu hóa như đầu bụng, khó tiêu, viêm ruột, táo bón,…
administrator