HÀ DIỆP

Hà diệp, hay còn được biết đến với những tên gọi: Lá sen. Hầu như tất cả các bộ phận của cây sen đều sử dụng được, trong đó lá sen (hà diệp) được phơi khô và dùng như một vị thuốc chữa bệnh béo phì. Lá bánh tẻ của cây sen hái bỏ cuống rồi phơi hoặc sấy khô được gọi là hà diệp. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

daydreaming distracted girl in class

HÀ DIỆP

Đặc điểm tự nhiên

Cây sen là một cây thuốc quý, một loại cây mọc dưới nước.

Ngó sen (ngẫu tiết) là thân rễ hình trụ mọc ở trong bùn, có thể ăn được.

Lá nguyên hình tròn, nhăn nheo, nhàu nát, đường kính 30cm đến 60cm, mặt trên màu lục tro, hơi nhám, mặt dưới màu lục nâu, nhẵn bóng, mép nguyên; có vết tích của cuống lá màu nâu lồi lên ở giữa lá. Lá có từ khoảng 17 - 23 gân tỏa tròn như hình nan bánh xe. Gân lồi về phía mặt dưới lá. Lá có mùi thơm, khô giòn và dễ nát vụn.

Hoa to, lưỡng tính, màu đỏ hồng hoặc trắng. Đài màu lục, có 3 - 5 lá. tràng hoa gồm nhiều cánh, cánh ngoài màu lục giống lá đài, còn những cánh trong có màu hồng, trắng hoặc trắng một phần. Hoa sen có nhiều nhị, bao phấn 2 ô và nứt theo kẽ dọc. Trung đới (phần kéo dài của chỉ nhị vào trong bao phấn) mọc dài ra, tạo thành một phần hình trắng ở đầu gọi là gạo sen. Đế hoa hình nón ngược gọi là liên phòng hoặc gương sen, chứa nhiều lá noãn rời nhau, mỗi lá noãn thường có 1 - 3 tiểu noãn.

Quả được gọi là liên nhục, chứa hạt hai lá mầm dày nhưng không có nội nhũ. Chồi mầm gập vào phía trong, gồm 4 lá chồi non, còn gọi là liên tâm.

Cây sen cũng là loài thực vật có mặt từ lâu ở bán đảo Đông Dương. Còn hiện nay, cây sen cũng được trồng nhiều tại các quốc gia thuộc khu vực Tây Âu. Tại Việt Nam, cây sen có mặt ở cả ba miền, trong đó phân bố nhiều nhất ở cả tỉnh miền Tây Nam Bộ. Ngoài mọc hoang ở vùng sông hồ, ao,… cây sen còn được quy hoạch, trồng để thu hoạch hoặc làm cảnh tại các vùng sông hồ, ao.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Lá sen được sử dụng để bào chế dược liệu.

Thu hái: Dược liệu có thể được thu hái quanh năm.

Chế biến: Sau khi thu hái đem về rửa sạch rồi đi phơi khô hoặc sấy khô.

Bảo quản dược liệu ở nơi khô ráo và thoáng mát và tránh nơi ẩm mốc.

Thành phần hóa học

Hà diệp chứa 0,21 - 0,51% alcaloid toàn phần, có tới 15 alcaloid, trong đó chất chính là nuciferin 0,15%; ngoài ra còn có dl-armepavin, roemerin coclaurin, anonain, pronuciferin, O-nornuciferin liriodenin, các acid hữu cơ và vitamin C.

Tác dụng

+Tác dụng chống oxy hóa: Các flavonoid có trong Hà diệp như Quercetin, glycoside, myricetin-3-O-glucopyranoside… có khả năng chống oxy hóa.

+Tác dụng kháng viêm: Một số nghiên cứu in-vitro cho thấy quercetin-3-O-d-glucuronide có trong Hà diệp có thể ức chế đáng kể sự phóng thích NO giúp giảm viêm. Ngoài ra, nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn của quercetin chiết xuất từ ​​Hà diệp đối với 5 loại vi sinh vật thường gây bệnh ở khoang miệng. Kết quả cho thấy quercetin trong chiết xuất này có khả năng làm giảm viêm nha chu. 

+Hỗ trợ điều trị rối loạn lipid máu: Một số thí nghiệm trên chuột đã cho thấy tác dụng thúc đẩy quá trình huy động và hoà tan lipid máu, giảm trọng lượng cơ thể ở chuột béo phì do ăn nhiều chất béo. Ngoài ra, chiết xuất giàu flavonoid giúp giảm lipid máu do chế độ ăn nhiều chất béo tương đương với silymarin và simvastatin, giúp giảm tích lũy chất béo, giảm tổn thương gan.

+Hỗ trợ điều trị bệnh béo phì: Một số nghiên cứu gần đây cho thấy các flavonoid có trong Hà diệp có tác dụng kích hoạt con đường beta-AR và ly giải mỡ, đặc biệt trong mỡ nội tạng. Ngoài ra, vị thuốc này cũng giúp làm giảm sự tiêu hóa, ức chế hấp thu lipid và carbohydrate, tăng tốc độ chuyển hóa lipid và tăng tiêu hao năng lượng.

+Hỗ trợ điều trị đái tháo đường: Một số nghiên cứu trên chuột và trong ống nghiệm cho thấy Hà diệp giúp giảm lượng đường trong máu và đề kháng insulin bằng cách làm giảm mỡ nội tạng, ức chế biểu hiện GLUT4, đảo ngược tình trạng không dung nạp glucose.

Hỗ trợ điều trị ung thư: Trong mô hình thí nghiệm trên chuột ung thư gan do N-diethylnitrosamine, dịch chiết xuất từ Hà diệp có tác dụng bảo vệ tế bào gan bằng cách ngăn chặn quá trình peroxide hóa lipid, ngăn tổn thương tế bào gan và tăng cường hệ miễn dịch, chống oxy hóa.

+Tác dụng an thần, giảm lo âu: Các alkaloid có trong Hà diệp có tác dụng an thần, giảm lo âu bằng cách tăng nồng độ các chất dẫn truyền thần kinh. 

Công dụng

Hà diệp có vị đắng chát, tính bình và sẽ có các công dụng sau:

+Điều trị sốt mùa hè, say nắng, tiêu chảy.

+Điều trị sốt cao, chảy máu cam hoặc nôn ra máu.

+Điều trị béo phì, hạ cholesterol máu cao.

+Điều trị viêm chân răng, giúp răng chắc khỏe.

+Điều trị ho do lạnh.

+Điều trị chứng rụng tóc.

+Điều trị tiểu tiện khó khăn.

Liều dùng

Liều dùng từ 3 - 9 g/ngày đối với dược liệu khô và 15 - 30g/ngày đối với dược liệu tươi.

Hà diệp tháng: Liều dùng từ 3 - 6 g/ngày, dạng hoàn tán hay thuốc sắc.

Lưu ý khi sử dụng

+Phụ nữ khi đang trong thời kỳ hành kinh, phụ nữ khi đang mang thai hoặc cho con bú không nên dùng hà diệp.

+Người thể hàn bị mất ngủ uống hà diệp vào cũng ngủ được nhưng về lâu dài có thể bị mệt mỏi, tim đập thất thường và mất trí nhớ.

 

Có thể bạn quan tâm?
CỎ MẦN TRẦU

CỎ MẦN TRẦU

Cỏ mần trầu có vị ngọt hơi đắng, tính bình. Loài cỏ này được sử dụng làm dược liệu với nhiều tác dụng như: thanh nhiệt, giải độc; khư phong, khư đàm; trị cao huyết áp; đề phòng viêm não truyền nhiễm; vàng da do viêm gan; viêm tinh hoàn; lợi tiểu; chữa sốt; viêm thận; dị ứng khắp người mẩn đỏ; mụn nhọt…
administrator
ĐẬU BIẾC

ĐẬU BIẾC

Đậu biếc, hay còn được biết đến với những tên gọi: Bông biếc, hoa đậu tím, hoa mắt biếc, hoa ngọc biếc. Hoa đậu biếc được lấy từ bông của cây đậu biếc, dùng để pha trà uống mang đến nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như giúp kiểm soát đường huyết, cải thiện não bộ, ngăn ngừa lão hóa,…Loại hoa này còn tạo nên những dải màu rất đẹp khi pha chế thành uống nước. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
HOA PHẤN

HOA PHẤN

Hoa phấn nở quanh năm và thường được trồng làm cảnh vì có màu sắc sặc sỡ, đẹp mắt. Ngoài ra, rễ và lá của loại thảo dược này còn được dùng để chữa ho mãn tính, viêm amidan, viêm họng, kinh nguyệt không đều và nhiễm trùng đường tiết niệu.
administrator
SÂM BỐ CHÍNH

SÂM BỐ CHÍNH

Sâm bố chính là một loại thực vật có hình dáng khá giống với dược liệu Nhân sâm, nhưng về tác dụng thì hoàn toàn không giống với Nhân sâm. Nó thường được sử dụng trong điều trị các chứng kinh nguyệt không đều, suy thận hoặc giúp cải thiện thể trạng và tăng cường miễn dịch,…
administrator
THÔNG ĐẤT

THÔNG ĐẤT

Sự phát triển và tiến bộ của y học đã giúp ích nhân loại, dần dần có nhiều căn bệnh được định nghĩa và quan tâm hơn. Suy giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ chính là những tình trạng đang được mọi người chú ý. Các chuyên gia đã nghiên cứu và cho thấy rằng cây Thông đất có tác dụng đặc biệt trong hỗ trợ cải thiện chứng bệnh Alzheimer. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Thông đất và những công dụng tuyệt vời của nó.
administrator
NHÂN SÂM

NHÂN SÂM

Nhân sâm là cây sống lâu năm, dùng làm thuốc bổ, trừ tà khí, sáng mắt, uống lâu nhẹ mình, tăng tuổi thọ, chữa các chứng đau ruột, dạ dày, nôn mửa, làm tăng thể lực và trí lực, dùng trong trường hợp cơ thể suy yếu, kiệt sức, mệt mỏi và trong thời gian dưỡng bệnh.
administrator
TỬ UYỂN

TỬ UYỂN

Tử uyển (Aster tataricus) là một loài thực vật thuộc họ Cúc, được sử dụng trong y học cổ truyền với công dụng giảm viêm, giảm đau và hỗ trợ tiêu hóa. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Tử uyển và cách sử dụng tốt nhất cho sức khỏe nhé.
administrator
NỮ LANG

NỮ LANG

Nữ lang là dược liệu rất phổ biến và đã được sử dụng từ thời cổ xưa của lịch sử loài người. Những ghi chép đầu tiên về việc sử dụng Nữ Lang để trị các bệnh lý về tiêu hóa, tiết niệu được ghi nhận lần đầu tiên từ thời Hy Lạp cổ đại.
administrator