RÁY GAI

Theo y học cổ truyền, thân rễ cây ráy gai có vị cay, tính ấm, tác dụng giúp tiêu đờm, bình suyễn, thanh nhiệt, giải độc, lợi niệu.

daydreaming distracted girl in class

RÁY GAI

Giới thiệu về dược liệu

- Tên khoa học: Lasia spinosa Thwaites

- Họ: Ráy (Araceae)

- Tên gọi khác: chóc gai, dã vu, hải vu, sơn thục gai hay cây cừa, cây móp (Nam bộ)

Đặc điểm thực vật

Ráy gai là loại cây thân thảo, cao từ 40 – 70cm, thân rễ nằm ngang, mọc bò, sau phát triển thành củ dài, chia nhiều đốt. Phần thân, rễ, cuống đều có gai. 

Lá mọc từ thân rễ, có mép nguyên, lá non hình mũi tên về sau xẻ lông chim, mặt dưới có gai ở gần giữa, cuống lá mập có bẹ, dài hơn phiến lá, phủ đầy gai, các thùy có hình mác, đầu nhọn.

Cụm hoa không phân nhánh, mọc thành một bông mo, trục hoa hình trụ ngắn, hoa cái ở gốc, hoa đực ở trên. 

Quả mọng, hình trứng vuông, có gai ngắn ở đỉnh.

Mùa hoa quả vào tháng 3 – 4 hằng năm.

Phân bố, sinh thái

Ráy gai là loại cây ưa nước, có thể chịu bóng, thường mọc hoang thành đám lớn ở những vùng ẩm ướt như bờ ao hồ, bờ suối hay kênh rạch. Cây sinh trưởng, phát triển gần như quanh năm. Khi quả chín rụng, cây thường được phát tán nhờ nước.

Cây được tìm thấy ở nhiều nước thuộc khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới như Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam, Lào, Trung Quốc, Campuchia…

Ở Việt nam, chỉ có một loài Ráy gai, phân bố rải rác khắp các địa phương ở vùng đồng bằng, trung du và núi thấp như: Hòa Bình, Ninh Bình, Nghệ An, Bình Dương, Đồng Tháp, Kiên Giang, An Giang, Lâm Đồng… Bên cạnh quần thể mọc tự nhiên, cây còn được trồng dọc theo bờ ao để tránh xói lở, đồng thời nó cũng tạo thêm nơi trú ngụ cho hệ sinh vật khác. 

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: thân rễ

Thu hái, chế biến: Có thể thu hái quanh năm nhưng thời điểm thu hoạch tốt nhất là vào mùa đông. Sau đó rửa sạch, phơi khô, ngâm với nước đường phèn và gừng để làm sạch, loại bỏ độc tố rồi thái mỏng, sao vàng hoặc phơi, sấy khô

Thành phần hóa học 

Một số nghiên cứu cho thấy, ráy gai chứa flavonoid, acid hữu cơ, hợp chất phenol, đường, acid amin. Toàn cây còn có saponin triterpen. Thân rễ chứa tinh bột. Bông mo có acid hydrocyanic.

Tác dụng - Công dụng 

Theo y học cổ truyền, thân rễ cây ráy gai có vị cay, tính ấm, tác dụng giúp tiêu đờm, bình suyễn, thanh nhiệt, giải độc, lợi niệu. Do đó cây ráy gai được dùng để chữa trị:

- Hỗ trợ điều trị viêm gan, xơ gan cổ chướng, viêm thận.

- Hỗ trợ làm giảm các triệu chứng, vàng da, ngứa ngáy, suy nhược cơ thể.

- Hỗ trợ điều trị ho và hỗ trợ giúp làm đau khớp.

- Hỗ trợ tăng cường lưu thông máu, giãn tĩnh mạch.

- Hỗ trợ trị đau đầu và chữa lành các vết côn trùng cắn.

- Hỗ trợ điều trị tiêu chảy, cảm cúm, nhức đầu, thương hàn, lao phổi, giun đũa, áp xe.

- Hỗ trợ điều trị rối loạn khớp, viêm phế quản mạn tính, chảy máu trĩ và hỗ trợ trị viêm ruột thừa.

- Hỗ trợ điều trị bệnh tràm và giúp cầm máu các vết thương, vết cắt.

Ở Trung quốc, ráy gai được dùng để chữa ho, phế nhiệt, trị sưng vú, cao huyết áp, chó dại cắn, phong thấp, đòn ngã, bạch đới, đau bụng kinh, viêm dạ dày mạn tính, tiêu hóa không tốt, ho do phổi nóng, viêm thận phù thũng, đái đục, viêm tuyến mang tai, mụn nhọt sưng lở.

Ở Indonesia, nước hãm của rễ dùng cho đàn bà sau khi đẻ, nước sắc rễ và thân chữa các cơn đau thắt

Ở Ấn Độ, thân rễ được dùng làm thuốc trị đau ngực; lá và rễ dùng trị bệnh trĩ

Cách dùng - Liều dùng 

Liều dùng: 12 – 16g/ ngày thường dùng dưới dạng thuốc sắc, ngâm rượu, dùng đắp vết thương hoặc dùng tươi đun nước tắm.

Một số bài thuốc từ cây ráy gai:

- Chữa gan vàng da, suy gan: Sắc uống 12 – 16g ráy gai, uống trước bữa ăn khoảng một tiếng rưỡi, dùng 2-3 lần/ ngày. Có thể cân nhắc bổ sung một số vị thuốc khác như mã đề, nhân trần, diệp hạ châu – mỗi vị 12 g, để tăng hiệu quả của bài thuốc 

- Chữa suy nhược cơ thể do sốt rét hoặc các di chứng sau đợt sốt rét: Sắc uống mỗi ngày các dược liệu 12g ráy gai, đảng sâm, bạch truật, hoàng kỳ, cam thảo.

- Trị tê thấp, bàn chân tê buốt: Sắc uống mỗi ngày các dược liệu 12g ráy gai, cẩu tích, kê huyết đằng, tỳ giải, ngưu tất, chia làm 3 lần uống, dùng trước khi ăn.

- Trị đau gối, đau lưng, đau xương khớp: Ngâm các dược liệu 20g ráy gai, ngưu tất, ngũ gia bì, cẩu tích, bạch thược, cốt toái bổ, đỗ trọng, trần bì với rượu để làm thuốc

- Trị viêm tinh hoàn: Sắc uống các dược liệu 12g ráy gai, 10g lá trâu cổ (lá vẩy ốc) sao vàng, lệ chi hạch (hạt vải) thái mỏng, sao vàng, chia làm 2 lần uống, dùng trước mỗi bữa ăn. 

- Trị ho do phế nhiệt, nước tiểu đậm màu, vàng: Sắc uống các dược liệu Ráy gai, bạc hà, huyền sâm, mạch môn, râu ngô mỗi vị từ 10 –  12g.

- Chữa gút: Phơi khô, sao vàng và sắc lấy nươc uống các dược liệu củ ráy và chuốt hột già mỗi loại 20 gram 

- Chữa đau khớp do phong thấp, tổn thương do té ngã: Sắc uống 9-15 g Ráy gai (toàn cây) hoặc dùng 60g ngâm trong nửa lít rượu, vừa uống trong vừa xoa ngoài.

- Trị viêm gan siêu vi B: Dùng Ráy gai khô 20g, Diệp hạ châu (Chó đẻ thân xanh) 20g (tươi 40g), Cỏ mực 20g, Bạch hoa xà thiệt thảo (Cỏ lưỡi rắn) 20g, Bán chi liên (hoặc Xuyên tâm liên) 12g, Mã đề 20g, nấm Linh chi xay, tán mịn 12g. Dược diệu khô, rửa sạch, chặt nhỏ, thêm bột Linh chi và 2 lít nước, nấu sôi 30 phút, chắt ra chai uống trong ngày thay nước trà.

 

Có thể bạn quan tâm?
BẠCH MAO CĂN

BẠCH MAO CĂN

Bạch mao căn, hay còn được biết đến với những tên gọi: Rễ cỏ tranh, mao căn, mao thảo căn, vạn căn thảo. Bạch mao căn hay còn gọi là rễ cỏ tranh, là thân rễ phơi hay sấy khô của cây cỏ tranh. Cỏ tranh mọc hoang khắp nơi ở nước ta. Bạch mao căn được dùng để chữa bệnh nhiệt phiền khát, tiểu tiện khó khăn, tiểu ít, tiểu buốt, tiểu ra máu, ho ra máu, chảy máu cam, phù viêm thận cấp và hen suyễn.
administrator
XƯƠNG SÔNG

XƯƠNG SÔNG

Xương sông (Blumea lanceolaria) là một loại thực vật thuộc họ Cúc, được sử dụng làm dược liệu từ lâu đời trong Y học cổ truyền châu Á. Dược liệu Xương sông được sử dụng để điều trị một số bệnh lý như đau đầu, đau bụng, sỏi thận, tiêu chảy và viêm xoang. Ngoài ra, Xương sông còn có các thành phần hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn, giảm đau và chống viêm.
administrator
LONG NHÃN

LONG NHÃN

Long nhãn hay còn được gọi là long nhãn nhục, là phần cùi của quả cây nhãn có tên khoa học là Euphoria longan (Lour.) Steud, thuộc họ Bồ hòn (Sapindaceae). Long nhãn không chỉ đơn thuần là món ăn bổ dưỡng, cung cấp rất nhiều các chất dinh dưỡng cho con người mà còn là một trong những thành phần của các bài thuốc Đông y trị táo bón, thiếu máu, với các tác dụng như an thần, nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể. Long nhãn còn có các tên gọi khác như Á lệ chi, Nguyên nhục, Quế viên nhục, Bảo viên,…
administrator
MIẾT GIÁP

MIẾT GIÁP

Tên khoa học: Trionyx sinensis Wegmann Tên dược liệu: Carapax Trionycis Họ Ba Ba (Trionychadae) Tên gọi khác: Mai ba ba, Giáp ngư, Thủy ngư xác, Miết xác.
administrator
NGHỆ TRẮNG

NGHỆ TRẮNG

Nghệ trắng từ xưa đến hiện tại đều được biết đến là một trong những loại gia vị được ưa chuộng trong nhiều bữa cơm gia đình hằng ngày. Nhưng ít người biết rằng đây lại là một loại thuốc quý của tự nhiên được sử dụng trong Y học cổ truyền để chữa rất nhiều bệnh lý khác nhau như mụn nhọt, sưng viêm,… Bên cạnh đó, Nghệ trắng còn có các tác động rất tốt đối với sức khỏe tim mạch, gan mật,… Thêm vào đó vị thuốc này còn có nhiều công dụng hữu ích cho sức khỏe của phái đẹp như trị băng huyết hoặc đau bụng kinh.
administrator
TRƯỜNG SINH THẢO

TRƯỜNG SINH THẢO

Trường sinh thảo (Selaginella tamariscina) là một loại dược liệu quý hiếm trong Y học cổ truyền, được sử dụng để chữa trị các bệnh về gan, thận, viêm loét dạ dày, viêm khớp và rối loạn nội tiết. Các nghiên cứu hiện đại cũng đã chứng minh được các tác dụng kháng viêm, chống oxy hóa và giảm đường huyết của Trường sinh thảo. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Trường sinh thảo và những công dụng tuyệt vời của nó nhé.
administrator
BẠI TƯƠNG THẢO

BẠI TƯƠNG THẢO

Bại tương thảo, hay còn được biết đến với những tên gọi: Bại tương, khô thán, cây trạch bại, cây lộc trường, khổ chức, mã thảo, kỳ minh, lộc thủ. Bại tương thảo là loại dược liệu đóng vai trò quan trọng đối với một số loại bệnh. Tuy nhiên. Bại tương thảo là cây thuốc có nhiều tác dụng quý như trị mụn đinh nhọt, đau lưng hậu sản, viêm ruột thừa, táo bón, viêm gan vàng da… Bệnh nhân cần sử dụng đúng liều lượng được hướng dẫn dưới đây để tránh gặp phải tác dụng phụ có hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, cây lại không phổ biến và ít người biết đến. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
ĐẠI HỒI

ĐẠI HỒI

Đại hồi, hay còn được biết đến với những tên gọi: Bác giác hồi hương, đại hồi hương, hồi, tai vị. Đại hồi, là một loại nguyên liệu quen thuộc dùng trong nấu ăn ở các nước phương đông. Bên cạnh đó, Đại hồi còn là vị thuốc với vị cay tính ấm và mùi hương nồng nàn đặt biệt. Đại hồi thường dùng trong Đông Y và cả Tây Y với công dụng hỗ trợ tiêu hoá và sát trùng. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator