Atiso là loại cây lá gai lâu năm có nguồn gốc từ miền Nam Châu Âu đã được người Cổ Hy Lạp và Cổ La Mã trồng để lấy hoa làm rau ăn. Mỗi bộ phận trên cây atiso đều có ích và được đưa sử dụng để điều trị bệnh cho con người trong các bài thuốc dân gian.

daydreaming distracted girl in class

ATISO

GIỚI THIỆU 

Atiso (tên khoa học là Cynara scolymus) là loại cây lá gai lâu năm có nguồn gốc từ miền Nam Châu Âu (quanh Địa Trung Hải) đã được người Cổ Hy Lạp và Cổ La Mã trồng để lấy hoa làm rau ăn. 

Cây atiso là loại thực vật được dân gian sử dụng phổ biến trong cuộc sống hằng ngày. Atiso là thực phẩm được dùng nhiều trong các bài thuốc trị các bệnh về gan, tiểu đường, đau dạ dày, thấp khớp,… Bên cạnh đó, sử dụng cây atiso mỗi ngày giúp cho bạn có một làn da đẹp, khỏe, không bị khô ráp.

Phân bố:

- Trên thế giới: Cây Atiso được trồng chủ yếu ở các nước như: Pháp, Anh, Mỹ, Ý, Tây Ban Nha,...

- Tại Việt Nam: Cây Atiso được trồng ở nơi có nhiệt độ ôn hoà, khí hậu lạnh như Sapa, Tam Đảo và được trồng nhiều nhất ở Đà Lạt.

Mô tả:

Atiso là cây thảo lớn, cao 1 - 1,2m, có thể đến 2m. 

Thân cao, thẳng và cứng, có khía dọc, phủ lông trắng như bông.

Lá to, dài, mọc so le; phiến lá xẻ thùy sâu và có răng không đều, mặt trên xanh lục mặt dưới có lông trắng, cuống lá to và ngắn. 

Cụm hoa hình đầu, to, mọc ở ngọn, màu đỏ tím hoặc tiam lơ nhạt, lá bắt ngoài của cụm hoa rộng, dày và nhọn, đế cụm hoa nạc phủ đầy lông tơ, mang toàn hoa hình ống. 

Quả nhẵn bóng, màu nâu sẫm có mào lông trắng.

BỘ PHẬN DÙNG, THU HÁI, CHẾ BIẾN

Bộ phận dùng

Cụm hoa và lá bắc có phần gốc nạc, thường được dùng làm rau ăn và làm thuốc. Lá hái lúc cây sắp ra hoa hoặc mới ra hoa, dùng làm thuốc.

Thu hái

Gieo hạt vào tháng 10 - 11, bứng ra trồng tháng 1 - 2. Lúc cây sắp ra hoa, hái lấy lá, bẻ sống. Lá atisô thu hái vào năm thứ nhất của thời kỳ sinh trưởng hoặc vào cuối mùa hoa. Khi cây trổ hoa, hàm lượng hoạt chất giảm, vì vậy, thường hái lá trước khi cây ra hoa. Có tài liệu nêu là nên thu hái lá còn non vào lúc cây chưa ra hoa. Ở Đà Lạt, nhân dân thu hái lá vào thời kỳ trước tết Âm lịch 1 tháng.

Chế biến

Cây atiso thu hoạch được thường được rửa sạch, đem đi sấy hoặc phơi khô.

THÀNH PHẦN HOÁ HỌC

Thành phần hóa học có trong các bộ phận của cây atiso

Trong atiso chứa 1 chất đắng có phản ứng acid gọi là cynarin (acid 1 - 4 dicafein quinic). Còn có inulin, tanin, các muối kim loại K (tỉ lệ rất cao), Ca, Mg, Natri.

Lá atiso chứa

1. Acid hữu cơ bao gồm:

- Acid phenol: cynarin (acid 1 - 3 dicafeyl quinic) và các sản phẩm của sự thủy phân (acid caffeic, acid chlorogenic, acid chlorogenic).

- Acid alcol.

- Acid succinic.

2. Hợp chất flavonoid (dẫn chất của luteolin), bao gồm:

Cynarozid (luteolin - 7 - D glucpyranozid), scolymozid

(Luteolin - 7 - rutinozid - 3 - glucozid).

3. Thành phần khác: cynaopicrin là chất có vị đắng, thuộc nhóm guaianolid.

Dược điển Rumani VIII quy định dược liệu phải chứa trên 1% Polyphenol toàn phần và 0,2% hợp chất Flavonoid.

Theo R.Paris, hoạt chất (Polyphenol) tập trung ở lá, có nhiều nhất ở phiến lá (7,2%) rồi đến cụm hoa, rễ, cuống lá.

Lá chứa nhiều hoạt chất nhất: 1,23% polyphenol, chlorogenic acid 4%, hợp chất Flavonoid (đặc biệt là rutin), sau đó đến thân (0,75%), rễ (0,54%). Dẫn chất caffeic như clonogenic acid, neoclorogenic acid, cyptoclorogenic acid, cynarin. Sesquiterpene lactone: cynaropicrin, dehydro cynaropicrin, grossheimin, cynatriol.

Hoạt chất trong phiến lá cao gấp 10 lần trong cuống lá.

Lá non chứa nhiều hoạt chất (0.84%) hơn lá mọc thành hình hoa thị ở mặt đất (0,38). Nếu sấy ở nhiệt độ cao, lá mau khô nhưng lại mau mất hoạt chất.Ở nhiệt độ thấp, việc làm khô sẽ lâu hơn.Lá cần được ổn định trước rồi mới chuyển thành dạng bào chế. Ngọn có hoa chứa insulin, protein (3.6%), dầu béo (0,1%), cacbohidrat (16%), chất vô cơ (1,8%0, Ca (0,12%), P (0,10%), Fe (2,3mg/100g), Caroten (60 đơn vị/100g, tính ra vitamin A).

Thân và lá còn chứa muối hữu cơ của các kim loại K, Ca, Mg, Na. Hàm lượng Kali rất cao.

CÔNG DỤNG

Mỗi bộ phận trên cây atiso đều có ích và được đưa sử dụng để điều trị bệnh cho con người trong các bài thuốc dân gian như:

  • Giải độc gan

  • Tăng cường chức năng gan

  • Điều hòa men gan tăng cao

  • Điều trị bệnh tiểu đường, giúp hạ đường huyết trong máu

  • Tăng cường hệ tiêu hóa

  • Tăng bài tiết dịch mật

  • Hạ cholesterol trong máu

  • Có tác dụng lợi tiểu

  • Chữa các bệnh suy gan thận, viêm thận cấp và mạn tính

  • Điều trị sưng khớp xương

TÁC DỤNG DƯỢC LÝ

Theo nghiên cứu dược lý hiện đại

Các bộ phận của cây atiso có chứa nhiều enzym oxy hóa, các enzym này hoạt động rất mạnh, gây phá hủy các hoạt chất trong dược liệu.

Trong quá trình nghiên cứu về atiso, các nhà khoa học đã chứng minh và tìm ra được các tác dụng của atiso:

  • Atiso làm hạ cholesterol có trong máu khi uống hoặc tiêm dung dịch, có tác dụng tăng lượng nước tiểu, tăng hàm lượng urê.

  • Lượng mật bài tiết gấp 4 lần khi tiêm dung dịch atiso sau 2 – 3 giờ.

  • Tác dụng giảm viêm.

Theo Y học cổ truyền

  • Đối với các bệnh tiểu đường, thường được khuyên dùng cụm hoa atiso, bởi cụm hoa chứa một lượng nhỏ tinh bột, carbonhydrat.

  • Lá thường có vị đắng, có tác dụng lợi tiểu, điều trị các bệnh phù, thấp khớp.

  • Lọc thải các độc tố có trong gan, giúp mát gan, giải nhiệt.

CÁCH DÙNG

Sử dụng lá tươi đem sắc hoặc nấu cao lỏng, có thể chế biến thành cao mềm hoặc cao khô hoàn thành viên. Để sử dụng trong thời gian dài, có thể sử dụng lá atiso đã được sấy hoặc phơi khô, với liều dùng mỗi ngày là 2 – 10 gram.

Hoa Atiso thường được chế biến thành thức ăn sử dụng trong cuộc sống hằng ngày như: nấu canh, pha trà, Siro hay làm mứt,...

BÀI THUỐC

Trong dân gian, cây atiso được sử dụng khá nhiều và phổ biến, do cây atiso được bán rộng rãi trên thị trường, dễ chế biến, dễ sử dụng. Đặc biệt hơn là cây atiso đem lại rất nhiều tác dụng trong điều trị các bệnh về gan, thận, tim mạch.

Dưới đây là các bài thuốc sử dụng atiso để điều trị các bệnh:

  • Bài thuốc cây atiso làm giảm hàm lượng cholesterol có trong máu: sử dụng 40 gram thân cây atiso, 40 gram rễ, 20 gram cụm hoa đem phơi khô và tán nhỏ. Pha 2 gram/ lần với nước sôi và sử dụng thay thế nước trà. Có thể chỉ sử dụng 50 gram cụm hoa phơi khô và tán nhỏ. Ngoài ra, có thể sử dụng hoa atiso nấu với các nguyên liệu như giò heo hoặc lá lách lợn, bổ sung vào thực đơn hằng ngày, vừa đem lại một thực đơn ngon vừa có tác dụng điều trị bệnh.

  • Bài thuốc sử dụng cây atiso chữa bệnh tiểu đường: 50 gram hoa atiso, 100gr khoai tây, 50 gram cà rốt, 150 gram xương sườn lợn và gia vị vừa đủ. Sau khi làm sạch và sắc nhỏ các nguyên liệu, hầm xương sườn lợn chín tới rồi bỏ các nguyên liệu còn lại vào, nêm nếm cho đủ dùng. Sử dụng mỗi ngày 1 lần và sử dụng liên tục từ 5 – 10 ngày.

  • Bài thuốc sử dụng atiso để giải các độc tố trong gan, tăng cường chức năng gan: 50 gram hoa atiso, 100 gram gan lợn và gia vị vừa đủ. Nấu atiso với gan lợn như những món canh khác và sử dụng mỗi ngày 1 – 2 lần, và sử dụng liên tục trong vòng 5 – 10 ngày để đem lại hiệu quả nhanh.

  • Bài thuốc sử dụng atiso giải nhiệt cơ thể, giải độc gan: 2 cụm hoa atiso lớn, 3,5 lít nước, 1 bó lá dứa, 60 gram đường phèn. Các nguyên liệu cần được làm sạch trước khi nấu. Cho cụm hoa atiso (đã cắt bỏ phần cuống) vào nồi nước đang sôi, đun đến khi cụm hoa atiso mềm nhừ. Cho lá dứa (được cuộn tròn hoặc buộc lại) và đường phèn vào nồi và tiếp tục đun thêm 10 phút. Cuối cùng, chắt bỏ phần bã, đợi nước nguội dần và đổ vào bình, đặt trong tủ lạnh và uống dần. Có thể sử dụng thay thế nước suối, sử dụng mỗi ngày để giải nhiệt cơ thể, đặc biệt vào các ngày nắng nóng.

LƯU Ý

Trong quá trình sử dụng cây atiso để điều trị các bệnh, cần lưu ý một số điểm sau:

  • Không nên lạm dụng cây atiso, nếu sử dụng quá nhiều có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn như: gây hại chức năng gan, trướng bụng, cơ thể mệt mỏi,…

  • Cây atiso có những lớp lông tơ nhỏ, nếu tiếp xúc quá nhiều có thể gây da kích ứng da, ngứa, nổi mẩn đỏ.

  • Không được sử dụng cây atiso với các đối tượng dị ứng hoặc mẫn cảm với các thành phần có trong cây.

  • Người bị tắc ống mật, bị sỏi mật không được sử dụng cây atiso.

  • Các đối tượng đang sử dụng muối sắt cũng không nên dùng cây atiso, bởi atiso có thể ngăn chặn sự hấp thụ muối sắt ấy.

  • Thường xuyên theo dõi hàm lượng cholesterol có trong máu.

  • Phụ nữ mang thai và cho con bú cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

 

 
Có thể bạn quan tâm?
MƯỚP KHÍA

MƯỚP KHÍA

Mướp khía là một loại cây thân thảo lâu năm, thường được tìm thấy nhiều nhất ở các nước như Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Ai Cập. Ngoài ra, cây còn phân bố ở một số quốc gia thuộc khu vực Châu Phi và một số nước thuộc khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Không chỉ là một loại thực phẩm bổ dưỡng cho các buổi ăn, mướp khía còn được biết đến với nhiều công dụng điều trị các bệnh lý rất hiệu quả.
administrator
SƠN NẠI

SƠN NẠI

Sơn nại có tính ấm, vị cay, có tác dụng ôn trung tán hàn, giảm đau, hành khí, trừ uế khí, tiêu thực và trừ thấp. Do đó dược liệu được dùng để chữa ngực bụng đau lạnh, tiêu chảy, chữa chứng ăn uống khó tiêu, đau dạ dày, cảm, ho, nôn mửa, hen suyễn.
administrator
CÀNG CUA

CÀNG CUA

Rau càng cua là thảo dược “vàng” cho sức khỏe; Có công dụng thanh nhiệt, chữa viêm họng, thiếu máu hay cả đái tháo đường. Rau càng cua thuộc họ hồ tiêu (Piperaceae), một loại rau dại mọc nhiều nơi và sống ở những vùng có khí hậu nhiệt đới. Rau càng cua có vòng đời 1 năm, vị chua nhẹ khi ăn sống và có nhiều giá trị về mặt dinh dưỡng. Tên gọi khác: Rau tiêu hay còn gọi là kim đơn, cúc áo, thích châm thảo, cương hoa thảo...
administrator
CÂY BÔNG GÒN

CÂY BÔNG GÒN

Cây Bông gòn là loài cây không còn xa lạ với người Việt Nam. Vừa tạo bóng mát, Bông gòn vừa là một dược liệu thường được sử dụng trong các bài thuốc Đông Y, nhất là với công dụng hỗ trợ tiêu hóa, xương khớp hiệu quả. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
CÂY CẢI CỦ

CÂY CẢI CỦ

Cải củ rất quen thuộc với người Việt Nam, được trồng ở khắp nơi để lấy củ ăn. Không chỉ làm thực phẩm, cải củ còn được sử dụng làm dược liệu với công dụng giảm ho, dễ tiêu, chống nôn,… Tuy nhiên cải củ ít được thu hoạch để làm thuốc, thường dùng làm thực phẩm phổ biến hơn.
administrator
HOÀNG BÁ

HOÀNG BÁ

Hoàng bá, hay còn được biết đến với những tên gọi: Hoàng nghiệt, quan hoàng bá, nghiệt bì, nghiệt mộc, sơn đồ. Hoàng Bá được xem là một trong 50 loại thảo dược cơ bản trong y học cổ truyền. Theo truyền thống, vị thuốc có tác dụng điều trị như viêm màng não, xơ gan, kiết lỵ, viêm phổi, lao,…Ngày nay, hoàng bá có tác dụng điều trị toàn diện bao gồm miễn dịch, chống viêm, kháng khuẩn, hạ huyết áp, chống loạn nhịp, chống oxy hóa, chống loét và thuốc hạ sốt. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
HOA SÓI

HOA SÓI

Hoa sói là một loài hoa được sử dụng trong y học để điều trị các bệnh như: chữa viêm xương, gãy xương, hoạt huyết tán ứ, khử phong thấp, khắc phục các vấn đề ngoài da, sát trùng trừ ngứa,…
administrator
TINH DẦU HÚNG QUẾ

TINH DẦU HÚNG QUẾ

Húng quế (Basil) là một loại gia vị không còn xa lạ trong căn bếp của mỗi nhà, đặc biệt là ở một quốc gia nhiệt đối như Việt Nam – có điều kiện vô cùng thuận lợi để phát triển. Thế nhưng, chiết xuất từ loại dược liệu này còn có nhiều công dụng khác đối với sức khỏe của chúng ta. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về công dụng của tinh dầu Húng quế và cách sử dụng nó nhé.
administrator