DƯỚNG

Dướng, hay còn được biết đến với những tên gọi: Chử đào thụ, cây ró, cây dó, dâu giấy, cây cốc, chử thực tử. Dướng có vị ngọt, tính mát, thông kinh lạc, kiện tỳ, ích thận. Nó có tác dụng dưỡng lão, cường tráng cơ xương, cải thiện thị lực, bổ thận tráng dương, chữa bệnh lâu dài. Vỏ thân lá có tác dụng lợi tiểu, tiêu phù thũng. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

daydreaming distracted girl in class

DƯỚNG

Đặc điểm tự nhiên

Cây dướng là một loại thực vật thân gỗ nhỏ, lá nhanh rụng. Cây trưởng thành có thể cao đến 15 mét.

Lá cây hình trái tim hoặc có xẻ trứng. Hình dạng các lá không cố định, có lá nguyên nhưng cũng có lá lại xẻ thùy sâu. Chiều dài mỗi lá khoảng 7 – 20cm. Mặt trên lá thô nhám và mặt dưới thì phủ đầy lông tơ. Hai bên mép lá có khía nhỏ hình răng cưa. Cuống lá có chiều dài trung bình từ 2,3 cho tới 8cm.

Trên cùng một cây có cả hoa đực và hoa cái, màu cam đỏ. Hoa đực mọc thành cụm thuôn dài. Hoa cái cũng phát triển thành cụm nhưng có hình cầu.

Quả cây dướng thường ra vào mùa hè. Sau khi nở được một thời gian thì hoa cái sẽ phát triển thành quả tụ mọng nước. Đường kính mỗi quả chừng 3 – 4 cm. Lúc còn non màu xanh nhưng khi chín lại có màu đỏ. Quả dướng có vị ngọt nên các loại động vật hoang dã rất thích ăn.

Cây Dướng là loài cây quen thuộc, phân bố rộng từ vùng núi dưới 1000m so với mực nước biển đến miền Trung, đồng bằng và hải đảo. Loại cây này ưa sáng, sinh trưởng nhanh, sống được trên nhiều loại đất. Quả chín có vị ngọt, là thức ăn cho chim và nhiều loài gặm nhấm. Hạt giống từ phân động vật này rơi vãi khắp nơi. Từ thời cổ đại, người Trung Quốc và Nhật Bản đã sử dụng vỏ của nhiều loại cây khác nhau để làm giấy.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Trong đời sống hàng ngày, cành và lá non được sử dụng làm thức ăn cho động vật. Vỏ cây được dùng trong công nghiệp sản xuất giấy có độ bền cao. 

Y học cổ truyền dùng quả, lá, vỏ thân cây, rễ và nhựa của cây dướng để làm thuốc chữa bệnh.

Thu hái: Hoa dướng hu hoạch vào tháng 5 đến tháng 6. Quả thu hoạch từ tháng 8 đến tháng 11. Các bộ phận khác có thể thu hái quanh năm. 

Chế biến: Các bộ phận đem về rửa sạch, phơi sấy khô bảo quản dùng dần hoặc sử dụng ngay ở dạng tươi.

Bảo quản dược liệu khô ở nơi khô ráo, thoáng mát và tránh ẩm mốc.

Thành phần hóa học

+Quả Dướng chứa saponin 0,51%, acid p.coumaric, vitamin B, dầu béo.

+Hạt chứa 31,7% dầu, 2,67% phần không xà phòng hóa, chứa các acid béo bão hòa 9%, acid oleic 15% và linoleic 76%. Trong quả còn chứa 4,75g lignin, calci carbonat, acid cerotic, các men lipase, protease, zymaze.

+Vỏ cây Dướng có các isopren auron: Brousoauron A và isopren-flavan và các chất acetat butyrospermon, erythrinacinate, kazinol A,B, brousochaleon A,B.

+Từ vỏ rễ cây Dướng, người ta đã tách và xác định cấu trúc các chất brousoflavonol C,D,E,F và các chất squalene, octacosan-1-ol, acid lignoceric, acid 4’ hydroxyl-cis-cinamic, octacosyl ester và marmesin và hỗn hợp của 4’hydroxy trans cinamat.

+Ngoài ra còn có chất 5 propyl-3-4-bis 1,2 benzenediol.

Tác dụng

+Dịch chiết cồn 50 ° của toàn bộ cây Dướng trừ rễ có tác dụng hạ huyết áp đối với huyết áp bình thường trên động vật thí nghiệm.

+Quả Dướng dùng làm thuốc bổ thận, bổ gân cốt, làm sáng mắt, chữa cảm ho, thủy thũng, mắt mờ, dùng riêng hay phối hợp với Phục linh hay Đại phúc bì.

+Lá Dướng được dùng làm thuốc nhuận tràng cho trẻ em, nấu nước xông khi bị cảm, làm thuốc lợi tiểu, tiêu phù.

+Vỏ thân cây Dướng chữa lỵ, chảy máu tử cung. Nhựa mủ của cây đắp lên các vết rắn cắn, chó cắn, ong đốt.

+Nhựa: Có đặc tính sát khuẩn. Chủ trị vết đốt côn trùng, eczema, chữa rắn cắn hay chó cắn, nấm chân tóc, viêm da thần kinh…

Công dụng

Lá dướng: Tính hàn, vị ngọt.

Rễ và vỏ cây dướng: Tính bình, vị ngọt.

Quả dướng: Được gọi là chử thực tử. Tính hàn, vị ngọt, không chứa độc tố.

Cây dướng sẽ có các công dụng sau đây:

+Điều trị chảy máu cam, thổ huyết.

+Điều trị chứng phù thũng, nhức mỏi cơ.

+Điều trị bệnh lỵ đi ngoài ra máu, phụ nữ sau sinh bị băng huyết.

+Điều trị đau lưng, mỏi gối, mắt nhìn kém, nóng trong xương, răng có mộng sưng đau, hay choáng váng, cảm ho.

+Điều trị hay buồn ngủ.

+Điều trị chảy máu ở tử cung, nhiễm trùng ở đường ruột.

+Điều trị phù thũng toàn thân.

+Điều trị chảy máu cam có biểu hiện chảy nhiều không cầm.

+Điều trị phong độc gây đau như dùi đâm, ngứa ngáy mình mẩy.

Liều dùng

+Liều dùng theo đường uống: 9 – 15g/ ngày.

+Thuốc đắp ngoài: Không kể liều lượng.

Lưu ý khi sử dụng

Người có tỳ thận hư nhược không nên sử dụng.

 

 
Có thể bạn quan tâm?
TẦM GỬI

TẦM GỬI

Tầm gửi (Taxillus chinensis) là một loại dược liệu quý hiếm được sử dụng trong Y học cổ truyền. Với nhiều thành phần hóa học có lợi cho sức khỏe, tầm gửi đã được sử dụng để điều trị nhiều bệnh như bệnh tim mạch, tiểu đường, và các vấn đề về tiêu hóa. Ngoài ra, tầm gửi còn có tác dụng chống ung thư, tăng cường sức khỏe tâm lý, và cải thiện chức năng miễn dịch. Tuy nhiên, việc sử dụng tầm gửi cần tuân thủ đúng liều lượng và cách thực hiện để tránh tác dụng phụ không mong muốn. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thêm về dược liệu này cũng như công dụng của nó trong Y học.
administrator
TRINH NỮ HOÀNG CUNG

TRINH NỮ HOÀNG CUNG

Trinh nữ hoàng cung (Crinum latifolium) là một loại dược liệu quý hiếm, được sử dụng trong y học cổ truyền của nhiều quốc gia trên thế giới. Trinh nữ hoàng cung được sử dụng để điều trị nhiều bệnh lý, bao gồm viêm nhiễm đường tiết niệu, đau lưng, đau đầu, khó tiêu, rối loạn kinh nguyệt, và các vấn đề về sản khoái. Tuy nhiên, để sử dụng Trinh nữ hoàng cung đúng cách và hiệu quả, cần phải tuân thủ đúng hướng dẫn của chuyên gia y tế và sử dụng sản phẩm chứa Trinh nữ hoàng cung có nguồn gốc đáng tin cậy.
administrator
KHƯƠNG HOẠT

KHƯƠNG HOẠT

Tên khoa học: Notopterygium incisium, Họ: Hoa Tán (Apiaceae). Tên gọi khác: Tây khương hoạt, Xuyên khương hoạt, Hồ Vương Sứ Giả, Khương Thanh.
administrator
CỎ BẠC ĐẦU

CỎ BẠC ĐẦU

Ở nhiều nơi trên đất nước ta, cỏ đầu trắng mọc hoang ven đường, bờ ruộng. Cỏ bạc đầu có vị cay, tính bình, tác dụng giải biểu, khu phong, chỉ thống, tiêu thũng, vị thuốc này được dùng để chữa cảm mạo, ho gà, viêm phế quản, viêm xoang...
administrator
TINH DẦU QUÝT

TINH DẦU QUÝT

Tinh dầu quýt được chiết xuất từ phần vỏ của quả quýt, cùng với những tinh dầu thuộc nhóm cam chanh có nhiều công dụng đối với sức khỏe. Loại tinh dầu này mang lại hiệu quả thư giãn thần kinh, cải thiện các bệnh lý hệ hô hấp và nhiều tình trạng khác. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về tinh dầu quýt và công dụng tuyệt vời của nó.
administrator
MẬT NHÂN

MẬT NHÂN

Cây Mật nhân còn được biết đến với tên gọi cây bá bệnh. Lí do mà Mật nhân có cái tên thường gọi như vậy là do trong dân gian người ta đã sử dụng loại dược liệu này trong việc điều trị rất nhiều các bệnh lý khác nhau.
administrator
CỎ NHỌ NỒI

CỎ NHỌ NỒI

Cỏ nhọ nồi hay còn gọi là cỏ mực (Eclipta prostrata L.), là một loài thân thảo cao 40 cm, thân tròn màu xanh lục hoặc đỏ tía, có lông cứng.
administrator
LA HÁN QUẢ

LA HÁN QUẢ

La hán quả, hay còn được biết đến với những tên gọi: Giải khổ qua, mộc miết, quả la hán. La hán quả thường dùng trong Đông y để chữa bệnh. Thuốc có thành phần và tác dụng dược lý đa dạng, có tác dụng thanh nhiệt, trị ho, thông đại tiện. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator