LÁ CÁCH

Lá cách, hay còn được biết đến với những tên gọi: Vọng cách, cách biển, lộc cách. Lá cách được biết đến là một trong những loại rau thường xuất hiện trong các bữa ăn tại các gia đình Việt. Nhưng ít ai biết rằng nó còn được coi như một vị thuốc quý, có tác dụng điều trị hữu hiệu nhiều loại bệnh như là vị thuốc bảo vệ gan, thanh nhiệt, chữa lỵ, hạ huyết áp. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

daydreaming distracted girl in class

LÁ CÁCH

Đặc điểm tự nhiên

Cây thuộc loại cây gỗ nhỏ cao khoảng 2-3m, phân nhánh. Cây có khi mọc leo, thường có gai.

Lá mọc đối, hình trái xoan hay bầu dục, gốc tròn hay hình tim, chóp rũ hay có mũi ngắn. Lá dài tới 16cm, rộng tới 12cm, nguyên hoặc hơi khía răng ở phần trên, có ít lông ở dưới, nhất là trên các gân.

Hoa nhỏ, màu trắng lục xam, họp thành ngù ở ngọn cây

Quả hạch, hình trứng, màu đen.

Cây cách mọc hoang dại ở những nơi rậm rạp, trên các liếp vườn. Cây cũng thường được trồng để lấy lá non làm rau ăn và làm thuốc.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Lá, rễ và cành của cây cách là các bộ phận thường được sử dụng để bào chế thuốc.

Thu hái: Dược liệu có thể được thu hái quanh năm.

Chế biến: Lá thu hái về rửa sạch, phơi hoặc sấy khô hoặc sao vàng để dùng.

Lá cách có mùi thơm dễ chịu, nên người ta dùng lá cách dưới dạng ăn sống, gói bánh xèo, bánh khọt chung với các loại rau tươi sống khác. Lá được sử dụng chủ yếu để xào nấu các loại thịt như thịt rắn, thịt chuột đồng, hoặc để um lươn. Lá thường được thái nhỏ thành sợi rồi cho vào nồi xào hay nồi um khi các loại thị đã gần chín rồi xào tiếp đến mềm.

Thành phần hóa học

Hai alkaloid có trong vỏ cây lá cách là premnin và ganiarin. Premnin có tác dụng làm giảm sức co của tim và làm giãn nở đồng tử.

Tác dụng

+Tác dụng kháng viêm: Lá cách ức chế phù nề, giảm tình trạng viêm nhiễm. Trong các mô hình cấp tính, albumin trứng gây phù nề chân chuột, lá có thể ức chế sự hình thành phù nề.

+Tác dụng bảo vệ gan: Chiết xuất ethanol từ Lá có tác dụng như silymarin. Một chất tăng cường khả năng khử độc của gan, kích thích tái tạo tế bào gan. Đồng thời bảo vệ gan khỏi các thương tổn như rượu, thuốc độc gan.

+Tác dụng hạ huyết áp: Lá cách trợ tỳ can, chủ trị các chứng tăng huyết áp do can hỏa vượng, can dương vượng. Triệu chứng của những chứng này thường là đỏ mặt, hay cáu giận, ngủ khó vào giấc, tăng huyết áp, tinh thần lo lắng. Lá cách làm dịu tinh thần, cải thiện giấc ngủ, dễ vào giấc, ngủ sâu. Ngoài ra, lá có tính hành khí hoạt huyết, tăng lưu thông máu, giảm sức cản ngoại biên nên làm giảm huyết áp.

Công dụng

Lá cách có vị ngọt, tính mát và sẽ có các công dụng sau đây:

+Điều trị kiết lỵ.

+Điều trị hậu sản vàng da.

+Điều trị dị ứng.

+Điều trị bệnh lý về gan.

+Giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt.

+Điều trị tắc tia sữa, sữa ít ở mẹ bầu.

+Hỗ trợ điều trị bệnh ung thư tuyến giáp.

+Điều trị nhức mỏi cơ khớp.

Liều dùng

Liều dùng: Mỗi ngày dùng 30 - 40g lá tươi hoặc 15 - 20g rễ.

Lưu ý khi sử dụng

Thành phần premnin và ganiarin trong cây cách có tính độc, nếu lạm dụng dễ cường giao cảm, tăng huyết áp.

Có thể bạn quan tâm?
CƠM RƯỢU

CƠM RƯỢU

Cơm rượu là một loài cây phổ biến ở Việt Nam, đồng thời cũng là một loại dược liệu quen thuộc được sử dụng trong nhiều bài thuốc như: chống ho, giải cảm, tiêu đờm, kích thích hệ tiêu hóa, tán huyết ứ, chữa mụn nhọt, chốc lở, rắn cắn, chữa tê thấp, kích thích tiêu hóa,...
administrator
GAI DẦU

GAI DẦU

Gai dầu, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cần sa, đại ma, gai mèo, lanh mèo, sơn ty miêu, hỏa ma, lanh mán. Dầu hạt gai dầu chứa nhiều chất béo thiết yếu cũng như chất chống oxy hóa tốt cho sức khỏe, hỗ trợ đẩy lùi chứng viêm và các tình trạng liên quan đến viêm. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
MẬT NHÂN

MẬT NHÂN

Cây Mật nhân còn được biết đến với tên gọi cây bá bệnh. Lí do mà Mật nhân có cái tên thường gọi như vậy là do trong dân gian người ta đã sử dụng loại dược liệu này trong việc điều trị rất nhiều các bệnh lý khác nhau.
administrator
TINH DẦU DƯỠNG DA

TINH DẦU DƯỠNG DA

Tinh dầu hiện nay được sử dụng khá phổ biến như một liệu pháp hương thơm. Tuy nhiên, một số loại tinh dầu còn có khả năng dưỡng da, được ứng dụng nhiều trong các phương pháp làm đẹp. Sau đây hãy cùng tìm hiểu một số loại tinh dầu tốt cho những tình trạng da khác nhau và cách sử dụng tinh dầu dưỡng da.
administrator
LA HÁN QUẢ

LA HÁN QUẢ

La hán quả, hay còn được biết đến với những tên gọi: Giải khổ qua, mộc miết, quả la hán. La hán quả thường dùng trong Đông y để chữa bệnh. Thuốc có thành phần và tác dụng dược lý đa dạng, có tác dụng thanh nhiệt, trị ho, thông đại tiện. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
NHŨ HƯƠNG

NHŨ HƯƠNG

Nhũ hương là một loại dược liệu được sử dụng phổ biến trong Y học cổ truyền, có những công dụng hữu ích trong điều trị các bệnh lý viêm khớp cũng như những tình trạng bệnh viêm khác, bên cạnh đó còn trong điều trị các chứng đau bụng, sốt, đau bụng kinh hoặc tình trạng viêm loét dạ dày - tá tràng,…
administrator
HẠT GẤC

HẠT GẤC

Gấc là một loại cây không còn xa lạ gì với chúng ta. Cây gấc là loại cây thân leo lâu năm, có chiều dài khoảng 10 đến 15m, mỗi năm có thể héo một lần nhưng đến mùa xuân năm sau thì nhiều thân mới mọc ra từ rễ hơn. Sau đây hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về hạt gấc và các công dụng trong y học nhé.
administrator
TẦM GỬI

TẦM GỬI

Tầm gửi (Taxillus chinensis) là một loại dược liệu quý hiếm được sử dụng trong Y học cổ truyền. Với nhiều thành phần hóa học có lợi cho sức khỏe, tầm gửi đã được sử dụng để điều trị nhiều bệnh như bệnh tim mạch, tiểu đường, và các vấn đề về tiêu hóa. Ngoài ra, tầm gửi còn có tác dụng chống ung thư, tăng cường sức khỏe tâm lý, và cải thiện chức năng miễn dịch. Tuy nhiên, việc sử dụng tầm gửi cần tuân thủ đúng liều lượng và cách thực hiện để tránh tác dụng phụ không mong muốn. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thêm về dược liệu này cũng như công dụng của nó trong Y học.
administrator