TINH DẦU QUÝT

Tinh dầu quýt được chiết xuất từ phần vỏ của quả quýt, cùng với những tinh dầu thuộc nhóm cam chanh có nhiều công dụng đối với sức khỏe. Loại tinh dầu này mang lại hiệu quả thư giãn thần kinh, cải thiện các bệnh lý hệ hô hấp và nhiều tình trạng khác. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về tinh dầu quýt và công dụng tuyệt vời của nó.

daydreaming distracted girl in class

TINH DẦU QUÝT

Giới thiệu về tinh dầu quýt

Tinh dầu quýt còn được gọi là Tangerine Essential oil, được chiết xuất từ ​​phần vỏ của quả quýt, thường là loài có tên khoa học là Citrus reticulata. Tinh dầu quýt được sản xuất thông qua phương pháp ép lạnh. Ngoài vỏ quýt, phần lá và hoa của cây quýt cũng có chứa một lượng tinh dầu.

Thành phần hóa học

Các nghiên cứu đã chỉ ra thành phần chính có trong tinh dầu quýt là limonene khoảng 74.7 % và λ-terpinene khoảng 15.7 %. Ngoài ra, các thành phần khác trong tinh dầu bao gồm các phenolic, vitamin và khoáng chất.

Tác dụng - Công dụng

Tinh dầu quýt hiện nay được sử dụng khá phổ biến trong cuộc sống trong các lĩnh vực như y tế, dược phẩm, nông nghiệp… Một số công dụng phổ biến của tinh dầu quýt bao gồm:

  • Cải thiện tâm trạng.

  • Sử dụng làm nước hoa và chất tẩy rửa.

  • Hương liệu trong sản xuất đồ uống và thực phẩm.

Tiêu diệt các vi khuẩn gây hại

Một nghiên cứu được thực hiện và ghi nhận được hiệu quả của tinh dầu quýt trong việc hạn chế sự phát triển của Staphylococcus aureus (tụ cầu vàng). Trong thí nghiệm khác, sử dụng tinh dầu quýt trên tế bào người nhiễm bệnh cho kết quả tinh dầu không gây hại cho tế bào mà có hiệu quả tiêu diệt vi khuẩn.

Giảm triệu chứng rối loạn lo âu, điều trị trầm cảm

Hương liệu pháp bằng tinh dầu quýt có hiệu quả làm giảm các triệu chứng của lo âu và trầm cảm. Một số nghiên cứu được thực hiện vào các năm 2013, 2017, 2019 trên chuột cho thấy hiệu quả giảm các triệu chứng trầm cảm khi sử dụng đường hít.

Chống ung thư và chống oxy hóa

Thành phần Limonene trong tinh dầu quýt, được các nhà nghiên cứu đánh giá như một phương pháp điều trị ung thư tiềm năng. Tinh dầu quýt có thành phần giàu limonene. Bên cạnh đó, Limonene còn có công dụng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư. Nghiên cứu nuôi cấy cho thấy thành phần này còn thúc đẩy quá trình chết của tế bào ung thư trực tràng.

Nghiên cứu năm 2017 ghi nhận tác dụng ức chế dòng tế bào ung thư phổi, ung thư tuyến tiền liệt của tinh dầu quýt phòng thí nghiệm. Các chuyên gia quan sát thấy tế bào ung thư phổi chết nhiều khi được tiếp xúc với tinh dầu quýt.

Giảm đau

Tinh dầu quýt còn được sử dụng khá phổ biến trong giảm đau, nhất là đau răng và đau tai. Nghiên cứu thực hiện năm 2008, so sánh tác dụng của gừng với tinh dầu quýt trong hiệu quả giảm đau đầu gối khi dùng ngoài da. Những người sử dụng hỗn hợp tinh dầu cho thấy tác động giảm đau nhanh và nhiều hơn. Tuy nhiên, hiệu quả này không kéo dài.

Dưỡng tóc

Tinh dầu quýt giúp dưỡng ẩm da đầu và loại bỏ gàu. Thành phần các vitamin thiết yếu trong tinh dầu quýt còn cung cấp những dưỡng chất cần thiết cho nang tóc, nuôi dưỡng tóc dày và chắc khỏe.

Tinh dầu quýt không chỉ dưỡng ẩm mà còn cải thiện cấu trúc tóc. Chính vì vậy, tinh dầu này giúp kích thích sự phát triển của tóc, giảm tình trạng rụng tóc.

Gia vị trong công nghiệp chế biến

Quýt hay các loại trái cây họ cam được sử dụng rất nhiều trong chế biến, trong nhiều món ngọt ở các quốc gia Châu Âu. Những loại trái cây này có giá trị dinh dưỡng với hàm lượng cao các chất như phenol, limonoids, flavonoid, tinh dầu (EO), vitamin đặc biệt là vitamin C, carotenoid. Nhờ vào thành phần đa dạng cùng với hương vị và mùi thơm, tinh dầu quýt được sử dụng rất nhiều trong sản xuất các loại thực phẩm.

Trị mụn trứng cá, giảm sẹo, rạn da

Tinh dầu quýt có hiệu quả trị mụn trứng cá thông qua tác động kháng khuẩn, giảm tình trạng nhiễm trùng trên da. Bên cạnh đó, thoa tinh dầu quýt còn có hiệu quả ngừa sẹo, giảm rạn da và vết thâm do mụn.

Chiết xuất từ vỏ quýt được ghi nhận giúp giảm quá trình lão hóa, tăng sản xuất collagen, hạn chế hình thành nếp nhăn và giúp da sáng mịn.

Giảm buồn nôn

Thành phần terpen trong tinh dầu quýt có hiệu quả giảm đau, tạo ra mùi thơm giúp giảm buồn nôn. Do đó, những người bị buồn nôn do say tàu xe, có thể sử dụng vỏ quýt để tạo cảm giác dễ chịu và giảm buồn nôn hiệu quả.

Giảm co thắt hệ hô hấp

Tinh dầu quýt có hiệu quả tốt trong việc giảm các triệu chứng đường hô hấp như nghẹt mũi, khó thở, ho khan thông qua cơ chế làm giảm sự co thắt của hệ hô hấp.

Cách dùng - Liều dùng

Sử dụng máy xông tinh dầu: Máy khuếch tán tinh dầu sẽ giúp lan tỏa mùi hương ra khắp không gian sống của chúng ta. Với hương thơm đặc biệt, chúng ta sẽ cảm thấy phấn chấn và sảng khoái hơn. Bên cạnh đó, có thể xông mặt bằng hơi nước có thêm tinh dầu quýt, có công dụng loại bỏ bã nhờn, giảm mụn trứng cá.

Sử dụng bình xịt. Kết hợp từ 10 – 15 giọt tinh dầu cùng 30 ml nước và xịt xung quanh phòng để tạo mùi thơm hoặc ở bụi cây để đuổi muỗi.

Pha tinh dầu cùng các dầu nền chẳng hạn như dầu hạnh nhân, dầu dừa... Hỗn hợp thu được sử dụng massage cơ thể giúp chống viêm, tiêu diệt các vi khuẩn gây hại cho da.

Sử dụng tinh dầu trong bột làm bánh, hương quýt hoặc nhân quýt. Cho vài giọt tinh dầu quýt vào trà, nước chanh có hiệu quả cải thiện tiêu hóa rất tốt.

Sử dụng làm hương liệu trong một số sản phẩm nước hoa, chai xịt khử mùi.

Kết hợp tinh dầu quýt cùng với dầu nền (như dầu tràm trà, hoa hồng, trầm hương, tầm xuân), bôi lên vùng da bị rạn, thâm.

Thêm vài giọt tinh dầu quýt vào kem đánh răng có công dụng làm trắng răng, giảm hôi miệng.

Lưu ý

Mặc dù được cho là an toàn, nhưng tinh dầu họ cam chanh, kể cả quýt đều có khả năng sinh quang độc tố. Do đó, không được sử dụng trực tiếp lên da trước khi đi ra ngoài nắng.

Tinh dầu có nồng độ đậm đặc không được sử dụng trực tiếp lên da. Cần pha loãng tinh dầu với dầu nền trước khi sử dụng để tránh các tác dụng phụ.

Tất cả các loại tinh dầu đều có thể gây dị ứng, nổi mẩn đỏ khi sử dụng bôi trực tiếp, kể cả tinh dầu quýt. Vì vậy, sau khi pha loãng với dầu nền (dầu jojoba, dầu dừa,..), có thể dùng tăm bông để thử dùng một lượng nhỏ dầu lên vị trí khủy tay/mu bàn tay. Đợi trong vòng 24h, nếu không xuất hiện mẩn đỏ thì có thể yên tâm sử dụng.

Tránh để tinh dầu tiếp xúc với mắt, do có thể gây rát, bỏng. Khi lỡ bị, cần nhẹ nhàng rửa mắt ngay.

Bảo quản tinh dầu tránh xa tầm tay trẻ em, vật nuôi.

Thận trọng khi sử dụng ở phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú hoặc người sử dụng thuốc theo toa.

 

 
Có thể bạn quan tâm?
CÂY CẢI CỦ

CÂY CẢI CỦ

Cải củ rất quen thuộc với người Việt Nam, được trồng ở khắp nơi để lấy củ ăn. Không chỉ làm thực phẩm, cải củ còn được sử dụng làm dược liệu với công dụng giảm ho, dễ tiêu, chống nôn,… Tuy nhiên cải củ ít được thu hoạch để làm thuốc, thường dùng làm thực phẩm phổ biến hơn.
administrator
HƯƠNG BÀI

HƯƠNG BÀI

Hương bài là loại cỏ sống dai, mọc hoang và được trồng nhiều ở nước ta. Hương bài được dùng để làm hương thắp nhang hoặc sử dụng trong bài thuốc đắp chữa mụn nhọt, lở ngứa, ghẻ ngoài da. Trong Y học dùng chữa bệnh về đường tiêu hoá, cảm sốt, sởi, thuốc ra mồ hôi, bệnh về gan, mật,…
administrator
THẠCH TÍN

THẠCH TÍN

Thạch tín, đôi khi còn được gọi với tên là Tín Thạch, Phê Thạch, Hồng Phê, Nhân Ngôn, Bạch Phê, với tên khoa học là Arsenicum. Đây là một hóa chất bán kim loại được tìm thấy khắp nơi trên thế giới ở tự nhiên. Tên gọi Thạch tín trước đây thường được mọi người sử dụng để nói đến As2O3 tự nhiên và thường có tạp chất. Tuy nhiên cho tới nay, Thạch tín bao hàm luôn cả As (Asen) – là một á kim có màu xám đen. Thạch tín tuy có thể được sử dụng để chữa bệnh, nhưng lại là một khoáng chất cực độc. Theo y học, Thạch tín có công dụng hỗ trợ điều trị các bệnh như hen suyễn, chàm, vảy nến, thiếu máu. Thạch tín hữu cơ là một trong những vị thuốc đầu tay giúp chữa giang mai. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Thạch tín và những công dụng của nó trong chữa bệnh.
administrator
THỒM LỒM

THỒM LỒM

Thồm lồm là một loại cây mọc hoang ở khắp các vùng thôn quê tại Việt Nam. Ở một số khu vực, loại dược liệu này được nhiều trẻ em hái ăn, rất ưa thích bởi vị chua. Tuy nhiên, cây Thồm lồm còn được sử dụng trong Y học để chữa nhiều loại bệnh khác nhau bao gồm viêm da, kiết lỵ, eczema nhiễm khuẩn, chốc đầu, chốc mép, sốt rét. Sau đây là hãy cùng tìm hiểu về Thồm lồm và những công dụng của nó đối với sức khỏe.
administrator
BẠCH ĐẦU ÔNG

BẠCH ĐẦU ÔNG

Bạch đầu ông, hay còn được biết đến với những tên gọi: Hồ vương sứ giả, bạch đầu thảo, miêu đầu hoa, phấn thảo, phấn nhũ thảo. Cây bạch đầu ông là một loại thảo dược phổ biến có nhiều tác dụng hữu ích. Cây có tên gọi là bạch đầu ông là vì phía gần gốc của cây người ta thấy có chỗ trắng như bạch nhung, hình dáng lại như đầu ông lão, nên cái tên bạch đầu ông là bắt nguồn từ hình dáng của chúng. Còn về cụ thể công dụng, cách sử dụng vị thuốc đó như thế nào, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ chi tiết đến quý bạn đọc.
administrator
THẠCH ĐEN

THẠCH ĐEN

Thạch đen hay còn được gọi với cái tên khác là Sương sáo, Tiên nhân đông, Lương phấn thảo, Tiên nhân thảo, Thủy cẩm, Tiên thảo… Thạch đen có tên khoa học là Mesona chinensis, họ Hoa môi (Lamiaceae). Loại thực vật này thường được sử dụng để chế biến ra các món ăn với tác dụng thanh nhiệt, giải thử. Bên cạnh đó, cây còn được sử dụng phối hợp với các dược liệu khác trong hỗ trợ điều trị đái tháo đường. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về cây Thạch đen (Sương sáo) và những công dụng tuyệt vời của nó nhé.
administrator
THẦU DẦU

THẦU DẦU

Thầu dầu là một loại dược liệu đa số trồng để lấy hạt (đậu). Dầu thầu dầu sản xuất từ hạt chín đã bỏ vỏ, được sử dụng trong Y học từ rất lâu đời với công dụng điều trị táo bón, sử dụng trước nội soi ruột kết, và cũng như nhiều công dụng khác. Tuy nhiên, phần vỏ của hạt Thầu dầu lại chứa độc tố có tên là ricin. Thành phần này đã được thử nghiệm như một tác nhân trong chiến tranh hóa học, được tinh chế và tạo ra ở dạng hạt rất nhỏ có thể hít vào được. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Thầu dầu, công dụng đối với sức khỏe của chúng ta.
administrator
CỦ GẤU TÀU

CỦ GẤU TÀU

Củ gấu tàu, hay còn được biết đến với những tên gọi: Ấu tẩu, ô đầu, thiên hùng, trắc tử, xuyên ô, gấu tàu, co ú tàu, thảo ô. Củ gấu tàu thường được nhân dân sử dụng để nấu cháo ăn hoặc dùng chữa chứng đau nhức xương khớp. Tuy nhiên vị thuốc này có độc tính mạnh (do hàm lượng acotinin cao) nên chỉ được sử dụng khi có chỉ định của thầy thuốc. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator