TAM LĂNG

Trong Y học cổ truyền, Tam lăng là một vị thuốc được cho rằng có những công dụng gần như tương đương và có thể thay thế vị thuốc Mật gấu. Với những tác dụng nổi bật như tiêu viêm, tán ứ,…mà Tam lăng có mặt trong khá nhiều các bài thuốc chữa các bệnh lý liên quan đến ứ huyết. Sau đây là những thông tin về dược liệu Tam lăng.

daydreaming distracted girl in class

TAM LĂNG

Giới thiệu về dược liệu Tam lăng

- Trong Y học cổ truyền, Tam lăng là một vị thuốc được cho rằng có những công dụng gần như tương đương và có thể thay thế vị thuốc Mật gấu. Với những tác dụng nổi bật như tiêu viêm, tán ứ,…mà Tam lăng có mặt trong khá nhiều các bài thuốc chữa các bệnh lý liên quan đến ứ huyết. Sau đây là những thông tin về dược liệu Tam lăng.

- Tên khoa học: Curculigo gracilis (Kurz) Hook. f. hoặc Molineria gracilis Kurz.

- Họ khoa học: Hypoxidaceae (họ Sâm cau).

- Tên gọi khác: Cồ nốc mảnh, Lòng thuyền, Hắc tam lăng, Kinh tam lăng,…

Đặc điểm thực vật và phân bố dược liệu Tam lăng

- Đặc điểm thực vật:

  • Tam lăng là loại cây ưa bóng và thường mọc thành các khóm cây lớn dọc các bờ suối. Thuộc loại cây thân thảo lớn và sống lâu năm, chiều cao thân cây khoảng 1 m.

  • Lá Tam lăng mọc từ gốc tạo thành một thân giả từ các bẹ lá to ôm sát vào nhau, các lá có hình dải hoặc hình mũi mác, chiều dài lá từ 40 – 60 cm và chiều rộng khoảng 7 – 10 cm. Gốc và đầu lá đều nhọn, 2 mặt lá nhẵn và đều có màu xanh lục nhạt. Gân lá nhiều và chạy song song. Phần cuống lá có chiều dài khoảng 30 đến 40 cm.

  • Hoa Tam lăng mọc thành cụm. Các cụm hoa mọc từ giữa các túm lá trên một cán có chiều dài khoảng 20 cm và có lông mịn như len tạo thành đầu có hình chùm dài khoảng 6 – 7 cm hơi cong. Xung quanh là nhiều những lá bắc hình dải hay hình mũi mác có lông rậm. Hoa khá nhiều và có màu vàng, đài có 3 răng thuôn nhọn và có lông phía lưng, tràng hoa có các cánh giống lá đài nhưng nhỏ hơn, nhị là nhị 6 và bằng nhau, xếp thành 2 vòng và không có chỉ nhị, bầu là bầu hạ có 3 ô và có lông khá dày bên ngoài.

  • Quả Tam lăng có hình bầu dục, có cuống và nhiều lông, bên trong nhiều hạt. Khi chín thì quả sẽ tự mở, cây sinh sản tự nhiên bằng hạt.

  • Tam lăng thường ra hoa và quả vào khoảng tháng 5 đến tháng 7.

- Phân bố dược liệu: 

  • Trên thế giới có thể tìm thấy Tam lăng nhiều ở Trung Quốc, đặc biệt là các tỉnh khu vực miền Nam Trung Quốc như Hải Nam, Vân Nam và Quảng Tây.

  • Tại nước ta, Tam lăng phân bố nhiều ở những tỉnh thuộc khu vực miền núi phía Bắc và những tỉnh Tây Nguyên.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản

- Bộ phận dùng: thường sử dụng phần thân rễ.

- Thu hái: tốt nhất nên thu hoạch dược liệu vào khoảng thời gian từ mùa đông đến mùa xuân. 

- Chế biến: sau khi đào lấy phần rễ về thì đem đi rửa sạch và cạo cho sạch phần vỏ ngoài rồi đem phơi khô. 

- Bảo quản: ở nơi khô ráo, thoáng mát và kín đáo.

Thành phần hóa học 

Hiện nay chưa có nhiều tài liệu về các nghiên cứu thành phần hoạt chất của loài Tam lăng ở Việt Nam. Nên chỉ mới có 2 thành phần là tinh dầu và tinh bột là được chắc chắn có trong Tam lăng. 

Công dụng – Tác dụng của dược liệu Tam lăng theo Y học hiện đại

Dược liệu Tam lăng có các tác dụng dược lý như:

- Chống ung thư: Tam lăng cho thấy khả năng chống lại sự phát triển của ung thư, tác dụng này được tăng lên khi sử dụng cùng với vị thuốc Nga truật, từ đó làm tăng quá trình chết tế bào ung thư, ức chế tăng sinh,…

- Chống đông máu, chống kết tập tiểu cầu.

- Đối kháng estrogen: ứng dụng để điều chỉnh hormon, có vai trò trong điều trị các bệnh lạc nội mạc tử cung, u nang buồng trứng, tăng sản tuyến vú,…

- Giảm cholesterol toàn phần và triglycerid huyết: giúp giảm các tình trạng xơ vữa, ngăn ngừa các bệnh tim mạch xơ vữa,…

- Giảm đau, kháng viêm.

- Chống oxy hóa.

Vị thuốc Tam lăng trong Y học cổ truyền

- Tính vị: vị ngọt đắng và cay, không độc.

- Quy kinh: vào Can và Tỳ.

- Công năng: khử ứ, phá huyết, hành khí, thông kinh, chỉ thống, thông tiêu, tán ứ,…

- Chủ trị:

  • Các chứng huyết ứ do sang chấn.

  • Đau bụng kinh, bế kinh, thống kinh,…

  • Khi huyết ứ trệ gây ra đau bụng, đầy hơi, vô kinh,…

  • Các chứng thực tích, khí trệ,…

Cách dùng – Liều dùng của Tam lăng

- Cách dùng: có thể sử dụng dưới dạng thuốc bột, thuốc nước hoặc thuốc sắc.

- Liều dùng: tốt nhất là từ 3 – 10 g mỗi ngày tùy vào tình trạng bệnh.

Một số bài thuốc dân gian có vị thuốc Tam lăng

- Bài thuốc trị đau bụng trên và đau tức hạ sườn:

  • Chuẩn bị: 8 g Tam lăng, 8 g Nga truật, 12 g Thanh trần bì, 12 g Bán hạ và 12 g Mạch nha.

  • Tiến hành: cho giấm tốt vào các vị thuốc đã chuẩn bị nấu khô rồi sao và tán thành bột, sau đó vo thành viên, uống 10 g mỗi lần, mỗi ngày uống 2 lần và nên uống cùng rượu ấm trước khi ăn để trị tình trạng đau bụng hoặc các chứng đàm trệ, đàm kết, huyết chưng.

- Bài thuốc trị tắt kinh do huyết ứ:

  • Chuẩn bị: 8 g Tam lăng, 8 g Nga truật, 8 g Tô mộc, 8 g Quán chúng, 12 g Đương quy, 16 g Thục địa, 6 g Huyết kiệt, 6 g Nhục quế, 6 g Mộc hương và 6 g Hoa hồng.

  • Tiến hành: tất cả các vị thuốc trên đem đi sắc lấy nước để uống hằng ngày.

- Bài thuốc trị đầy hơi, chướng bụng:

  • Chuẩn bị: 8 g Tam lăng, 5 g Ba đậu hạt, 8 g Mộc hương, 8 g Mạch nha, 8 g Sa nhân, 8 g Trần bì và 40 g Trần mễ.

  • Tiến hành: vị thuốc Ba đậu thì đem đi sao với Trần mễ, sau khi sao thì bỏ Ba đậu đi. Tiếp đến tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị (trừ Ba đậu) đem đi tán thành bột để tạo thành viên. Mỗi ngày sử dụng từ 8 – 12 g.

- Bài thuốc trị tình trạng mất kinh vài tháng ở phụ nữ:

  • Chuẩn bị: 12 g Tam lăng, 14 g Đương quy, 14 g Xuyên khung, 14 g Bạch thược, 12 g Đảng sâm, 12 g Đơn bì, 12 g Quế chi, 12 g Nga truật, 12 g Ngưu tất và 4 g Cam thảo.

  • Tiến hành: tất cả các vị thuốc trên đem đi sắc thuốc uống từ 4 đến 6 thang.

- Bài thuốc trị viêm gan và chứng gan lách to:

  • Chuẩn bị: Tam lăng, Đương quy, Bạch thược và Miết giáp 12 g mỗi vị, Nhân trần và Kim ngân hoa 20 g mỗi vị, Sài hồ và Hồng hoa 8 g mỗi vị.

  • Tiến hành: tất cả các vị thuốc trên đem đi sắc với nước rồi chia thành 2 lần uống, nên sử dụng 3 tháng 1 liệu trình để cho hiệu quả.

- Bài thuốc trị đầy bụng, đau thượng vị và nghẹn hoành cách môn:

  • Chuẩn bị: 120 g Tam lăng, 60 g Cam thảo (nướng), 40 g Chỉ xác, 40 g Binh lang, 40 g Mộc hương, 40 g Cam quế và 40 g Thanh bì.

  • Tiến hành: tất cả các vị thuốc trên đem đi tán thành bột rồi cho vào lọ thủy tinh để sử dụng dần. Sử dụng 4 g mỗi lần sắc với 150 mL nước đến khi cô lại còn 100 mL thì tắt bếp và uống khi thuốc còn ấm.

- Bài thuốc trị kiết lỵ:

  • Chuẩn bị: 80 g Tam lăng (sao), 80 g Trần bì (đem sao đen), 80 g Nga truật (sao), Hắc sửu (phơi khô và sao vàng trong 30 phút), 30 g Riềng (đem sao đen), 40 g Bách thảo sương (rang), 20 g Nhục đậu khấu, 12 g Liên kiều (dùng tươi), 12 g Sa nhân và 30 g Binh lang.

  • Tiến hành: tất cả các nguyên liệu trên đem đi tán bột rồi luyện với đường để chế thành bánh (tỷ lệ 20 g đường và 80% bột thuốc). Liều là 32 g mỗi ngày cho người lớn và 4 – 8 g cho trẻ nhỏ tùy theo tuổi. 

- Bài thuốc trị chứng bụng đầy trướng, thực tích, khí uất hoặc đau tức ngực sườn:

  • Chuẩn bị: 12 g Rễ tam lăng (nướng), 12 g Bồng nga truật (nướng), 12 g rễ Rẻ quạt (tẩm rượu), 12 g hạt Gấc bỏ vỏ (sao với rượu), 16 g Hương phụ, 16 g Binh lang và 16 g Mộc thông.

  • Tiến hành: tất cả các nguyên liệu trên đem đi tán thành bột, sử dụng 4 g mỗi lần đem hãm với nước sôi và uống khi đói. 

Lưu ý khi sử dụng Tam lăng

- Chỉ nên sử dụng Tam lăng trong thời gian ngắn.

- Phụ nữ mang thai không được sử dụng do Tam lăng có tác dụng trục ứ mạnh.

- Nên thận trọng khi sử dụng Tam lăng khi đang sử dụng các thuốc chống đông hoặc chống kết tập tiểu cầu vì có thể xảy ra tình trạng xuất huyết.

 

Có thể bạn quan tâm?
MỘC HOA TRẮNG

MỘC HOA TRẮNG

Mộc hoa trắng là một loại dược liệu quý có thành phần hóa học rất đa dạng và có hoạt tính cao. Thường được sử dụng từ lâu trong điều trị rất nhiều bệnh lý, nhất là những bệnh đường tiêu hóa hoặc đái tháo đường. Trong đó phổ biến nhất là điều trị kiết lỵ và viêm đại tràng.
administrator
HOA ĐU ĐỦ ĐỰC

HOA ĐU ĐỦ ĐỰC

Hoa đu đủ đực, hay còn được biết đến với những tên gọi: Bông đu đủ đực. Đu đủ, loài trái cây bổ dưỡng có chứa nhiều vitamin cần thiết cho cơ thể. Do không tạo được trái ăn được nên cây Đu đủ đực thường bị nhổ bỏ. Tuy nhiên trong dân gian, thường dùng hoa Đu đủ đực để làm thuốc chữa ho cho trẻ em. Ngoài ra, hoa Đu đủ đực còn dùng điều trị nhiều bệnh lý tiêu hóa, tim mạch, ung thư,…Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
NGŨ GIA BÌ GAI

NGŨ GIA BÌ GAI

Là một vị thuốc có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và bổ dưỡng cho cơ thể nên Ngũ gia bì được xem như dược liệu quý với nhiều tác dụng chữa bệnh.
administrator
TÍA TÔ

TÍA TÔ

Tía tô là một loại rau rất quen thuộc trong mọi căn bếp người Việt. Thế nhưng, không phải ai cũng biết loại thực vật này có có hiệu quả rất tốt trong chữa bệnh, đặc biệt là phần lá hay còn gọi Tô diệp. Vị thuốc Tô diệp được sử dụng rất phổ biến để chữa ho, giải biểu, tán hàn… Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Tía tô, công dụng, cách dùng cũng như những lưu ý khi sử dụng.
administrator
THẠCH LỰU

THẠCH LỰU

Theo Đông Y, Thạch lựu là một loại dược liệu dùng làm thuốc quý, phần quả hay vỏ thân đều có công dụng rất tốt cho sức khỏe và được sử dụng kết hợp trong những bài thuốc dân gian để trị tiêu chảy, sa trực tràng, giun sán, ho lâu ngày, viêm amidan, viêm họng, chảy máu cam. Tuy nhiên, phần vỏ rễ của cây có độc tính, nên cần thận trọng khi sử dụng loại dược liệu này trên những người có thể trạng yếu, ở trẻ em hay phụ nữ có thai.
administrator
TINH DẦU QUÝT

TINH DẦU QUÝT

Tinh dầu quýt được chiết xuất từ phần vỏ của quả quýt, cùng với những tinh dầu thuộc nhóm cam chanh có nhiều công dụng đối với sức khỏe. Loại tinh dầu này mang lại hiệu quả thư giãn thần kinh, cải thiện các bệnh lý hệ hô hấp và nhiều tình trạng khác. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về tinh dầu quýt và công dụng tuyệt vời của nó.
administrator
BỒ KẾT

BỒ KẾT

Bồ kết, hay còn được biết đến với những tên gọi: Tạo giác, phắc kết, co kết, trư nha tạo giác, tạo giáp, tạo giác, co kết. Bồ kết là loại quả dùng để gội đầu, rất an toàn và dường như không có tác dụng phụ. Từ xa xưa, phụ nữ Việt đã có thói quen sử dụng loại thảo dược thiên nhiên này để gội đầu nhằm nuôi dưỡng mái tóc suôn mượt và chắc khỏe. Nhưng bên cạnh đó, nó còn rất nhiều công dụng khác với sức khỏe và làm đẹp. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
CÁP GIỚI

CÁP GIỚI

Cáp giới (Gekko Gekko) có nguồn gốc từ Nam Á và Đông Nam Á. Với nhiều đặc tính hữu ích, Cáp giới đã được sử dụng trong Y học cổ truyền từ hàng trăm năm nay. Toàn bộ cơ thể của Cáp giới được sử dụng để điều trị nhiều bệnh lý khác nhau, từ các vấn đề về da, đường tiêu hóa đến bệnh ung thư. Tuy nhiên, cần lưu ý một số điều quan trọng khi sử dụng Cáp giới để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
administrator