LÁ SEN

Lá sen, hay còn được biết đến với những tên gọi: Hà diệp, liên diệp. Từ xưa, sen được xem là nguồn dược liệu có công dụng hỗ trợ điều trị một số bệnh như trị tiêu chảy, giúp giảm cân, giảm mỡ máu, chống béo phì,... Lá sen là một bộ phận quen thuộc từ trước đến nay với công dụng đơn giản là gói xôi, cốm. Tuy nhiên, ít ai biết rằng bộ phần này còn chứa nhiều tác dụng khác có giá trị cho sức khỏe con người. Chính vì những công dụng tuyệt vời, mà mọi người thường truyền tai nhau sử dụng. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

daydreaming distracted girl in class

LÁ SEN

 

Đặc điểm tự nhiên

Lá sen là bộ phận của cây mọc lên khỏi mặt nước, còn có tên gọi khác là hà diệp hay liên diệp. Phần cuống lá dài, phía ngoài có gai nhỏ. Phiến lá có hình khiên, to, đường kính khoảng từ 60 – 70cm tùy thuộc vào thổ nhưỡng. 

Phần mặt trên của lá hơi nhám, thường có màu lục tro. Còn phần mặt dưới thì nhẵn bóng có màu nâu nhạt với gân nổi gờ lên. Mỗi lá sẽ có từ khoảng 17 – 23 gân mọc tỏa tròn hình nan hoa. Lá sen giòn, dễ vụn nát và có mùi thơm dễ chịu.

Sen là loại cây mọc tự nhiên hoặc được trồng nhiều tại các vùng đầm lầy, ao hồ ở nhiều nơi như các nước Đông Dương, Malaysia hay châu Đại Dương. Riêng ở nước ta, cây sen có thể được tìm thấy ở khắp nơi, điển hình nhất là các tỉnh Tây Nam Bộ.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Lá của cây hoa sen là bộ phận được sử dụng để bào chế thuốc.

Thu hái: Lá sen có thể được thu hái quanh năm nhưng thời điểm tháng 7 – 9 là phổ biến nhất. Ngoài ra, nhiều tài liệu Đông y cho rằng, nên thu hái lá khi cây bắt đầu nở hoa.

Chế biến: Sau khi cắt những lá bánh tẻ về thì cần lau cho sạch và cắt bỏ phần cuống. Tiếp đến đem phơi nắng cho héo rồi gấp thành hình bán nguyệt và phơi tiếp cho khô hẳn.

Bảo quản dược liệu đã qua sơ chế ở những nơi khô ráo và thoáng mát.

Thành phần hóa học

Phân tích ghi nhận lá sen có chứa một số thành phần quan trọng, bao gồm: Tamin, Nuxifcrin, Roemerin, Nonuxiferin, Vitamin C, Acid hữu cơ.

Tác dụng

+Tác dụng giúp giảm cân: Chính lượng calo cùng với lượng chất xơ trong lá sen mà giúp dạ dày no lâu. Từ đó, giảm cảm giác thèm ăn, giúp các chị em giảm mỡ bụng, lấy lại vòng eo thon gọn.

+Tác dụng giải độc, mát gan: Trong lá sen có chứa hoạt chất Quercetin và Flavonoid. Hai hoạt chất này không chỉ có tác dụng chống oxy hóa mà còn giúp thanh nhiệt và giải độc cho gan. Đồng thời, hai hoạt chất này có tác dụng chống lại vi khuẩn và virus, ngăn chặn chúng làm hại gan, bảo vệ sức khỏe lá gan.

+Tác dụng an thần: Thường xuyên làm việc trong môi trường căng thẳng, áp lực công việc, khiến bạn luôn mệt mỏi và suy nghĩ tiêu cực, căng thẳng thần kinh. Bổ sung nước lá sen có hoạt chất Pyridoxine giúp thư giãn mạch máu, cải thiện tuần hoàn. Từ đó, giảm được căng thẳng, thả lỏng tinh thần. Chữa mất ngủ: Hoạt chất Pyridoxine giúp làm thư giãn mạch máu. Từ đó, giúp dễ đi vào giấc ngủ, cải thiện chất lượng giấc ngủ và cảm thấy dễ chịu hơn.

+Tác dụng cầm máu, chữa chảy máu cam: Quercetin và Flavonoid trong lá sen có khả năng chống viêm, chống oxy hóa. Đồng thời, hai chất này còn có khả năng tái tạo mạch máu bị tổn thương. Từ đó, có thể giúp cầm máu, ngăn ngừa vết thương bị nhiễm trùng. 

+Tác dụng cải thiện sức khỏe tim mạch, giảm cholesterol: Natri và kali trong lá sen có tác dụng kiềm hãm huyết áp tăng, ngưa ngừa mỡ máu và làm giảm cholesterol hiệu quả. Từ đó, nâng cao sức khỏe tim mạch, kali còn giúp duy trì nhịp tim ổn định. 

+Tác dụng hạ huyết áp: Alkaloid trong lá sen có khả năng kiềm hãm tình trạng tăng huyết áp.

+Chữa đau mắt: Đây là công dụng chắc hẳn không ai nghĩ đến. Nhưng một số nghiên cứu đã chỉ ra Flavonoid trong lá sen có tác dụng giảm đau mắt, sát khuẩn, giảm sưng đỏ ở mắt.

+Tác dụng bù nước, chữa mất nước: Những người bị tiêu chảy thường mất nước có thể khắc phục nhờ vào bổ sung nước lá sen. Nước lá sen có khả năng bù nước cho cơ thể trong lúc này. 

+Hỗ trợ điều trị mụn nhọt, mẩn ngứa: Các hoạt chất trong lá sen có khả năng chống viêm, kháng khuẩn cao nên đem lại hiệu quả trị mụn nhọt và mẩn ngứa hiệu quả. 

Công dụng

Lá sen có vị đắng, tính bình và sẽ có các công dụng sau đây:

+Điều trị máu hôi không ra hết sau sinh.

+Điều trị chứng mất ngủ.

+Điều trị bệnh sốt xuất huyết.

+Điều trị chứng di tinh.

+Điều trị chảy máu não đi kèm các biến chứng ở người bệnh tăng huyết áp.

+Điều trị băng huyết, tiêu chảy ra máu.

+Điều trị chảy máu cam.

+Điều trị váng đầu.

+Điều trị ho ra máu, nôn ra máu.

+Điều trị sốt cao, co giật ở trẻ em.

+Điều trị tiêu hóa, dạ dày: Những người bị viêm loét dạ dày, táo bón,... có thể bổ sung nước lá sen để giảm tình trạng. Nước lá sen giàu chất chống oxy hóa, chống viêm, đặc biệt là lượng kali dồi dào giúp chống lại vi khuẩn gây hại, ngăn ngừa tiêu chảy.

Liều dùng

Dược liệu lá sen được dùng phổ biến dưới dạng thuốc sắc, có thể kết hợp đa dạng với các vị thuốc khác. Liều được khuyến cáo sử dụng trong 1 ngày là vào khoảng 15 – 20g.

Lưu ý khi sử dụng

+Không dùng cho phụ nữ mang thai hay đang trong thời kỳ cho bé bú.

+Phụ nữ khi đang hành kinh không nên uống nước lá sen.

+Dùng lá sen lâu dài có thể làm giảm ham muốn tình dục, ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng sinh lý.

+Những người thể hàn không nên dùng lâu dài. Các triệu chứng dùng kéo dài dễ gặp là mệt mỏi, tim đập thất thường, giảm trí nhớ.

+Tránh dùng nước lá sen thay thế nước lọc khi đang sử dụng các thực phẩm giảm cân khác.

 

Có thể bạn quan tâm?
CÂY THUỐC DÒI

CÂY THUỐC DÒI

Cây thuốc dòi, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cỏ dòi, bọ mắm, đại kích biển, cây dòi ho. Với một số bà nội trợ, cây thuốc dòi có lẽ cũng không quá xa lạ. Vì vào những ngày hè nóng nực, người ta thường mua những bó lá bán sẵn về để nấu nước mát, uống giúp người mát mẻ sảng khoái hơn. Những bó lá ấy thường gồm có: rễ cỏ tranh, mía lau, mã đề, rau bắp, cây thuốc dòi… Đông y cho rằng, cây thuốc dòi có thể chữa được chứng ho, ho có đờm, thông sữa, giải nhiệt, tiêu viêm,…Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
CỦ ĐẬU

CỦ ĐẬU

Củ đậu, hay còn được biết đến với những tên gọi: Củ sắn, sắn nước. Củ đậu là một thứ thực phẩm đã quá quen thuộc trong đời sống hàng ngày của nhân dân ta. Người ta có thể dễ dàng mua chúng từ bất kỳ một sạp rau hay trái cây nào. Thứ củ bình dân mà xuất hiện trong các món ăn lại ngon ngọt lạ lùng. Ngoài ra nó cũng còn là một loại dược liệu có tác dụng chữa trị bệnh. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
MA HOÀNG

MA HOÀNG

Ma hoàng có nguồn gốc từ Trung Quốc, mọc hoang ở vùng Hoa Bắc, Tây Bắc. Ma hoàng chưa thấy ở nước ta, hiện nay dược liệu chủ yếu được ngập khẩu từ Trung Quốc.
administrator
PHÒNG KỶ

PHÒNG KỶ

Phòng kỷ chính là phần rễ đã được phơi hoặc sấy khô của loại cây mang tên Phấn phòng kỷ. Trong tên của loại dược liệu này, Phòng mang nghĩa là phòng ngừa và kỷ mang nghĩa cho bản thân, do đó tên của vị thuốc này nghĩa là giúp phòng ngừa bệnh tật cho mình.
administrator
TÔ NGẠNH

TÔ NGẠNH

Tía tô là một loại gia vị quen thuộc trong mọi căn bếp Việt. Không chỉ thế nhiều bộ phận của dược liệu này bao gồm lá, quả, cành... đều có thể được sử dụng để làm thuốc. Lá của Tía tô gọi là Tô diệp, quả gọi là Tô tử (thường bị hiểu nhầm là hạt) và cành là Tô ngạnh. Mỗi bộ phận có những tác dụng khác nhau đối với sức khỏe của chúng ta. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Tô ngạnh và những công dụng tuyệt vời của vị thuốc này đối với sức khỏe.
administrator
MÈ ĐẤT

MÈ ĐẤT

Tên khoa học: Leucas zeylanica (L.) Họ: Hoa môi (Lamiaceae). Tên gọi khác: Bạch thiệt, Trớ diện thảo, Man mác trắng, Phong sào thảo…
administrator
RÁY GAI

RÁY GAI

Theo y học cổ truyền, thân rễ cây ráy gai có vị cay, tính ấm, tác dụng giúp tiêu đờm, bình suyễn, thanh nhiệt, giải độc, lợi niệu.
administrator
SÀI HỒ

SÀI HỒ

Dược liệu Sài hồ là một loại thuốc Y học cổ truyền rất phổ biến và hữu dụng đối với những người gặp phải chứng bệnh gọi là Can khí uất. Những người bị phải chứng bệnh này thường dễ bực bội, cáu gắt, tinh thần lo lắng, nóng vội và ảnh hưởng chất lượng cuộc sống.
administrator