HOÀNG BÁ

Hoàng bá, hay còn được biết đến với những tên gọi: Hoàng nghiệt, quan hoàng bá, nghiệt bì, nghiệt mộc, sơn đồ. Hoàng Bá được xem là một trong 50 loại thảo dược cơ bản trong y học cổ truyền. Theo truyền thống, vị thuốc có tác dụng điều trị như viêm màng não, xơ gan, kiết lỵ, viêm phổi, lao,…Ngày nay, hoàng bá có tác dụng điều trị toàn diện bao gồm miễn dịch, chống viêm, kháng khuẩn, hạ huyết áp, chống loạn nhịp, chống oxy hóa, chống loét và thuốc hạ sốt. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

daydreaming distracted girl in class

HOÀNG BÁ

Đặc điểm tự nhiên

Cây hoàng bá là loại cây thân gỗ, sống lâu năm, khi trưởng thành cây cao khoảng 10 – 30 mét. 

Lá kép mọc đối, có hình trứng hoặc hình bầu dục, gồm có 7 – 13 lá chét dày, gốc tròn rồi thuôn nhọn dần phần đầu. Mặt trên của lá có màu sẫm hơn mặt dưới, có nhiều lông ở gân.

Hoa mọc thành chùm nhưng lỏng lẻo, dọc trên cuống.

Quả có hình cầu, khi chín có màu đen thẫm.

Mùa ra hoa là vào mùa hạ.

Cây hoàng bá được tìm thấy hoặc trồng ở các dãy núi, thung lũng, dọc bên sông. Dược liệu này được trông khá nhiều ở các nước Châu Á như: Đài Loan, Nhật Bản, Nga, Triều Tiên, các tỉnh thuộc Trung Quốc (Liêu Ninh, Hà Bắc, An Huy, Hắc Long Giang, Nội Mông, Sơn Đông, Sơn Tây,…). Hiện nay, hoàng bá cũng được trông khá nhiều ở các tỉnh phía Bắc nước ta như: Lào Cai, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Lai Châu,…

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Vỏ thân là bộ phận của cây hoàng bá được dùng để bào chế dược liệu.

Thu hái: Thu hoạch vỏ cây đối với những cây đã trên 10 năm, tốt nhất nên thu hoạch vào khí trời chuyển sang thu.

Chế biến: Những vỏ cây thu hoạch về cần cạo đi lớp đần bên ngoài, rửa sạch bằng nước để loại bỏ bụi bẩn, đất cát, tạp chất còn bám vào. Sau đó thái thành từng miếng nhỏ, đem đi phơi hoặc sấy khô rồi đem chế biến theo nhiều cách khác nhau.

Bảo quản dược liệu đã qua sơ chế ở nơi khô ráo và thoáng mát, tránh nơi ẩm mốc.

Thành phần hóa học

Trong hoàng bá có chừng 1,5% berberin C20H19O5N, một ít palmatin C21H23O5N.

Ngoài ra trong hoàng bá còn có những chất có tinh thể, không chứa nitơ như obakunon C26H30O7 và obakulacton C26H30O8, chất béo, hợp chất sterolic.

Tác dụng

+Tác dụng chống viêm: Đáng chú ý, một số hợp chất hóa học trong Hoàng Bá này bao gồm berberine, palmatine và phellodendrine. Được xem như những hoạt chất sáng giá để chống viêm.

+Tác dụng kháng khuẩn: Chiết xuất PAR có tác dụng tốt hơn đối với vi khuẩn gram dương. Vi khuẩn nhạy cảm nhất là liên cầu khuẩn sinh mủ. Đối với các vi khuẩn trong khoang miệng, PCS ức chế nhiều vi khuẩn với các mức độ khác nhau. Propionibacterium acnes là thủ phạm gây ra mụn trứng cá cũng không nằm ngoài danh sách tiêu diệt của Hoàng Bá. Berberine có thể hạn chế sự bám dính của vi khuẩn lên nướu răng. 

+Tác dụng kháng nấm và virus: Đối với nhiễm nấm, các monome của PCS cho thấy hoạt động chống nấm. Thông qua việc làm tổn hại đến tính toàn vẹn của thành và màng tế bào nấm. Làm tăng các biểu hiện của các gen chuyển hóa năng lượng trong nấm. 

Công dụng

Hoàng bá có vị đắng, tính hàn và sẽ có các công dụng sau đây:

+Điều trị lưỡi sưng.

+Điều trị tiêu chảy do nóng.

+Điều trị lở loét nửa người không khô.

+Điều trị tiêu chảy do nhiệt, tiêu tóe ra nước, tiểu đỏ, phân lẫn máu, khát nước.

+Điều trị tiêu ra máu.

+Điều trị bạch lỵ, bụng đầy hơi, bụng đau âm ỉ.

+Điều trị tiêu chảy.

+Điều trị viêm gan cấp tính, sốt, bụng trướng.

+Điều trị vàng da do viêm đường mật, hỗ trợ tiêu hóa.

+Điều trị sưng họng, ăn uống không trôi.

+Điều trị vết nhọt trong mũi, phế ủng tắc.

+Điều trị nóng trong người  gây nôn ra máu.

+Điều trị ung thư, mụn nhọt độc.

+Điều trị viêm ngứa âm đạo, trùng roi âm đạo.

+Điều trị cao huyết áp, ứ trệ máu, tê các chi, đổ nhiều mồ hôi, làn da xanh tím.

Liều dùng

Sử dụng mỗi ngày 6 – 12g, dùng ở dạng thuốc sắc hoặc tán thành bột mịn rồi hòa làm viên. Có thể áp dụng các bài thuốc cho người lớn và cả trẻ em. Ngoài ra, có một số bệnh lý dùng để đắp ngoài da hoặc xức lên vị trí bị tổn thương.

Lưu ý khi sử dụng

+Cần bào chế sạch vỏ thân cây hoàng bá để loại bỏ tạp chất hoặc các vi khuẩn có nguy cơ gây hại.

+Không sử dụng dược liệu này cho các đối tượng dị ứng hoặc mẫn cảm với một số thành phần có trong thuốc.

+Không sử dụng các bài thuốc cho các đối tượng bị tiêu chảy do tỳ hư, vị yếu, hệ thống tiêu hóa bị rối loạn.

 

 
Có thể bạn quan tâm?
BẠCH ĐÀN TRẮNG

BẠCH ĐÀN TRẮNG

Bạch đàn trắng có tên khoa học là Eucalyptus camaldulensis Dehnh. Thuộc họ: Sim – Myrtaceae Bạch đàn trắng là dược liệu thường được sử dụng để bào chế thuốc kháng khuẩn đường hô hấp và một số bệnh lý ngoài da. Ngoài ra, dược liệu cũng được sử dụng để chữa tiêu chảy, làm săn chắc cổ họng, niêm mạc họng và dùng trong việc điều trị một số bệnh nha khoa.
administrator
RAU MƯƠNG

RAU MƯƠNG

Rau mương có vị nhạt, hơi ngọt, tính mát, được sử dụng để trị nhiều bệnh khác nhau.
administrator
ĐẢNG SÂM

ĐẢNG SÂM

Đảng sâm, hay còn được biết đến với những tên gọi: Lộ đảng sâm, bạch đẳng sâm, điều đảng sâm, đẳng sâm bắc, đẳng sâm nam. Đẳng sâm hay đảng sâm có công dụng làm thuốc bổ, chữa thiếu máu, vàng da, bệnh bạch huyết, viêm thượng thận. Ngoài ra Đảng sâm còn chữa mệt mỏi, kém ăn, ho, đau dạ dày, thiếu sữa. Có nhiều công dụng, và giá thành rẻ hơn nhân sâm, nên nó được gọi là Sâm cho mọi nhà. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
DƯỚNG

DƯỚNG

Dướng, hay còn được biết đến với những tên gọi: Chử đào thụ, cây ró, cây dó, dâu giấy, cây cốc, chử thực tử. Dướng có vị ngọt, tính mát, thông kinh lạc, kiện tỳ, ích thận. Nó có tác dụng dưỡng lão, cường tráng cơ xương, cải thiện thị lực, bổ thận tráng dương, chữa bệnh lâu dài. Vỏ thân lá có tác dụng lợi tiểu, tiêu phù thũng. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
RAU MUỐNG BIỂN

RAU MUỐNG BIỂN

Rau Muống biển tính ấm, vị cay và đắng nhẹ, có tác dụng: Trừ thấp, tiêu viêm, hỗ trợ hệ thống tiêu hóa và nhuận tràng.
administrator
QUA LÂU

QUA LÂU

Qua lâu (Trichosanthes kirilowii Maxim) là cây dây leo dài 3-10m, rễ củ thuôn dài thắt khúc.
administrator
HỒNG BÌ

HỒNG BÌ

Hồng bì được sử dụng làm dược liệu trong Đông y với công dụng: Lợi tiêu hóa, tiêu phù, long đờm, giảm ho, cầm nôn mửa, hạ nhiệt – giảm sốt... dùng để làm thuốc chữa một số bệnh như cảm sốt, ho, ho có đờm, bệnh dạ dày, đau thượng vị, đau bụng kinh,…
administrator
XƯƠNG SÔNG

XƯƠNG SÔNG

Xương sông (Blumea lanceolaria) là một loại thực vật thuộc họ Cúc, được sử dụng làm dược liệu từ lâu đời trong Y học cổ truyền châu Á. Dược liệu Xương sông được sử dụng để điều trị một số bệnh lý như đau đầu, đau bụng, sỏi thận, tiêu chảy và viêm xoang. Ngoài ra, Xương sông còn có các thành phần hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn, giảm đau và chống viêm.
administrator