NỮ LANG

Nữ lang là dược liệu rất phổ biến và đã được sử dụng từ thời cổ xưa của lịch sử loài người. Những ghi chép đầu tiên về việc sử dụng Nữ Lang để trị các bệnh lý về tiêu hóa, tiết niệu được ghi nhận lần đầu tiên từ thời Hy Lạp cổ đại.

daydreaming distracted girl in class

NỮ LANG

Giới thiệu về dược liệu Nữ lang 

- Nữ lang là dược liệu rất phổ biến và đã được sử dụng từ thời cổ xưa của lịch sử loài người. Những ghi chép đầu tiên về việc sử dụng Nữ Lang để trị các bệnh lý về tiêu hóa, tiết niệu được ghi nhận lần đầu tiên từ thời Hy Lạp cổ đại. Ngày nay, giới khoa học càng nghiên cứu ra nhiều tác dụng dược lý của dược liệu này, trong đó có tác dụng an thần được ứng dụng rất nhiều trong việc điều trị. Nữ lang đã được ghi nhận là dược liệu làm thuốc ở nhiều dược điển trên thế giới.

- Tên khoa học: Valeriana officinalis L

- Họ khoa học: Valerianaceae (họ Nữ lang).

- Tên gọi khác: Sì to, Valerian,…

Tổng quan về dược liệu Nữ Lang

- Hippocrates – Ông tổ ngành y là người sử dụng dược liệu Nữ Lang để điều trị đến các bệnh lý về tiêu hóa, đầy hơi và nhiễm trùng đường tiết niệu. Sang đến thế kỉ thứ 16 – 18, các nghiên cứu về tác dụng của dược liệu cho các  bệnh lý mất ngủ hay các chứng lo âu đã mở đường cho việc sử dụng Nữ lang để điều trị các bệnh trên. Tại Hoa kỳ, Nữ Lang đã được FDA phê duyệt trong danh sách dược liệu dùng để sản xuất thực phẩm chức năng.

- Với nhiều tác dụng dược lý hiệu quả nên tại Việt Nam, Nữ lang được xếp vào loài dược liệu quý hiếm. Hiện nay, để tăng sản lượng và nâng cao quy mô sản xuất, các tỉnh phía Bắc của nước ta đã bắt đầu việc trồng Nữ Lang và sử dụng làm thuốc. Ngoài ra, do thường phân bố ở các vùng núi cao nên tại Lâm Đồng cũng có thể bắt gặp Nữ lang. 

Mô tả dược liệu và phân bố dược liệu Nữ Lang 

- Mô tả dược liệu:

  • Nữ lang được mô tả trong các tài liệu tham khảo là một loài cây thân thảo với đặc điểm là có thể sống được nhiều năm. Là một loài thực vật có kích thước nhỏ nên chiều cao trung bình của Nữ Lang từ 7 – 12 cm. 

  • Thân nhẵn, không sần sùi, không có gai, đôi khi quan sát thấy lông ở trên bề mặt thân.

  • Lá Nữ lang là lá kép lông chim lẻ với chiều dài có thể đến 10 cm, chiều rộng từ 4 – 7 cm. Khi quan sát lá không thấy cuống. Kích thước ở những lá tận cùng thường lớn hơn so với lá khác. 

  • Hoa của Nữ lang có mùi thơm, hấp dẫn loài mèo nên còn được gọi là cây Cỏ mèo. Hoa có màu trắng hay đôi khi ngả sang màu hồng, kích thước hoa nhỏ.

  • Mùa hoa của Nữ lang bắt đầu từ tháng 7 và mùa quả kéo dài từ tháng 10 đến tháng 2 năm tiếp theo.

- Phân bố dược liệu: Nữ lang là loại thực vật bản địa ở các nước châu Âu. Tại Việt Nam cũng có 1 loài có hình thái tương tự Nữ lang có tên khoa học là Valeriana jatamansi Jonse. 

Bộ phận dùng, thu hái và chế biến

- Bộ phận dùng: phàn rễ là bộ phận được sử dụng nhiều nhất của Nữ lang và đã được giới khoa học nghiên cứu về tác dụng dược lý nhiều, thậm chí cả nghiên cứu lâm sàng. Bên cạnh rễ thì ngay cả thân rễ cũng hay được sử dụng. 

- Thu hái: thu hái rễ vào khoảng 10 hằng năm, hoa có thể thu vào khoảng tháng 7 đến tháng 8.

- Chế biến: sau khi thu hái dược liệu rửa sạch đất cát và bụi bẩn, sau đó đem phơi khô và sử dụng dần hoặc bào chế thành các dạng thực phẩm chức năng, trà,…

Thành phần hóa học

Hiện nay thành phần hóa học đầy đủ của dược liệu vẫn chưa được biết đến. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra 2 thành phần chính có tác dụng dược lý của dược liệu là tinh dầu và valepotriate.

- Tinh dầu: Có thành phần thay đổi tùy theo khí hậu, điều kiện địa lý, thường thuộc các nhóm như monoterpene (borneol), sesquiterpene,…

- Valepotriate: có cấu trúc dạng ester của các ancol terpene chưa bão hòa, dễ bị thủy phân trong môi trường nước.

Tác dụng – công dụng dược liệu Nữ lang theo Y học hiện đại của 

Dược liệu Nữ lang có các tác dụng dược lý như sau:

- Tác dụng an thần: là tác dụng phổ biến nhất của dược liệu Nữ lang, với cơ chế tương tự như thuốc an thần nhóm barbiturat. Có tác dụng trong việc duy trì giấc ngủ của con người. Ngoài ra cây Nữ Lang còn cho tác dụng điều trị đối với các hội chứng cai thuốc khi ngưng benzodiazepine ở động vật thí nghiệm. Tác dụng này của Nữ lang đã được nghiên cứu lâm sàng để củng cố thêm độ tin cậy về hiệu quả điều trị.

- Tác dụng giảm các triệu chứng lo âu: Tác dụng này của Nữ lang đã được chứng minh bằng nghiên cứu thực nghiệm lâm sàng trên các bệnh nhân mắc chứng lo âu. Nghiên cứu cho kết quả khi sử dụng cây Nữ Lang sẽ làm giảm các dấu hiệu kích thích thần kinh trung ương khi đối mặt với những tình huống gây căng thẳng cho não bộ trong thử nghiệm.

- Ngoài các tác dụng dược lý chính trên, Nữ lang còn được nghiên cứu và được chứng minh với các tác dụng khác như: Làm giảm đau bụng kinh, cải thiện các triệu chứng do tình trạng mãn kinh ở phụ nữ. Dùng điều trị một số bệnh lý thần kinh khác như bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế,…

Tác dụng – công dụng của vị thuốc Nữ lang theo Y học cổ truyền 

- Tính vị: vị đắng, ngọt và tính bình.

- Quy kinh: vào Tâm và Can.

- Công năng - chủ trị: vị thuốc Nữ lang được sử dụng trong các trường hợp mất ngủ do có tác dụng an thần, giảm lo âu, hoạt huyết. Chữa động kinh, chữa trị các bệnh lý đường tiêu hóa và tiết niệu. Ngoài ra, dược liệu còn được sử dụng để chữa trị các bệnh lý của hệ tim mạch của cơ thể.

Cách dùng – Liều dùng của Nữ lang

- Cách dùng: Nữ lang có thể được sử dụng bằng nhiều cách, có thể sử dụng ở dạng trà thuốc, rượu thuốc, thuốc bột hoặc cao thuốc. Ngoài ra, một số sản phẩm thực phẩm chức năng trên thị trường được bào chế từ dược liệu Nữ lang dưới dạng viên nang rất tiện lợi cho người sử dụng.

- Liều dùng: 

  • Theo các tài liệu tham khảo, liều dùng của Nữ lang từ 400 – 900 mg đối với trường hợp mất ngủ, sử dụng trước 30 – 60 phút trước khi đi ngủ. 

  • Đối với sử dụng để chữa trị các bệnh lý về rối loạn lo âu, sử dụng từ 120 – 200 mg từ 3 đến 4 lần mỗi ngày hoặc sử dụng 100 mg trong thời gian 90 phút trước những sự kiện làm cho người bệnh cảm thấy bất an.

  • Liều sử dụng của dược liệu có thể khác nhau tùy theo loại bệnh lý và mục đích điều trị.

Một số bài thuốc dân gian có vị thuốc Nữ lang

- Bài thuốc điều trị mất ngủ:

  • Chuẩn bị: 10 – 15 g rễ cây Nữ lang.

  • Tiến hành: đem đi sắc với nước và uống, sử dụng hàng ngày để thấy hiệu quả điều trị.

- Bài thuốc điều trị các bệnh lý về tim mạch, giúp tăng cường sức khỏe cho người bệnh:

  • Chuẩn bị: khoảng 10 – 15 g rễ cây Nữ lang khô cùng với 20 g cây Dong riềng đỏ khô.

  • Tiến hành: 2 nguyên liệu trên đem đi sắc uống và nên sử dụng hằng ngày để thấy hiệu quả điều trị. 

Lưu ý khi sử dụng Nữ lang

- Các nghiên cứu báo cáo dược liệu Nữ lang rất ít tác dụng phụ, tuy nhiên cần phải lưu ý khi sử dụng đối với các trường hợp: 

  • Sử dụng ở liều 900 mg sẽ gây hiện tượng ngủ vào ban ngày hay khi vận hành máy móc ở người sử dụng.

  • Sử dụng quá nhiều trong thời gian dài khi ngưng sử dụng có thể gây các triệu chứng ngưng thuốc giống benzodiazepine.

  • Phụ nữ đang có thai không nên sử dụng dược liệu.

  • Có thể tăng cường tác dụng của các loại thuốc ngủ nhóm barbiturat, benzodiazepine khi phối hợp nên hạn chế sử dụng đối với các trường hợp cần sự tỉnh táo.

- Do có tác dụng nhiều trên hệ thần kinh trung ương, người bệnh cần phải tham khảo thật kỹ ý kiến của chuyên gia y tế trước khi sử dụng để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.

 

Có thể bạn quan tâm?
RÂU NGÔ

RÂU NGÔ

Theo Y học cổ truyền, Râu bắp có vị ngọt, tính bình có tác dụng bình can, lợi đàm, tiêu thũng, lợi niệu, được dùng để điều trị các bệnh như tiểu rắt, bí tiểu, tiểu ra máu, viêm tiết niệu, sán trong gan, mật, hỗ trợ điều trị sỏi mật, vàng da…
administrator
HÒE HOA

HÒE HOA

Hòe hoa là một dược liệu phổ biến trong Y học cổ truyền, có tác dụng chữa cao huyết áp, chữa chảy máu cam, băng huyết, trĩ chảy máu, phòng ngừa chứng đứt mạch máu não, ho ra máu, đái ra máu, đau mắt, xích bạch lỵ,…
administrator
QUA LÂU

QUA LÂU

Qua lâu (Trichosanthes kirilowii Maxim) là cây dây leo dài 3-10m, rễ củ thuôn dài thắt khúc.
administrator
MẬT ONG

MẬT ONG

Nhắc đến Mật ong, ai cũng sẽ nghĩ ngay đến 1 nguyên liệu có thể được sử dụng làm thực phẩm từ thiên nhiên với rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe con người. Bên cạnh đó, không chỉ được biết đến như là 1 loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, Mật ong còn là 1 vị thuốc quý có trong rất nhiều bài thuốc điều trị các bệnh lý phổ biến như: ho, cảm cúm, bệnh ngoài da, viêm loét bao tử,…
administrator
CÂY NỞ NGÀY ĐẤT

CÂY NỞ NGÀY ĐẤT

Cây nở ngày đất, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây nở ngày, cây bạc đầu, cây hoa gà trắng. Cây nở ngày đất còn được biết đến với tên gọi khác là cây nở ngày, bởi phần hoa của loại cây này chỉ nở vào ban ngày. Trong một số tài liệu Y học cổ truyền có ghi chép, flavones, flavoides glycosides và gomphrenol là ba thành phần hoạt chất chính có trong cây nở ngày đất có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh gút, đau nhức xương khớp, bệnh tiểu đường, sốt, cảm cúm,…Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
DƯỚNG

DƯỚNG

Dướng, hay còn được biết đến với những tên gọi: Chử đào thụ, cây ró, cây dó, dâu giấy, cây cốc, chử thực tử. Dướng có vị ngọt, tính mát, thông kinh lạc, kiện tỳ, ích thận. Nó có tác dụng dưỡng lão, cường tráng cơ xương, cải thiện thị lực, bổ thận tráng dương, chữa bệnh lâu dài. Vỏ thân lá có tác dụng lợi tiểu, tiêu phù thũng. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
HẢI SÂM

HẢI SÂM

Hải Sâm là loài động vật phân bố nhiều ở nước, thường được sử dụng làm thực phẩm, chủ yếu làm thực phẩm cao cấp bồi dưỡng. Động vật này có công dụng như vị thuốc bổ thận, tráng dương, bổ âm, ích tinh...
administrator
CÂY BẤC ĐÈN

CÂY BẤC ĐÈN

Cây bấc đèn, hay còn được biết đến với những tên gọi: Đăng tâm thảo, hổ tu thảo, tịch thảo, cỏ ất tâm, xích tu, bích ngọc thảo, đăng thảo, đăng tâm. Cỏ bấc đèn là vị thuốc có tính hàn có tác dụng thông lâm, thanh phế nhiệt, an thần, giáng tâm hỏa. Do đó, dược liệu này thường được dùng để điều trị các chứng bệnh như khó tiểu, tiểu nóng, mất ngủ, khó ngủ, cơ thể hồi hộp, viêm họng,...Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator