MẠCH MÔN

Mạch môn là một loại dược liệu quý, rất phổ biến và được sử dụng nhiều trong các nền y học của các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, và một số nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Mạch môn thường được trồng để làm cảnh ở nhiều nơi. Tại Việt Nam, Mạch môn là một loài dược liệu mọc hoang, thường bắt gặp nhiều nhất ở các tỉnh phía Bắc của nước ta. Dược liệu này thường được sử dụng trong nhiều bài thuốc trị ho, táo bón, ho có đờm, lao phổi và nhiều bệnh lý khác.

daydreaming distracted girl in class

MẠCH MÔN

Giới thiệu về dược liệu Mạch môn

Mạch môn là một loại dược liệu quý, rất phổ biến và được sử dụng nhiều trong các nền y học của các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, và một số nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Mạch môn thường được trồng để làm cảnh ở nhiều nơi. Tại Việt Nam, Mạch môn là một loài dược liệu mọc hoang, thường bắt gặp nhiều nhất ở các tỉnh phía Bắc của nước ta. Dược liệu này thường được sử dụng trong nhiều bài thuốc trị ho, táo bón, ho có đờm, lao phổi và nhiều bệnh lý khác.

- Tên khoa học: Ophiopogon japonicus  (L.f.) Ker-Gawl. hoặc Convallaria japonica Linnaeus f.

- Họ khoa học: Convallariaceae (họ Tóc tiên).

- Tên gọi khác: Lan tiên, Mạch môn đông, Tóc tiên, Cỏ lan, Dương thử, Dương cửu, Bất tử thảo,…

Tổng quan về dược liệu Mạch môn

Trong dân gian còn gọi Mạch môn là Mạch đông, bởi vì lá của cây giống với lá lúa mạch, về mùa đông vẫn giữ được sự xanh tươi của lá. Loài này được trồng rộng rãi ở các nước như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản và phân bố chủ yếu ở những nơi ẩm và râm mát. Chủ yếu gặp ở các vùng đất thấp, dưới chân đồi hoặc trong rừng rậm.

Theo lý luận của y học cổ truyền Trung Hoa, rễ của mạch môn (bộ phận dùng chính của cây) có tác dụng nuôi dưỡng phần Âm (Yin). Rễ mạch môn tăng cường sản xuất Âm dịch của cơ thể, làm ẩm cho phổi, làm dịu đi tâm trí và xóa bỏ phần tâm hỏa bên trong của cơ thể. Nhiều nghiên cứu đã phân lập ra các hoạt chất có tác dụng từ dược liệu Mạch môn cũng như các nghiên cứu dược lý và nghiên cứu lâm sàng đã được  tiến hành để chứng minh tác dụng của cây.

Đặc điểm của dược liệu Mạch môn

Mạch môn là một loài cây thân thảo sống lâu năm và có thân bò. Rễ của cây là rễ chùm, có độ dày vừa phải, có những chỗ phát triển thành củ ở vị trí gần giữa rễ. Thân cây cao từ 10 – 40 cm. 

Lá của Mạch môn thẳng, hẹp và dài, giống như lá lúa mạch. Chiều dài lá trung bình từ 15 – 40 cm và chiều rộng trung bình từ 1 – 5 cm. Ở mép lá có những răng cưa nhỏ.

Hoa có màu từ trắng đến tím nhạt, cụm hoa của Mạch môn đặc trưng bởi 1 chùy thu nhỏ với chiều dài từ 2 – 5 cm, phần này chứa từ 2 đến 10 bông hoa. Là bắc có dạng hình mác, chiều dài từ 7 – 8 mm. Hoa thường mọc đơn lẻ hay thành cặp, cuống hoa dài từ 3 – 5 mm.

Quả của Mạch môn là quả mọng, có màu xanh hay tím xanh đậm. Đường kính quả từ 5 – 6 mm, bên trong quả có từ 1 đến 2 hạt. Hạt của quả có hình cầu.

Phần củ của Mạch môn là bộ phận được phát triển từ rễ, có 2 đầu dẹt, thân củ mập và tròn, có thể chất mềm, thịt củ ngọt.

Bộ phận dùng, thu hái và chế biến

Phần củ của Mạch môn là bộ phận hay được dùng nhất của cây. Khi cây được trồng khoảng 2 - 3 năm sẽ tiến hành thu hoạch củ và làm thuốc. Thời gian thu hoạch củ là vào cuối mùa hạ, tầm tháng 6 đến tháng 8.

Nên chọn những củ già, không có dấu hiệu ẩm mốc, củ cứng và đắng thì không nên dùng.
Đào lấy rễ củ, rửa sạch và cắt bỏ hết phần rễ, đem phơi nắng hoặc sấy cho khô. Đối với củ to thì nên bổ làm đôi, đối với củ nhỏ có thể để nguyên, tước bỏ lõi trước khi sử dụng. Củ mạch môn khô sẽ có màu vàng, vị ngọt.

Một số cách hướng dẫn chế biến củ Mạch môn theo một số tài liệu y học cổ truyền và dược liệu:

+ Theo Dược Tài học: phần củ Mạch môn cho vào chậu, phun một ít nước cho củ hơi mềm. Áo bột chu sa bên ngoài, sau đó đem phơi khô là có thể dùng được (Chu Mạch môn).

+ Theo Lôi Công Bào Chích Luận: phần củ tươi của Mạch môn tẩm nước ấm cho mềm, rút bỏ lõi. Đem sao nóng và để nguội, lặp lại 3 – 4 lần, sau đó đem tán bột.

+ Theo Dược liệu Việt Nam: Phần củ phơi khô lấy bỏ lõi bên trong, đem sao vàng và sử dụng.

Thành phần hóa học

Có nhiều nghiên cứu đã phân lập được nhiều nhóm hợp chất từ các bộ phận của Mạch môn, trong đó các thành phần có tác dụng chính của cây là các saponin có cấu trúc steroid, các homoisoflavonoid và các polysaccharid. Ngoài ra, Mạch môn còn chứa nhiều hoạt chất thuộc các nhóm chất khác bên cạnh các nhóm chất chính trên.

- Saponin cấu trúc steroid: 

+ Đã có hơn 75 hợp chất saponin được phân lập từ Mạch môn. Trong đó các saponin được tìm thấy thuộc 2 nhóm chính là spirostanol và furostanol, phần khác biệt chủ yếu nằm ở phần aglycone trong cấu trúc của hoạt chất.

+ Các thành phần hoạt chất saponin cấu trúc steroid cho rất nhiều tác dụng dược lý của Mạch môn như tác dụng bảo vệ tim mạch, kháng viêm, chống ung thư,…

- Các homoisoflavonoid:

Các nghiên cứu báo cáo đã phân lập và xác định cấu trúc của 35 hoạt chất thuộc nhóm homoisoflavonoid trong Mạch môn. Các homoisoflavonoid trong mạch môn có thể được phân thành 2 nhóm dựa trên sự bão hòa liên kết  C2 - C3 trong khung cấu trúc. Chính các homoisoflavonoid này cho tác dụng chống oxy hóa và kháng viêm khi sử dụng Mạch môn.

- Các polysaccharid: 

11 phân tử có cấu trúc polysaccharid đã được phân lập từ dịch chiết nước của Mạch môn.  Các phân tử polysaccharid này cũng cho nhiều tác dụng dược lý như hạ đường huyết, chống oxy hóa, điều hòa hệ miễn dịch,…

- Các thành phần hoạt chất khác: 

+ Trong dịch chiết của Mạch môn chứa nhiều acid hữu cơ như: acid salicylic, p-hydroxybenzoic, acid vanillic, p–hydroxybenzaldehyde, acid trans-p-coumaric, acid oleanolic, acid azelaic,…

+ Các thành phần glycoside được xác định trong Mạch môn như: ophiopogonoside A, L-borneol-β-D-glucopyranoside, ophiopojaponin D,…

Tác dụng – công dụng theo y học hiện đại của Mạch môn

Mạch môn là một loài dược liệu quý với rất nhiều tác dụng đã được chứng minh như tác dụng bảo vệ tim mạch, kháng viêm, chống oxy hóa, chống ung thư, ngăn ngừa đái tháo đường, chống huyết khối. Các tác dụng trên đã được nghiên cứu bằng các mô hình dược lý và thậm chí cả nghiên cứu lâm sàng.

- Tác dụng chống huyết khối: 

Dịch chiết ethanol từ rễ của Mạch môn cho tác dụng điều hòa và bảo vệ dòng tế bào nội mô ECV304 ở người và ngăn ngừa sự kết dích của các tế bào bạch cầu tiền tủy ở người.

- Tác dụng kháng viêm: 

Dịch chiết nước từ rễ của Mạch môn cho tác dụng làm giảm các triệu chứng gây ra do các mô hình viêm bằng hóa chất ở động vật thí nghiệm. Cơ chế kháng viêm được xác định là do tác dụng ức chế sự biểu hiện của các con đường ICAM-1, TNF-α,… Ngoài ra Mạch môn còn có tác dụng ngăn ngừa sự chết theo chu trình (Apoptosis) của các tế bào nội mô và tăng cường sự biểu hiện của các protein chức năng ở màng tế bào nội mô.

- Tác dụng bảo vệ tim mạch: 

Các saponin của Mạch môn là thành phần chính cho tác dụng bảo vệ tim mạch. Dịch chiết từ Mạch môn cho tác dụng làm giảm nồng độ Ca2+ nội bào trong tế bào tim và ngăn ngừa sự tổn thương tế bào cơ tim do sự quá tải nồng độ Ca2+ trong tế bào.

Các thành phần saponin glycoside được phân lập từ mạch môn như ophiopogonin D và  ruscogenin làm kích thích sự hình thành các ống trao đổi dòng máu trong tế bào cơ tim. Ngoài ra, thành phần saponin ophiopogonin J cho tác dụng bảo vệ tim mạch bằng cơ chế làm giảm tổng hợp các acid béo tự do, giúp điều hòa lipid huyết của cơ thể.

- Tác dụng chống ung thư: 

Saponin ophiopogonin B cho tác dụng ức chế tế bào ung thư trong ung thư phổi tế bào nhỏ. Ngoài ra còn cho tác dụng ức chế sự tăng sinh của tế bào ung thư vú

- Tác dụng chống oxy hóa: 

Các thành phần saponin steroid trong Mạch môn cho tác dụng trung hòa các gốc tự do (ROS), ngoài ra các homoisoflavonoid và polysaccharid trong Mạch môn cũng góp phần vào tác dụng chống oxy hóa của dược liệu. 

- Tác dụng ngăn ngừa đái tháo đường: 

Các thành phần polysaccharid cho tác dụng ngăn ngừa sự hấp thu các phân tử glucose ở bờ bàn chải của ruột. Ức chế hoạt động của enzyme α-glucosidase. Ngoài ra, Mạch môn còn cho tác dụng bảo vệ tế bào β của tuyến tụy, dẫn đến tác dụng làm giảm đường huyết đói, giảm HbA1C, tăng sự nhạy cảm của tế bào mô đích trước sự tác dụng của insulin.

Tác dụng – công dụng theo y học cổ truyền của Mạch môn

- Tính vị: Vị ngọt, hơi đắng, tính bình hay hàn (Theo các tài liệu y học cổ truyền).

- Quy kinh: Vị, phế, tâm.

- Công năng chủ trị: 

+ Chỉ thấu, an thần, nhuận phế, thanh tâm, Dưỡng ẩm, bổ phần âm, ích vị sinh tân, trừ phiền, có tác dụng giải khát. Trị miệng khô, đau đầu, ho lao nhiệt, ho ra máu, táo bón, trị nhiệt độc.

+ Theo lý luận y học cổ truyền Trung Quốc, mạch môn trị các chứng ở phổi (ho, viêm họng, ho ra máu). Ngoài ra còn cho tác dụng dưỡng Tỳ, Vị, Phổi và Tâm.

+ Ở Nhật Bản, Mạch môn được sử dụng như một vị thuốc có tác dụng kháng viêm, điều trị đau họng và giải khát.

Cách dùng – Liều dùng của Mạch môn

- Cách dùng: Mạch môn có thể được sử dụng ở các dạng bào chế như cao thuốc, thuốc sắc, tán bột, thuốc hoàn. 

- Liều dùng: khoảng từ 8 – 30 g mỗi ngày.

Một số bài thuốc dân gian có Mạch môn

- Bài thuốc chữa ho, khó thở hoặc ho lâu ngày:

  • Chuẩn bị: 16 g Mạch môn đông, 8 g Bán hạ, 4 g Đảng sâm, 4 g Cam thảo, 4 g Gạo nếp sao vàng, 4 g Đại táo và 600 mL nước. 

  • Tiến hành: sắc đến khi cô còn 200 mL. Chia làm 3 lần uống trong ngày (đơn thuốc của Trương Trọng Cảnh).

- Bài thuốc trị bệnh nhiễm thời kỳ hồi phục, táo bón, khô nóng và khát nước

  • Chuẩn bị: 12 g Mạch môn, 20 g Ngọc trúc , 16 g Hà thủ ô, 12 g Đương quy, 16 g Thục địa, 12 g Sinh địa, 16 g Hoài sơn, 8 g Phục linh, 8 g Nữ trinh tử, 8 g Bạch thược và 4 g Chích thảo. 

  • Tiến hành: các nguyên liệu trên đem đi sắc thuốc uống.

- Bài thuốc điều trị suy tim, lạnh chân tay ra mồ hôi nhiều, mạch nhanh, hạ huyết áp: 

  • Chuẩn bị: 16 g Mạch môn, 8 g Nhân sâm hoặc Đảng sâm (lượng gấp đôi Nhân sâm), 6 g Ngũ vị tử. 

  • Tiến hành: sắc các nguyên liệu trên uống.

- Bài thuốc trị tâm phiền, khát, đơn độc phát ban, nhiệt bệnh làm tổn thương phần âm, tinh hồng nhiệt, thần trí mê muội: 

  • Chuẩn bị: 20 g Huyền sâm, 24 g Sinh địa, 16 g Đan sâm, 16 g Liên kiều, 12 g Mạch môn, 4 g Tê giác, 12 g Tinh tre, 16 g Kim ngân hoa và 4 g Hoàng liên.

  • Tiến hành: lấy các nguyên liệu trên đem đi sắc thuốc uống.

Lưu ý khi sử dụng Mạch môn

- Do Mạch môn là vị thuốc có tính hàn nên cần phải lưu ý với các trường hợp sau đây: 

+ Bệnh nhân tiêu chảy khi sử dụng Mạch môn cần phải thận trọng.

+ Tỳ và vị bị hư do hàn nên kiêng dùng.

- Bệnh nhân không tự ý dùng các bài thuốc dân gian có chứa Mạch môn, cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để đạt hiệu quả và đảm bảo an toàn cho bản thân.

 

Có thể bạn quan tâm?
MỘC NHĨ

MỘC NHĨ

Nhắc đến Mộc nhĩ (hoặc cái tên phổ biến khác là Nấm mèo), hầu như ai cũng nghĩ đến một loại thực phẩm cực kỳ thơm ngon và bổ dưỡng được sử dụng để tạo nên rất nhiều món ăn sẽ bớt thơm ngon nếu như thiếu đi gia vị này. Tuy nhiên, không chỉ là một loại rau hay là một loại gia vị, Mộc nhĩ còn có rất nhiều những công dụng chữa bệnh.
administrator
CỦ DÒM

CỦ DÒM

Củ dòm, hay còn được biết đến với những tên gọi: Củ gà ấp, phấn phòng kỷ, hán phòng kỷ, phòng kỷ, thạch thiềm thừ. Củ dòm hay còn gọi là Củ gà ấp thường được sử dụng để điều trị nhức mỏi, phong tê thấp, đau bụng, ung nhọt cứng, áp xe. Ngoài ra, nấu nước dùng uống có thể chữa đau dạ dày, lỵ ra máu. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
HẠT ĐÁC

HẠT ĐÁC

Hạt đác là loại hạt ít chất béo và calo nhưng lại giàu khoáng, vitamin… có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như chữa sốt, lợi tiểu, chữa viêm cuống phổi, tiêu hóa...
administrator
SẮN DÂY

SẮN DÂY

Sắn dây có vị ngọt, tính bình, không độc, nước cốt rễ dùng sống rất hàn. Hoa có vị ngọt, tính bình, không độc. Có tác dụng: thanh nhiệt, giải độc, thông tiểu, tăng tiết mồ hôi, giải rượu, sinh tân dịch, thăng dương chỉ tả. Do đó được dùng để trị nhiệt lỵ, cảm nhiễm viêm hô hấp, ho khan, ho đờm, sốt, trị các chứng nóng, đau cứng gáy, tiêu chảy. Chữa các chứng say nắng, giải khát, hỗ trợ tiêu hoá. Ngoài ra sắn dây còn làm đẹp da, mờ nếp tàn nhang.
administrator
CỦ CHÓC

CỦ CHÓC

Củ chóc, hay còn được biết đến với những tên gọi: Bán hạ nam, bán hạ lá ba thùy, cây chóc chuột, tậu chó, mía dò. Củ chóc là loài cây mọc hoang ở nhiều nơi trên nước ta. Từ lâu, củ Chóc được dùng như một vị thuốc chống nôn mửa cho phụ nữ có thai, hen suyễn nhiều đờm, tiêu hoá kém mà ngực bụng đầy trướng. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
GỐI HẠC

GỐI HẠC

Gối hạc, hay còn được biết đến với những tên gọi: Bí dại, mũn, phi tử, mịa chay, kim lê, gối hạc tía, đơn gối hạc, củ đen. Gối hạc là một loại cây mọc hoang dại ở vùng đồi núi. Đây là một cây thuốc được dùng trong dân gian để điều trị các chứng sưng đau khớp gối, đau lưng, đau xương khớp, nhức mỏi. Ngoài ra, nó còn có thể trị đau bụng, rong kinh. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
NHỤY HOA NGHỆ TÂY

NHỤY HOA NGHỆ TÂY

Nhụy hoa nghệ Tây – một loại gia vị cũng như dược liệu đắt đỏ gần như là bậc nhất trong các loại dược liệu. Nhụy hoa nghệ Tây còn được coi như vàng đỏ của các loài thực vật là do hương vị đặc trưng cùng với các tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe con người.
administrator
CÀ DẠI HOA TRẮNG

CÀ DẠI HOA TRẮNG

Cà dại hoa trắng là cây thân thảo mọc hoang nhiều ở nước ta. Loài cây này thường được dùng làm dược liệu có tác dụng chỉ thống, tiêu thũng, trừ ho, chữa đau bụng, đau răng, đau nhức xương khớp, chứng khó tiểu tiện...
administrator