HỔ PHÁCH

Đối với người phương Tây, Hổ phách thường được sử dụng làm đồ trang sức như vòng tay, vòng cổ, mặt dây chuyền, hạt chuỗi... mang lại cảm giác yên tâm, ổn định tinh thần người đeo. Trong Đông y, Hổ phách có công dụng chữa co giật, nhức đầu, chóng mặt; giúp an thần, chữa mất ngủ; chống xung huyết, tiêu huyết ứ, mau lành vết thương; lợi tiểu... Tuy nhiên hiện nay Hổ phách đang dần trở nên khan hiếm nên chủ yếu được sử dụng làm trang sức.

daydreaming distracted girl in class

HỔ PHÁCH

Giới thiệu Hổ phách

Đối với người phương Tây, Hổ phách thường được sử dụng làm đồ trang sức như vòng tay, vòng cổ, mặt dây chuyền, hạt chuỗi... mang lại cảm giác yên tâm, ổn định tinh thần người đeo. Trong Đông y, Hổ phách có công dụng chữa co giật, nhức đầu, chóng mặt; giúp an thần, chữa mất ngủ; chống xung huyết, tiêu huyết ứ, mau lành vết thương; lợi tiểu... Tuy nhiên hiện nay Hổ phách đang dần trở nên khan hiếm nên chủ yếu được sử dụng làm trang sức.

  • Tên thường gọi: Hổ phách

  • Tên gọi khác: Huyết Hổ Phách, Hắc Hổ Phách, Minh Phách, Hồng Tùng Chi, Quang Phách, Đơn Phách, Hoa Phách...

  • Tên khoa học: Amber.

Công Dụng Đá Đá Hổ Phách Đối Với Sức Khỏe Và Phong Thủy

Hổ phách là loại vật liệu thường được sử dụng làm đồ trang sức như vòng tay, vòng cổ, mặt dây chuyền, hạt chuỗi...

Đặc điểm tự nhiên, Phân bố

Đặc điểm tự nhiên

Hổ phách được cho là nhựa của một loài thông cổ đại, đã tuyệt chủng tên là Pityoxylon auccinifer Krauss và thêm một vài loài khác.

Những cây thông Pityoxylon auccinifer Krauss mọc thành rừng tại các bờ biển Châu Âu và Nam Mỹ nhưng ngày nay những rừng thông này đã bị vùi sâu dưới đáy biển và dưới lòng đất trong các mỏ than. Vì vậy, muốn có Hổ phách, người ta đào những mỏ than có Hổ phách hay lặn xuống đáy biển để mò tìm Hổ phách.

Hổ phách có hình dạng to nhỏ không đều, màu tự nhiên đen, xám, nâu, vàng. Phía ngoài cùng thường phủ một lớp mờ, rất cứng, khi vỡ thì vết vỡ có hình tròn, nhẵn, mờ hoặc trong mờ. 

Hổ phách không vị, rất nhẹ, không tan trong nước, một phần tan trong rượu, ete và cloroform, có thể nổi trong nước biển và chìm trong nước ngọt. Trang sức được là từ Hổ phách cũng rất nhẹ, đem lại cảm giác dễ chịu.

Khi cọ xát Hổ phách với vải hoặc len, Hổ phách tạo ra dòng điện (hiện tượng được Thalés phát hiện vào năm 600 trước Công nguyên).

Đốt nóng Hổ phách cho ra mùi thơm dễ chịu.

Phân bố

Hổ phách được khai thác nhiều nhất ở vùng biển Baltic, trong đó phổ biến nhất là ở Ba Lan, Lithuania, Latvia, Estonia và vùng Kaliningrad của Nga. Đặc điểm Hổ phách vùng này có các màu tự nhiên đen, xám, nâu, vàng. Nơi đây không chỉ có trữ lượng khổng lồ (trữ lượng khoảng 90% Hổ phách trên thế giới) mà còn có chất lượng tốt nhất trên thế giới với tuổi hóa thạch lên tới trên 40 triệu năm. 

Hổ phách Dominica thường có tuổi hơn 30 triệu năm. Điều đặc biệt là do chịu tác động của dung nham núi lửa, nên hình thành loại có màu xanh dương có giá trị cao.

Myanmar nổi tiếng với các mỏ khai thác ngọc và cũng có Hổ phách nhưng sản lượng không nhiều và giá trị cũng không bằng những khu vực trên.

Ở Việt Nam, do đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa nên số lượng cây lá kim không nhiều. Do đó số lượng rất ít và giá trị thấp.

Bộ phận dùng

Đá Hổ phách.

Thành Phần Hóa Học 

Hổ phách chứa ít tinh dầu, chủ yếu tìm thấy axit sucxinic.

Thành phần chính là chất nhựa: α, β và γ.

Nhựa γ còn gọi là sucxin (succin) không tan trong cồn, chiếm đến 70% trọng lượng. Sucxin gồm sucxino-resin không xà phòng hóa và phần xà phòng hóa được thành axit sucxinic và sucxinoresinola.

Phần tan trong cồn, người ta lấy được axit sucoxyabictic và axit sucxinoabie-tolic. Axit sucxinoabietolic là một ete axit, xà phòng hóa cho ra axit sucxinoxynvic, sucxinoabietola và bocneola.

Tác dụng – Công dụng

Theo Đông y, Hổ phách có vị ngọt, tính bình, quy vào các kinh Tâm, Can, Phế, Bàng Quang. Hổ phách có những công dụng sau:

  • Chữa co giật, nhức đầu, chóng mặt

  • Giúp an thần, chữa mất ngủ

  • Chống xung huyết, tiêu huyết ứ, mau liền vết thương

  • Lợi tiểu

Những công dụng của Hổ phách với người phương Tây:

  • Tốt cho hệ tiêu hóa, cải thiện và thúc đẩy sự phát triển ở trẻ nhỏ. Nhờ đó giúp trẻ ăn ngon hơn, hấp thụ và lớn nhanh hơn.

  • Giúp giảm cơn đau, sự khó chịu khi trẻ mọc răng hay bị sốt và giúp trẻ đỡ bị sốt, đau ốm và bớt quấy khóc.

  • Giúp thanh lọc cơ thể và tăng cường được hệ miễn dịch, giúp cơ thể khỏe mạnh.

  • Tốt cho hệ tim mạch và phòng chống được nguy cơ đột quỵ hoặc tai biến.

Cách dùng – Liều dùng

Hổ phách là một vị thuốc, có thể tán bột sử dụng với liều lượng 3 – 4gr/1 ngày.

Tuy nhiên vì số lượng ngày càng khan hiếm nên người ta thường dùng làm đồ trang sức như vòng tay, vòng cổ, mặt dây chuyền, hạt chuỗi... mang lại cảm giác yên tâm, ổn định tinh thần người đeo. Giá trị trang sức làm từ Hổ phách cũng rất cao.

Lưu ý

Những người thường xuyên nóng bức, khô khát trong người thì không thích hợp với loại đá này.

Sách Đông y ghi rằng Hổ phách thường làm suy giảm chân khí, nên chỉ những người bị hỏa suy, thủy thịnh mới nên dùng, những người thuộc hỏa thịnh, thủy suy không nên dùng.

 

Có thể bạn quan tâm?
Ô RÔ NƯỚC

Ô RÔ NƯỚC

Ô rô được chia thành 2 loại chủ yếu là Ô rô cạn và Ô rô nước. Mỗi loại Ô rô khác nhau sẽ có các đặc tính thực vật và tác dụng dược lý khác nhau. Đối với Ô rô nước, đây là một vị thuốc Y học cổ truyền rất quý khi nó có thể mang lại nhiều công dụng hữu ích cho sức khỏe.
administrator
TAM LĂNG

TAM LĂNG

Trong Y học cổ truyền, Tam lăng là một vị thuốc được cho rằng có những công dụng gần như tương đương và có thể thay thế vị thuốc Mật gấu. Với những tác dụng nổi bật như tiêu viêm, tán ứ,…mà Tam lăng có mặt trong khá nhiều các bài thuốc chữa các bệnh lý liên quan đến ứ huyết. Sau đây là những thông tin về dược liệu Tam lăng.
administrator
ME RỪNG

ME RỪNG

Tên khoa học: Phyllanthus emblica L. Họ: Euphorbiaceae (Thầu dầu) Tên gọi khác: Chùm ruột núi, Ngưu cam tử, Du cam tử, Mận rừng.
administrator
TRƯỜNG SINH THẢO

TRƯỜNG SINH THẢO

Trường sinh thảo (Selaginella tamariscina) là một loại dược liệu quý hiếm trong Y học cổ truyền, được sử dụng để chữa trị các bệnh về gan, thận, viêm loét dạ dày, viêm khớp và rối loạn nội tiết. Các nghiên cứu hiện đại cũng đã chứng minh được các tác dụng kháng viêm, chống oxy hóa và giảm đường huyết của Trường sinh thảo. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Trường sinh thảo và những công dụng tuyệt vời của nó nhé.
administrator
CÁT SÂM

CÁT SÂM

Cát sâm (Millettia speciosa) là một trong những loại dược liệu được sử dụng trong Y học cổ truyền và hiện đại để chữa trị nhiều bệnh. Với tên gọi khác là Sâm nam, Sâm chuột, Ngưu đại lực, Sơn liên ngâu, Đại lực thự... Cát sâm có xuất xứ từ các nước châu Á, đặc biệt là Việt Nam, Trung Quốc và Ấn Độ. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về các đặc tính của Cát sâm, công dụng của nó trong Y học cổ truyền, cách sử dụng và các lưu ý khi sử dụng Cát sâm để chữa bệnh.
administrator
CÂY SẢNG

CÂY SẢNG

Cây sảng, hay còn được biết đến với những tên gọi: Sang sé, trôm thon, sảng lá kiếm, quả thang. Cây sảng lá kiếm là loại thực vật có hoa, không chỉ là cây cảnh đẹp mà còn có công dụng chữa bệnh. Dược liệu này chủ yếu chữa bỏng, sưng tấy, mụn nhọt, bạch đới, chấn thương khi té ngã. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
NGỌC LAN TÂY

NGỌC LAN TÂY

Các bộ phận của cây Ngọc lan tây, đặc biệt là tinh dầu có tác dụng giảm sự tăng biên độ hô hấp và nhịp tim nhanh, hạ huyết áp, giảm kích thích phản xạ, còn có công dụng kháng sinh, kháng khuẩn. Ở Thái Lan, lá và gỗ của Ngọc lan tây có công dụng lợi tiểu, còn hoa có tác dụng trợ tim.
administrator
THẠCH XƯƠNG BỒ

THẠCH XƯƠNG BỒ

Nền văn minh Y học cổ truyền đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển của y học. Vị thuốc thạch xương bồ, rất quen thuộc trong dân gian và được sử dụng rộng rãi với công dụng khai khiếu, hóa đờm, thông khí. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Thạch xương bồ cũng như những công dụng tuyệt vời của nó đối với sức khỏe.
administrator