Giới thiệu về dược liệu
Ở nhiều nơi trên đất nước ta, cỏ đầu trắng mọc hoang ven đường, bờ ruộng. Cỏ bạc đầu có vị cay, tính bình, tác dụng giải biểu, khu phong, chỉ thống, tiêu thũng, vị thuốc này được dùng để chữa cảm mạo, ho gà, viêm phế quản, viêm xoang, v.v.
-
Tên gọi khác: Bạc đầu cánh, Cỏ đầu tròn, Thủy ngô công, Cói bạc đầu lá ngắn, Pó dều dều, Nhá boóc đon (tiếng Thái).
-
Tên khoa học: Kyllinga Nemoralis
-
Tên dược: Herbal Kyllinga Nemoralis
-
Họ: Cói (danh pháp khoa học: Cyperaceae)
Cỏ bạc đầu là một trong những loại dược liệu có nhiều tác dụng chữa bệnh, đặc biệt là tình trạng viêm phế quản
Đặc điểm dược liệu
Cỏ bạc đầu là loại cây thảo sống lâu năm, thân nhỏ, chỉ cao từ 7-25 cm, thân rễ mọc leo. Lá có sọc, nhỏ hơn và ngắn hơn thân, có màu xanh lục, có gân nhỏ ở giữa phiến lá kéo dài từ gốc đến ngọn. Hoa mọc thành chùm trên đỉnh hình cầu, mỗi hoa có 1-3 hoa hình trụ, đường kính của cụm hoa từ 4-8 mm.
Cây thường ra hoa vào mùa hè. Quả hình bầu dục hơi dẹt và chủ yếu có màu vàng nhạt. Toàn cây có một mùi thơm đặc trưng, nhưng phần rễ là mùi thơm nhất.
Bộ phận sử dụng / thu hoạch / chế biến
Cỏ bạc đầu là một loại cây nhiệt đới phổ biến ở Campuchia, Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ, Myanmar, Sri Lanka, Australia, và một số nước châu Phi., Thành phố Hồ Chí Minh, An Giang và các tỉnh phía Nam khác.
Bộ phận sử dụng
Toàn bộ các bộ phận của cây được sử dụng để sản xuất thuốc.
Thu hoạch - Tiền xử lý
Thu hái cỏ bạc đầu quanh năm. Sau khi thu hoạch, cây cần được rửa sạch đất cát và sử dụng tươi hoặc khô để sử dụng sau này.
Bảo quản
Lưu trữ và bảo quản ở nơi khô thoáng. Không bảo quản thảo mộc ở nhiệt độ cao vì có thể làm thảo mộc mất đi mùi thơm đặc trưng.
Thành phần hóa học
Toàn thân cỏ Bạc đầu có chứa các thành phần bao gồm:
-
8,47% protein, 0,94% chất béo, 45% tinh bột.
-
Beta sitostenon, ergosterol peroxyd, beta-sitosterol, vitexin…
Toàn cây chứa mùi thơm đặc trưng và tinh dầu.
Tác dụng - Công dụng
Theo y học hiện đại
Tác dụng kháng khuẩn: Cỏ bạc đầu có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn, giảm co thắt, hạ huyết áp, chống viêm và có hoạt tính chống ung thư.
Nước sắc của cây còn có tác dụng lợi tiểu, chống viêm.
Theo y học cổ truyền
Theo y học cổ truyền, dược liệu này có tác dụng tiêu thũng, chỉ thống (giảm đau), khu phong và giải biểu. Vì vậy người ta thường sử dụng cỏ Bạc đầu trị chữa các tình trạng bệnh như lở loét da, làm thuốc sát trùng vết thương, sâu quảng và trị ỉa chảy.
Ngày nay loại dược liệu này được sử dụng trị các bệnh lý như ho gà, viêm phế quản, tiêu chảy, lỵ trực tràng, viêm họng, cảm mạo, sốt rét, rắn cắn, lở ngứa ngoài da và mụn nhọt, sâu quảng.
Cách dùng - Liều dùng
Tùy thuộc vào mục đích sử dụng và từng bài thuốc mà có thể dùng dược liệu với nhiều cách khác nhau. Cỏ Bạc đầu chủ yếu được dùng ở dạng đắp ngoài, ngoài ra có thể sắc uống chữa bệnh.
-
Liều lượng sử dụng: Liều sử dụng có thể thay đổi theo từng đối tượng và tình trạng bệnh
-
Sắc thuốc uống với liều từ 10-16g mỗi ngày.
-
Chữa cảm mạo, phong hàn, ho 30-45g cây tươi, sắc nước uống.
-
Dùng ngoài da bằng cách sử dụng cây tươi giã nát, thêm ít muối vào đắp tại chỗ hoặc đun với nước để rửa chỗ đau.
-
Ngoài ra, cỏ bạc đầu còn làm thức ăn cho gia súc.
Các bài thuốc sử dụng cỏ bạc đầu
Bài thuốc trị viêm gan gây vàng da
Bài thuốc trị ho, viêm khí quản và ho gà
Bài thuốc trị chứng đái ra dưỡng chấp
-
Chuẩn bị: cỏ bạc đầu 15g, Long nhãn 15g
-
Cách dùng: Đem sắc uống, mỗi ngày dùng 1 thang.
Bài thuốc trị mụn nhọt, viêm mủ ngoài da và rắn cắn
Bài thuốc chữa viêm xoang
-
Bài thuốc 1: Đem sắc cỏ bạc đầu 60g, lấy nước và dùng khi thuốc còn ấm.
-
Bài thuốc 2: Chuẩn cỏ Bạc đầu, bị mẫu kinh, lá cây dừa và rễ bồ hòn mỗi vị 15g. Đem các vị sắc lấy nước uống, mỗi ngày dùng 1 thang.
Bài thuốc trị sốt rét
Bài thuốc xông trị chứng cảm mạo
-
Chuẩn bị: nguyên liệu tươi cỏ Bạc đầu và tía tô, lấy mỗi thứ 1 nắm.
-
Cách dùng: Đem rửa sạch rồi đun với nước cho sôi rồi dùng xông mặt để giải cảm, trị ho và nghẹt mũi.
Lưu ý
Lưu ý không sử dụng cỏ bạc đầu với mới các trường hợp bao gồm:
-
Dị ứng với bất kỳ thành phần nào của dược liệu.
-
Phụ nữ mang thai và cho con bú.
-
Nếu dùng ở dạng tươi có thể gây kích ứng miệng, đường tiêu hóa, cổ họng, đường tiết niệu hoặc gây dị ứng da, cần thận trọng.
-
Các đối tượng dị ứng hoặc quá mẫn cảm với cỏ bạc đầu không nên sử dụng.
Những thông tin về cỏ bạc đầu còn hạn chế và chưa được giới y học hiện đại nghiên cứu và đưa ra những báo cáo cụ thể. Vì vậy, người đọc nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để có những biện pháp cụ thể để phòng tránh một số trường hợp rủi ro có thể xảy ra.