RONG NHO

Rong nho là một loại tảo đa bào, mọc thành chùm như chùm nho, có hình dạng giống trứng cá nhưng có màu xanh lục sáng đến xanh lam và xanh ô liu.

daydreaming distracted girl in class

RONG NHO

Giới thiệu về dược liệu

Tên khoa học: Caulerpa lentillifera J. Agardh. 

Họ Caulerpaceae

Tên gọi khác: Trứng cá muối xanh, nho biển, côn bố

Đặc điểm dược liệu

Rong nho là một loại tảo đa bào, mọc thành chùm như chùm nho, có hình dạng giống trứng cá nhưng có màu xanh lục sáng đến xanh lam và xanh ô liu.

Rong nho gắn vào đá, cát hay nền đáy khác bằng các sợi rễ nhỏ màu trắng. Từ thân và nhánh mọc ra các lá có hình tròn, đường kính 2mm. Bên trong lá chứa đầy dịch, dạng gel.

Rong nho tăng trưởng khá nhanh, phát triển ở nhiệt độ từ 22°C - 28°C, độ mặn từ 30‰ trở lên, pH: 7,5 – 8 và trong môi trường biển tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời, sau 25 - 30 ngày là có thể thu hoạch. Ở nhiệt độ dưới 22°C rong nho có thể ngừng phát triển.

Phân bố, sinh thái

Rong nho thường phân bố tự nhiên ở những vùng vịnh kín sóng, nước biển trong và có độ mặn cao, ở vùng Đông Nam Á và các nước ở khu vực Thái Bình Dương như Philippines, Micronesia, Java, Bikini, Nhật Bản. Hiện nay ở Việt Nam, Việt Nam đã trồng thành công loại rong nho có giống từ Nhật Bản tại Khánh Hòa. Rong nho còn được tìm thấy ở đảo Phú Quý (Phan Thiết), Việt Nam nhưng kích thước chỉ bằng 1/4 - 1/3 so với kích thước rong nho ở Nhật Bản.

Thành phần hóa học 

Rong nho chứa các thành phần như:

- Protein (7,4%), Lipid (1,2%).

- Chứa khoảng 20 amino acid trong đó có 10 amino acid cần thiết cho con người như Lysine, Tryptophan, Valine, Histidine, Isoleucine, Methionine,…

- Các khoáng đa lượng: Calci (2,1%), Magnesi (1,2 %), Kali, Natri, Phospho…

- Các khoáng vi lượng: Iod, Sắt, Kẽm, Đồng, Mangan, Coban…

- Các Vitamin A, B, C…

Ngoài ra, loại trong rong nho còn chứa các chất chống oxy hóa như Flavonoid, Caulerpin, Caulerpenyne, Siphonaxanthin.

Tác dụng - Công dụng 

- Tăng cường xương và khớp: Rong nho có tác dụng chống viêm, giảm viêm xương khớp, bổ sung canxi, protein, các chất trong nhóm omega 3 giúp xương chắc khỏe hơn. Đặc biệt, các chất này trong rong nho còn có khả năng ngăn ngừa nguy cơ loãng xương rất tốt.

- Chống oxy hóa: Các tổn thương oxy hóa trong các tế bào dẫn đến sự khởi đầu của các bệnh mãn tính như bệnh Alzheimer, ung thư và lão hóa. Các hợp chất chống oxy hóa từ rong nho là phenolic và flavonoid (một dẫn xuất của phenolic) có tác dụng chống oxy hóa, giúp ổn định và trung hòa các gốc tự do.

- Giúp tăng cường sức khỏe tim mạch: Các acid béo không bão hòa AA, LA, DHA, EPA và ALA trong rong nho giúp giảm cholesterol, tăng tính co giãn của mạch máu, ngăn ngừa oxy hóa, duy trì cấu trúc collagen của động mạch, qua đó giúp ngăn ngừa các căn bệnh như đột quỵ, xơ vữa động mạch hay nhồi máu cơ tim. Ngoài ra, thành phần carotenoid (siphonaxanthin) trong rong nho có khả năng ngăn chặn tình trạng viêm, là yếu tố góp phần quan trọng, tác động vào cơ chế giảm xơ vữa động mạch.

- Ngăn ngừa tăng huyết áp: Rong nho chứa canxi, kali có khả năng kích hoạt bài tiết và điều hòa huyết áp bình thường cho bệnh nhân cao huyết áp. Hơn nữa sản phẩm thủy phân protein của rong nho có hoạt tính ức chế men chuyển angiotensin-I (ACE), cho thấy tiềm năng của rong nho trong việc điều trị tăng huyết áp.

- Ngăn ngừa tiểu đường: Theo các nghiên cứu, Vitamin C trong rong nho không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể mà còn giúp cơ thể kiểm soát lượng đường và hoạt động của các gốc tự do, ức chế sự gắn kết của glucose với protein, giảm sự tích tụ sorbitol nội bào do đó giúp giảm các biến chứng của tiểu đường nhất là các biến chứng về mắt và thần kinh. 

- Trong rong nho có hàm lượng vitamin A và sắt cao giúp cải thiện và tăng cường thị lực, đồng thời ngăn ngừa các chứng bệnh về mắt như quáng gà, khô mắt...

- Ngăn ngừa táo bón, hỗ trợ tiêu hóa: Polysaccharides trong rong nho trải qua quá trình tiêu hóa trong dạ dày, và được lên men bởi vi khuẩn đường ruột giúp dễ dàng tiêu hóa thức ăn và bài tiết chất thải nhanh chóng. 

- Giúp tái tạo da và làm mềm mượt tóc: Rong nho chứa hàm lượng nước, vitamin và chất khoáng cao, cung cấp cho cơ thể một lượng lớn nước để nuôi dưỡng các tế bào, đặc biệt là các tế bào biểu bì da, giúp da luôn căng bóng và khỏe mạnh. Các acid béo có trong rong nho giúp bảo vệ màng tế bào, cải thiện tính đàn hồi của thành mạch máu, qua đó giảm các triệu chứng khô da. Rong nho còn thúc đẩy sản xuất collagen và chất chống oxy hóa, giúp cải thiện da, tóc và làm chậm quá trình lão hóa.

- Ngăn ngừa béo phì: Rong nho chứa ít đường nhưng lại chứa nhiều protein thực vật, vitamin C, canxi, kẽm, sắt và các axit béo không bão hòa được coi là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng và tuyệt vời cho người thừa cân và ăn kiêng. Chất xơ trong rong nho giúp thức ăn được tiêu hóa lâu hơn, kéo dài thời gian làm rỗng ruột, tạo cảm giác no lâu.

- Phòng ngừa ung thư: Fucoidan có trong rong nho là một chất chống ung thư tự nhiên. Các nghiên cứu cho thấy, hoạt chất Fucoidan có thể khiến các tế bào bệnh bạch cầu, ung thư hạch, ruột kết và tế bào ung thư dạ dày tự tiêu diệt. Ngoài ra, hoạt chất này còn có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch và giảm mức cholesterol trong máu.

Cách dùng - Liều dùng 

Theo các dữ liệu nghiên cứu từ Nhật Bản, liều dùng hằng ngày của rong nho là 5,8 gam.

Cách dùng: Ăn sống, chế biến cùng các thức ăn khác hoặc nấu chè.

Lưu ý

- Không nên chế biến rong nho ở nhiệt độ quá cao hoặc nấu quá lâu.

- Rong nho chứa hàm lượng iod khá cao. Do đó cần thận trọng khi sử dụng cho người có bệnh lý tuyến giáp như: cường giáp, suy giáp, phì đại tuyến giáp hoặc ung thư tuyến giáp.

- Không lạm dụng rong nho để tránh các tác hại không mong muốn hoặc tăng nguy cơ mắc bệnh và nặng thêm tình trạng bệnh cao huyết áp, bệnh thận mạn, suy tim,…

 

Có thể bạn quan tâm?
ATISO

ATISO

Atiso là loại cây lá gai lâu năm có nguồn gốc từ miền Nam Châu Âu đã được người Cổ Hy Lạp và Cổ La Mã trồng để lấy hoa làm rau ăn. Mỗi bộ phận trên cây atiso đều có ích và được đưa sử dụng để điều trị bệnh cho con người trong các bài thuốc dân gian.
administrator
TINH DẦU NGHỆ

TINH DẦU NGHỆ

Nghệ là một loại gia vị được sử dụng rất phổ biến cùng với nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe của chúng ta. Tinh dầu nghệ là thành phần được chiết xuất từ thân rễ. Tinh dầu này đã được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là những lợi ích đối với sức khỏe như đẹp da, kháng khuẩn, kháng nấm, kháng dị ứng, chống ký sinh trùng và điều trị nhiều bệnh lý khác. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về tinh dầu nghệ và cách dùng tinh dầu nghệ hiệu quả nhất nhé.
administrator
CỎ MẬT

CỎ MẬT

Cỏ mật là dược liệu có tác dụng giải độc gan, nhuận gan, tăng tiết mật, được dùng để hỗ trợ điều trị ung thư gan, chữa cảm cúm, sốt xuất huyết, cao huyết áp, đái tháo đường, ngăn ngừa bệnh về tim mạch, chữa bệnh phong, hư lao sau sinh, rong huyết, tiểu tiện không thông, mệt mỏi, mất ngủ sau sinh…
administrator
TỤC ĐOẠN

TỤC ĐOẠN

Tục đoạn (Dipsacus japonicus) là một loài thực vật thuộc họ Tục đoạn (Dipsacaceae), phân bố rộng rãi ở các nước châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Tục đoạn được sử dụng trong Y học cổ truyền châu Á để điều trị các vấn đề liên quan đến xương, khớp và cơ bắp như đau nhức xương khớp, thoái hóa đốt sống cổ và lưng, viêm khớp và suy dinh dưỡng xương. Các nghiên cứu khoa học hiện đại cũng đã chỉ ra rằng Tục đoạn có khả năng kháng viêm, chống oxy hóa và bảo vệ tế bào khỏi tổn thương.
administrator
TÔ NGẠNH

TÔ NGẠNH

Tía tô là một loại gia vị quen thuộc trong mọi căn bếp Việt. Không chỉ thế nhiều bộ phận của dược liệu này bao gồm lá, quả, cành... đều có thể được sử dụng để làm thuốc. Lá của Tía tô gọi là Tô diệp, quả gọi là Tô tử (thường bị hiểu nhầm là hạt) và cành là Tô ngạnh. Mỗi bộ phận có những tác dụng khác nhau đối với sức khỏe của chúng ta. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Tô ngạnh và những công dụng tuyệt vời của vị thuốc này đối với sức khỏe.
administrator
BỤP GIẤM

BỤP GIẤM

Bụp giấm, hay còn được biết đến với những tên gọi: cây giấm, đay nhật, lạc thần hoa. Có đôi khi đi ngang những bụi cây ven đường, ta có thể vô tình bắt gặp những búp hoa đỏ thắm bắt mắt, nếu có ai một lần nếm thử, chắc cũng sẽ nhớ vị chua nhè nhẹ của bông hoa ấy. Tên của nó là Bụp giấm, hay có những người còn gọi nó với cái tên Atiso đỏ hiện nay được dùng khá nhiều vào công nghệ chế biến thực phẩm, nước uống vì mùi vị dễ chịu và màu sắc tươi đẹp của nó. Nhưng không phải ai cũng biết, nó còn là một vị thuốc trong Đông y. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
CÚC MỐC

CÚC MỐC

Cây cúc mốc có nhiều công dụng hữu ích và được dân gian sử dụng để chữa chứng ho ra màu, ho kéo dài, đầy hơi, chướng bụng và điều hòa kinh nguyệt. Ngoài ra, một số người sử dụng cây cúc mốc để làm cảnh.
administrator
SÂM TỐ NỮ

SÂM TỐ NỮ

Sâm tố nữ là một loại dược liệu phổ biến tại đất nước Thái Lan và được xem là loại cây đặc hữu của quốc gia này. Trong y học cổ truyền của quốc gia này, đây là một vị thuốc quý dành cho phụ nữ và cả đàn ông ở độ tuổi trung niên từ xa xưa nhờ khả năng chống lão hóa.
administrator