QUY BẢN

Quy bản (Testudo elongata) được lấy từ loài rùa nhỏ, thân ngắn, thân rùa được bảo vệ bởi phần lưng (mai rùa) dày như tấm giáp, là phiến sừng hoặc nhiều vảy cứng ghép lại và phần bụng phảng (yếm rùa).

daydreaming distracted girl in class

QUY BẢN

Giới thiệu về dược liệu 

- Tên khoa học: Testudo elongata Blyth

- Họ: Testudinidae (Họ Rùa núi)

- Tên gọi khác: Quy giáp, Yếm rùa, Mai rùa, Kim quy

Đặc điểm dược liệu 

- Quy bản được lấy từ loài rùa nhỏ, thân ngắn, thân rùa được bảo vệ bởi phần lưng (mai rùa) dày như tấm giáp, là phiến sừng hoặc nhiều vảy cứng ghép lại và phần bụng phảng (yếm rùa). Rùa có đặc điểm đầu tròn trơn nhẵn, cổ dài linh động; bốn chân to, hình trụ, có móng, chân trước ngắn hơn chân sau; đuôi ngắn; mai màu vàng nâu, đen sẫm hơn ở giữa mỗi phiến sừng. Rùa đực thường nhỏ hơn rùa cái.

- Quy bản là phần yếm rùa và mu rùa được cạo bỏ hết phần thịt, phơi khô và chế biến. 

Phân bố, sinh thái

Rùa núi phân bố ở các nước Châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên. Rùa là một loại động vật thường sống ở dưới nước. Loại động vật này có thể sống ở cả nước ngọt, nước lợ và nước mặn. Ở Việt Nam, rùa núi sống hoang ở vùng núi, tại các nơi ẩm thấp trong rừng, gần các bờ sông suối ao hồ; về mùa khô rùa núi thường ẩn nấp trong bụi và chỉ hoạt động kiếm ăn vào mùa mưa. Thức ăn của rùa núi là động vật không xương sống, cá, sâu bọ, cỏ và quả rừng.  

Rùa núi có đặc điểm đẻ trứng trên cạn, vùi trứng vào cát. Rùa núi được thu bắt quanh năm nhưng tháng 8-12 là thời điểm thu bắt rùa núi nhiều nhất.  

Bộ phận dùng, thu bắt, chế biến 

- Bộ phận dùng: Phần yếm rùa và mu rùa đã loại bỏ sạch phần thịt. 

- Thu bắt: Rùa núi được thu bắt nhiều nhất vào mùa thu và mùa đông, tương ứng từ tháng 8 đến tháng 12 hàng năm. 

- Chế biến: Rùa bắt về, bóc lấy yếm, cạo hết thịt, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô, thu được huyết bản, huyết bản là phần này bóng láng, không bóc da và có thể còn vết máu. Hoặc rùa bắt về, đưa vào nước sôi rồi mới bóc lấy yếm, cạo hết thịt, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô, thu được thông bản, thông bản có màu sẫm hơn, da bị lóc. Mặt trong của thông bản có màu trắng tro hoặc màu vàng nhạt, không bóng. Sau đó, dạng huyết bản hay thông bản được chế biến tùy mục đích sử dụng, thành dạng bột mịn, cao nấu.  

+ Dạng bột mịn: Đem phần huyết bản hay thông bản sao vàng, rồi tán thành bột mịn. 

+ Dạng cao nấu: Ngâm yếm rùa vào nước, sau đó đun sôi trong vài giờ. Lấy ra, cạo sạch thịt còn sót lại. Tẩy bằng rượu. Đập thành mảnh nhỏ, nấu với nước 3 lần, mỗi lần một ngày, một đêm. Lọc bỏ bã. Nước lọc đem cô thành cao đặc rồi đổ khuôn. 

Thành phần hóa học 

- Quy bản có các thành phần lipid, chất keo, gelatin, amino acid, muối calci… Khi thủy phân quy bản thu được các acid amin: glycocole 19,36%, tyrosin 13,59%, xystin 5,19%, leuxin 3,6%, alanin 2,95%, acid glutamic, histidin, lysin, acginin; không có tryptophan.

Tác dụng - Công dụng 

- Theo y học hiện đại, quy bản có tác dụng nâng ngưỡng đau đã được thử nghiệm trên chuột cống. Thuốc có công dụng gây mô hình âm hư thể cường giáp, độ dính huyết tương giảm rõ. Ngoài ra dược liệu này còn có tác dụng điều chỉnh 2 chiều hiệu suất tổng hợp DNA.

- Theo y học cổ truyền, quy bản có vị ngọt, mặn và tính hàn; quy vào 4 kinh Tâm, Can, Thận, Tỳ; giúp bổ tâm, thận, điều dưỡng huyết và mạnh gân xương, dưỡng âm. Dùng để trị: Chứng âm hư nóng âm ỉ trong xương, lao nhiệt và cơ thể suy nhược, chân tay và lưng gối bị đau nhức mỏi, tình trạng ho lâu ngày, di tinh, khí hư ra kéo dài, phụ nữ băng huyết. 

Cách dùng – Liều dùng 

Ngày uống 12-24g nếu dùng quy bản dưới dạng thuốc sắc, thuốc viên hay thuốc bột. Ngày uống Ngày uống 10-15g, chia 3 lần uống nếu dùng quy bản dạng cao nấu. 

Tùy thuộc từng mục đích sử dụng mà có thể dùng quy bản với nhiều dạng khác nhau. Một số bài thuốc từ quy bản như:

- Bài thuốc chữa kinh nguyệt ra quá nhiều, kéo dài (hay còn gọi là rong kinh): Quy bản 40g, cùng với các loại dược liệu khác: 40g hoàng cầm và 40g bạch thược, 40g hoàng bá, 10g chế hương phụ. Tất cả đem đi tán bột để làm viên hoàn. Mỗi lần dùng uống từ 10 đến 15g, uống 3 lần/ ngày.

- Bài thuốc chữa bệnh ho lâu ngày: Quy bản đem sao cát cho giòn rồi tán nhỏ 100g, cùng với 100g đảng sâm được đem sao thơm tán nhỏ. Trộn đều hai vị thuốc lại với nhau. Mỗi ngày uống 3 lần với 1 2g/ lần. 

- Bài thuốc chữa bệnh di tinh: Chuẩn bị các loại dược liệu gồm Cao quy bản 10g, thục địa 16g, hoài sơn 12g, phá cố chỉ (8g, sao với rượu), thỏ ty tử (8g, sao), rau má 8g, vỏ rễ cây đơn đỏ (6g, sao), khiếm thực (6g, sao). Cao quy bản hơ nóng cho chảy; thục địa giã nhuyễn. Các dược liệu khác phơi khô, tán nhỏ, rây bột mịn, trộn đều với cao quy bản và thục địa, rồi cho mật ong vừa đủ để làm thành viên thuốc cân nặng 2g. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 10 viên. 

- Bài thuốc chữa đau nhức xương: Quy bản 20g đập vụn sao vàng, kết hợp cùng các loại dược liệu gồm địa cốt bì 12g, đương quy 12g, ngưu tất 12g, đinh lăng 16g, trinh nữ 16g, ngũ gia bì 16g, khởi tử 12g, cát căn 16g, khổ qua 20g, ngải diệp 12g, đại táo 12g, cam thảo 12g, hạt muồng 16g sao vàng. Tất cả đem sắc với nước, uống ngày 1 thang. 

Lưu ý 

Kiêng dùng dược liệu Quy bản ở người bệnh hư nhược mà không có hỏa. Không được phép dùng dược liệu Quy bản ở phụ nữ có thai.

 

Có thể bạn quan tâm?
TRẮC BÁ DIỆP

TRẮC BÁ DIỆP

Trắc bá diệp (Cacumen Platycladi) là một loại dược liệu được sử dụng rất phổ biến trong các bài thuốc chữa bệnh theo Y học cổ truyền. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về dược liệu Trắc bá diệp và cách sử dụng nó.
administrator
NỮ LANG

NỮ LANG

Nữ lang là dược liệu rất phổ biến và đã được sử dụng từ thời cổ xưa của lịch sử loài người. Những ghi chép đầu tiên về việc sử dụng Nữ Lang để trị các bệnh lý về tiêu hóa, tiết niệu được ghi nhận lần đầu tiên từ thời Hy Lạp cổ đại.
administrator
CAM THẢO ĐẤT

CAM THẢO ĐẤT

Cam thảo đất là loại dược liệu có công dụng hữu hiệu mà từ lâu đời dân gian xem như là vị thuốc nam quý. Cây cam thảo đất hay còn gọi là cây thảo nam, dã cam thảo, hoặc thổ cam thảo có vị đắng, ngọt, tính mát. Thường được sử dụng để điều trị ho, phù nề, cảm cúm, sởi hay tăng cường cảm giác ngon miệng khi ăn uống, cùng nhiều bệnh lý khác. Tên khoa học: Seoparia dulics L Họ: Hoa mõm chó – Scrophulariaceae
administrator
NA RỪNG

NA RỪNG

Na rừng hay Nắm cơm là một vị thuốc quý thường được sử dụng trong điều trị nhiều bệnh lý cho phụ nữ sau khi sinh nở. Bên cạnh đó, Na rừng còn được biết đến rộng rãi bởi nhiều công dụng hữu ích như giảm đau, chống viêm, hỗ trợ an thần, bổ thận, giảm ho, tiêu đờm,…
administrator
TINH DẦU XẠ HƯƠNG

TINH DẦU XẠ HƯƠNG

Cỏ xạ hương là một loại cây không còn xa lạ gì trong nền ẩm thực. Trong đó, tinh dầu của dược liệu này được sử dụng rất phổ biến trong sản xuất nước hoa, mỹ phẩm, thực phẩm trong theo văn hóa Địa Trung Hải. Thế nhưng, nó còn có những lợi ích rất tốt cho sức khỏe mà không phải ai cũng biết. Sau đây hãy cùng tìm hiểu xem tinh dầu xạ hương có tác dụng gì, khi sử dụng tinh dầu xạ hương cần lưu ý gì?
administrator
HOÀNG NÀN

HOÀNG NÀN

Hoàng nàn, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây mã tiến quế, vỏ doãn, vỏ dãn. Hoàng nàn là dược liệu có công dụng giảm đau và sát khuẩn hiệu quả. Tuy nhiên, dược liệu này có độc tính khá mạnh, cần được chế biến và sử dụng đúng cách để không gây tác động xấu đối với sức khỏe. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
MANUKA

MANUKA

- Tên khoa học: Leptospermum scoparium - Họ Sim (Myrtaceae)
administrator
DỪA CẠN

DỪA CẠN

Dừa cạn, hay còn được biết đến với những tên gọi: Bông dừa, trường xuân, hoa hải đằng. Cây dừa cạn là loài cây phổ biến thường được trồng làm cảnh trong vườn nhà. Quen thuộc là thế nhưng ít người biết, Dừa cạn còn là vị thuốc rất quý. Với nhiều công dụng chữa bệnh như hạ áp, lợi tiểu, đáng chú ý là khả năng điều trị ung thư. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator