MỘC HƯƠNG

Mộc hương hoặc còn được biết đến rộng rãi với tên gọi Vân mộc hương là một trong số các loại dược liệu quý có nguồn gốc từ Trung Quốc. Trong nhiều năm trở lại đây, đây là một vị thuốc quý ở Việt Nam được sử dụng với công dụng hỗ trợ và điều trị các bệnh lý ở đường tiêu hóa như đầu bụng, khó tiêu, viêm ruột, táo bón,…

daydreaming distracted girl in class

MỘC HƯƠNG

Giới thiệu về dược liệu Mộc hương

Mộc hương hoặc còn được biết đến rộng rãi với tên gọi Vân mộc hương là một trong số các loại dược liệu quý có nguồn gốc từ Trung Quốc. Trong nhiều năm trở lại đây, đây là một vị thuốc quý ở Việt Nam được sử dụng với công dụng hỗ trợ và điều trị các bệnh lý ở đường tiêu hóa như đầu bụng, khó tiêu, viêm ruột, táo bón,… Ngày nay, dược liệu này còn được nghiên cứu thêm với nhiều tác dụng khác.

- Tên khoa học: Saussurea lappa Clarke (Vân mộc hương) hoặc Inula helenium L. (Thổ mộc hương)

- Họ khoa học: Asteraceae (họ Cúc / Compositae).

- Tên gọi khác: Ngũ mộc hương, Vân mộc hương, Thổ mộc hương, Mộc hương thần, Ngũ hương, Đại thông lục, Mộc hương Nam, Mộc hương Bắc,…

Đặc điểm thực vật và phân bố của dược liệu Mộc hương

- Đặc điểm thực vật: 

  • Vân mộc hương là cây sống lâu năm, thân thảo, có hình trụ rỗng, cây có thể đạt chiều cao trung bình khoảng 1,5 m đến 2 m, vỏ thân có màu nâu nhạt. Phía gốc có lá hình tròn, 3 cạnh, có chiều dài trung bình khoảng từ 12 – 30 cm, chiều rộng khoảng từ 6 – 15 cm và phần cuống lá dài khoảng 20 – 30 cm. Mép lá nguyên, có rìa và hơi lượn sóng. 2 mặt của lá đều có lông phủ, lông ở mặt dưới lá nhiều hơn ở mặt trên lá. Đối với Thổ mộc hương thì đây là loại cây sống lâu năm, chiều cao của cây khoảng từ 0,5 - 1,5 m. Phía gốc lá to và có thể đạt chiều dài đến 40 cm, lá trên thân cây mọc so le và nhỏ hơn, chiều dài khoảng 10 - 30 cm, phía cuống có hai tai ôm sát lấy phần thân, mép lá có răng cưa nhưng không đều. Cụm hoa Thổ mộc hương hình đầu và hoa có màu vàng. Quả là quả bế, dài khoảng 4 mm, trên quả có vân dọc.

  • Trên thân cũng có lá 3 cạnh, càng lên trên kích thước của lá càng nhỏ dần, cuống lá ngắn lại và mép lá có răng cưa. Các lá ở phần trên của cây và phần ngọn cây gần như không có cuống hoặc đôi khi lá ôm sát thân cây. 

  • Hoa Mộc hương có hình đầu, màu tím lam. Hoa thường nở vào khoảng tháng 7 đến tháng 9. 

  • Quả Mộc hương là quả bế, nhỏ, hơi dẹt và cong, có màu nâu nhạt và có các đốm màu tím. Quả thường mọc vào khoảng tháng 8 đến tháng 10.

  • Rễ Mộc hương to có đường kính khoảng 5 cm và phần vỏ rễ có màu nâu nhạt.

- Phân bố: Mộc hương có nguồn gốc từ khu vực vùng núi phía Bắc Ấn Độ & Nepal. Cây mọc hoang ở những bãi cỏ ở khu vực thung lũng hoặc ven các sườn núi ở độ cao từ 1500 m đến khoảng 3300 m. Sau khi được du nhập vào Trung Quốc & Nhật Bản thì cho đến hiện nay, nước Trung Quốc đã trồng được Mộc hương ở quy mô lớn. Ngày nay, Việt Nam ta cũng đã trồng được cây thuốc Mộc hương ở Sa Pa.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản

- Bộ phận dùng: chủ yếu là rễ (tên khoa học là Radix Saussureae lappae).

- Thu hái và chế biến: thu hoạch rễ cây vào khoảng tháng 12, tiếp đến đem đi rửa sạch đất đá và cắt thành từng đoạn ngắn khoảng 6,6 – 13,3 cm rồi cuối cùng đem đi phơi khô hoặc sấy khô để sử dụng dần.

- Bảo quản: ở những nơi khô ráo, thoáng mát và kín để tránh nấm mốc. Ngoài ra còn phải tránh để nơi có nhiệt độ cao hoặc phơi dược liệu nhiều vì có thể làm mất mùi thơm đặc trưng.

Thành phần hóa học của Mộc hương

Trong dược liệu Mộc hương có những thành phần hóa học như sau:

- Khoảng 6% nhựa sausurin và khoảng 18% inulin (đặc biệt Thổ mộc hương có hàm lượng inulin lên đến 40%, tỷ lệ này cao nhất khi thu hái vào mùa thu).

- Khoảng 1 – 3% tinh dầu bao gồm các thành phần chủ yếu như: aplotacen, betacosten, dehydrocostus lacton, costus lacton, camphen, phelandren,…

Công dụng – Tác dụng của dược liệu Mộc hương theo Y học hiện đại

- Tác dụng kháng vi sinh vật: các nghiên cứu in vitro cho thấy cao chiết rễ Mộc hương có công dụng ức chế các chủng vi khuẩn như Staphylococcus aureus, Shigella shigae, Enterococcus faecalis, Escherichia coli, Shigella sonnei, Salmonella typhi, S. paratyphi và Pseudomonas aeruginosa,…

- Tác dụng ức chế nhu động ruột.

- Cải thiện vàng da do gan: nhờ thành phần helenin trong Mộc hương giúp kích thích mật, cải thiện cấu trúc gan, giảm sưng tế bào gan.

- Giúp giãn cơ trơn: hoạt chất saussurin có tác dụng giúp làm giãn cơ trơn, đặc biệt với cơ trơn phế quản từ đó làm dịu cơn hen. Hoạt chất này có tác dụng tương tự như adrenaline, nhưng yếu hơn và xuất hiện chậm hơn, tồn tại lâu hơn adrenaline.

- Long đờm: nhờ thành phần tinh dầu trong Mộc hương.

- Giảm đau.

- Có khả năng kháng các khối u nguyên bào thần kinh đệm (đang được nghiên cứu và rất hứa hẹn).

- Các tác dụng khác như: diệt côn trùng, hỗ trợ điều trị đái tháo đường, có khả năng kháng độc lực của nọc rắn độc (đang được nghiên cứu),…

Vị thuốc Mộc hương trong Y học cổ truyền

- Tính vị: vị cay, đắng; tính ôn.

- Quy kinh: vào các kinh Tỳ, Can và Phế.

- Công năng: kiện tỳ hóa vị, bổ tỳ vị, điều khí chỉ thống, trừ đờm, lợi tiểu, an thai,…

- Chủ trị: chữa đầy bụng, tả, lỵ, nôn mửa, lỵ cấp hậu trọng,…

Cách dùng – Liều dùng Mộc hương

Mỗi ngày sử dụng khoảng 3 – 6 g bột hoặc sắc thuốc khoảng 6 – 12 g để uống.

Một số bài thuốc có vị thuốc Mộc hương

- Bài thuốc chữa tiêu chảy (viên nén Mộc hương): sử dụng 50 mg bột Mộc hương đã xử lý , 70 mg gelotanin. Uống mỗi lần 6 viên, sử dụng 3 lần mỗi ngày. Đối với trẻ em em thì liều tuỳ theo tuổi.

- Bài thuốc trí  lỵ cấp tính:

  • Bài thuốc 1: 8 g Mộc hương, 20 g Hoàng liên, 12 g Khổ sâm, 12 g Bạch thược, 8 g Chỉ xác và 4 g Cam thảo, các nguyên liệu trên tán thành bột và đem đi chế thành viên hoàn, mỗi ngày uống từ 10 – 20 g.

  • Bài thuốc 2: 6 g Mộc hương, 20 g Kim ngân hoa; 12 g Hoàng cầm, 12 g Hoàng liên, 8 g Bạch thược, 8 g Đương quy, 6 g Binh lang, 6 g Cam thảo và Đại hoàng 4 g, các nguyên liệu trên đem đi sấc thuốc uống mỗi ngày 1 thang.

- Bài thuốc chữa lỵ mạn tính: 

  • Chuẩn bị: Mộc hương, Hoàng liên với lượng bằng nhau, đem 2 vị thuốc trên tán bột và làm thành viên. 

  • Tiến hành: sử dụng mỗi ngày khoảng 3 g.

- Bài thuốc trị viêm đại tràng mạn tính, rối loạn tiêu hoá kéo dài:

  • Chuẩn bị: 6 g Mộc hương, 12 g Bạch truật, 12 g Hoài sơn, 12 g Ý dĩ, 12 g Phòng đảng sâm, 8 g Phụ tử chế, 6 g Can khương, 6 g Chỉ thực, 6 g Thương truật, 4 g Xuyên tiêu và 4g Nhục quế.

  • Tiến hành: các nguyên liệu trên sắc thuốc uống 1 thang mỗi ngày.

- Bài thuốc sử dụng cho người bị viêm đại tràng mạn tính do amib có nguy cơ tái phát:

  • Chuẩn bị: 8 g Mộc hương; 12 g Bạch truật, 12 g Phòng đảng sâm, 12 g Ý dĩ, 8 g Hoàng bá, 8 g Hoàng liên, 8 g Uất kim, 8 g Xuyên khung và 6 g Chỉ thực. 

  • Tiến hành: sắc các nguyên liệu trên và uống 1 thang mỗi ngày.

- Bài thuốc trị suy nhược cơ thể:

  • Chuẩn bị: 6 g Mộc hương, 8 g Bán hạ chế, 6 g Trần bì và 6 g Sa nhân.

  • Tiến hành: tất cả các nguyên liệu trên đem đi tán bột uống mỗi ngày 20 g, hoặc có thể sắc thuốc uống 1 thang mỗi ngày.

- Bài thuốc trị thiếu máu:

  • Chuẩn bị: 6 g Mộc hương; 16 g Đảng sâm, 16 g Bạch truật, 12 g Hoàng kỳ, 12 g Long nhãn, 12 g Thục địa, 12 g Bạch thược, 12 g Kỷ tử, 12 g Đại táo, 8 g Viễn chí, 8 g Táo nhân, 8 g Phục linh, 8 g đồng lượng và 6 g Đương quy. 

  • Tiến hành: các nguyên liệu trên đem đi sắc thuốc uống 1 thang mỗi ngày.

- Bài thuốc chữa bế kinh:

  • Chuẩn bị: 6 g Mộc hương, 8 g Phục linh, 8 g Nga truật, 8 g Hương phụ, 8 g Xuyên khung, 6 g Trần bì, 6 g Bán hạ chế, 6 g Thương truật, 4 g Cam thảo và 4 g Binh lang. 

  • Tiến hành: các nguyên liệu trên đem đi tán nhỏ, mỗi ngày uống từ 16 – 20 g.

- Ngoài ra còn nhiều bài thuốc điều trị các bệnh thường gặp khác có vị thuốc Mộc hương.

Lưu ý khi sử dụng dược liệu Mộc hương

- Do dược liệu Mộc hương có vị cay thơm và có tác dụng tiết khí nên không phù hợp để uống trong thời gian dài với người khỏe mạnh do sẽ làm hao tổn phần âm trong cơ thể. 

- Người có âm hư, tân dịch bất túc thì không được sử dụng. 

- Những người chân khí suy yếu, có nội nhiệt, huyết hư gây ra khô táo cũng không nên sử dụng.

 

Có thể bạn quan tâm?
THÔNG ĐẤT

THÔNG ĐẤT

Sự phát triển và tiến bộ của y học đã giúp ích nhân loại, dần dần có nhiều căn bệnh được định nghĩa và quan tâm hơn. Suy giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ chính là những tình trạng đang được mọi người chú ý. Các chuyên gia đã nghiên cứu và cho thấy rằng cây Thông đất có tác dụng đặc biệt trong hỗ trợ cải thiện chứng bệnh Alzheimer. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Thông đất và những công dụng tuyệt vời của nó.
administrator
DÂU TẰM

DÂU TẰM

Dâu tằm, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây tầm tang, cây mạy môn. Từ rất lâu đời, cây Dâu tằm đại diện cho truyền thống trồng dâu nuôi tằm của nhân dân ta. Không chỉ có vậy, gần như toàn bộ các bộ phận trên cây Dâu tằm đều là những vị thuốc có tác dụng chữa bệnh. Từ lá, quả đến cành, rễ, vỏ thân, ký sinh của Dâu tằm. Mỗi bộ phận đều có tên riêng và công dụng riêng. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
ĐẠI HỒI

ĐẠI HỒI

Đại hồi, hay còn được biết đến với những tên gọi: Bác giác hồi hương, đại hồi hương, hồi, tai vị. Đại hồi, là một loại nguyên liệu quen thuộc dùng trong nấu ăn ở các nước phương đông. Bên cạnh đó, Đại hồi còn là vị thuốc với vị cay tính ấm và mùi hương nồng nàn đặt biệt. Đại hồi thường dùng trong Đông Y và cả Tây Y với công dụng hỗ trợ tiêu hoá và sát trùng. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
RAU BỢ

RAU BỢ

Rau bợ (Marsilea quadrifolia) là cây thân thảo, cao 15 – 20 cm. Cây mọc bò, thân mảnh, có nhiều mấu, mỗi mấu mang rễ con và 2 lá, có cuống dài 5 -15 cm.
administrator
THANH HAO HOA VÀNG

THANH HAO HOA VÀNG

Thanh hao hoa vàng (Artemisia annua) là một loại thảo dược được sử dụng từ lâu đời trong y học truyền thống và hiện đại. Dược liệu này chứa nhiều hoạt chất có tính kháng khuẩn, kháng viêm, kháng sốt và kháng ung thư. Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng Thanh hao hoa vàng có thể hỗ trợ trong điều trị nhiều loại bệnh, bao gồm cả bệnh ung thư và bệnh sốt rét. Trong bối cảnh các chuyên gia đang tìm kiếm các phương pháp chữa bệnh tự nhiên và an toàn, Thanh hao hoa vàng là một lựa chọn hữu hiệu.
administrator
CỎ NGỌT

CỎ NGỌT

Cỏ ngọt là loại dược liệu có chứa hoạt chất Steviol – một hoạt chất có độ ngọt gấp 300 lần so với đường kính nhưng không chứa năng lượng. Vì vậy cỏ ngọt được sử dụng trong món ăn cho bệnh nhân tiểu đường và cao huyết áp để tạo vị ngọt tự nhiên.
administrator
ĐẬU MÈO

ĐẬU MÈO

Đậu mèo, hay còn được biết đến với những tên gọi: Mắt mèo, đao đậu tử, đậu rựa, đậu ngứa, móc mèo, đậu mèo lông bạc, đậu mèo leo. Đậu mèo là dược liệu thường được sử dụng để điều trị bệnh trong Đông y. Với sự đa dạng trong thành phần và tác dụng dược lý mà vị thuốc có thể chữa đau bụng, trị giun,…hiệu quả. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
ME RỪNG

ME RỪNG

Tên khoa học: Phyllanthus emblica L. Họ: Euphorbiaceae (Thầu dầu) Tên gọi khác: Chùm ruột núi, Ngưu cam tử, Du cam tử, Mận rừng.
administrator