CÂY NỞ NGÀY ĐẤT

Cây nở ngày đất, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây nở ngày, cây bạc đầu, cây hoa gà trắng. Cây nở ngày đất còn được biết đến với tên gọi khác là cây nở ngày, bởi phần hoa của loại cây này chỉ nở vào ban ngày. Trong một số tài liệu Y học cổ truyền có ghi chép, flavones, flavoides glycosides và gomphrenol là ba thành phần hoạt chất chính có trong cây nở ngày đất có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh gút, đau nhức xương khớp, bệnh tiểu đường, sốt, cảm cúm,…Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

Đặc điểm tự nhiên

Cây nở ngày đất là một loại cỏ sống lâu năm, cao khoảng 25cm, có thể mọc đứng hoặc nằm bò sát mặt đất. Cây phân nhiều nhánh nhỏ và có rễ chùm mọc dưới đất rất to.

Thân thảo có nhiều rãnh sâu, thân còn non được bao phủ bởi một lớp lông mỏng và nhẵn dần khi già.

Lá cây không có cuống hoặc cuống nhỏ, mọc đối xứng, phiến lá dày, một cành thường mọc 5 đến 7 lá. Mặt trên hơi nhẵn nhưng mặt dưới của lá có lông phủ màu trắng, lá thường dài 2 – 6cm và rộng khoảng 2cm.

Hoa của cây nở ngày đất nở 2 lần/ năm và rất đặc trưng. Những bông hoa có màu trắng, hình bông trụ rộng khoảng 1cm, dài 2 đến 3cm. Cánh hoa cứng, thon gọn, mỗi một bông hoa đều có lá bắc ở phía dưới dài khoảng 5mm. Nhuỵ hoa màu nâu.

Cây có nhiều quả nhỏ. Quả hộp chứa nhiều hạt, hạt nhỏ màu nâu.

Ở nước ta, cây nở ngày đất được tìm thấy khá nhiều, tập trung nhiều nhất là các tỉnh phía Tây Nam và một số tỉnh thành ở miền Trung. Ngoài ra, loại cây này cũng xuất hiện khá nhiều ở một số nước trên thế giới, phổ biến nhất là Châu Phi, Châu Mỹ, Ấn Độ, Úc, Malaysia, Brazil,…

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Toàn bộ cây đều được sử dụng để bào chế thuốc bao gồm các thành phần: lá, thân, rễ và cả hoa.

Thu hái: Cây nở ngày đất có thể được thu hái quanh năm.

Chế biến: Sau khi thu hái, đem rửa qua nhiều lần với nước sạch để loại bỏ lớp đất cát, bụi bẩn và tạp chất, sau đó có thể dùng ngay ở dạng tươi. Nếu sử dụng ở dạng khô, cần thái thành từng đoạn nhỏ rồi đem phơi khô để dùng dần.

Bảo quản dược liệu khô trong bao bì kín để phòng các sâu bọ, côn trùng xâm nhập. Nên cất trữ ở nhiệt độ phòng, nơi thoáng mát, tránh nơi ẩm ướt.

Thành phần hóa học

Trong toàn cây chứa: saponins, steroids, amino acid và đường.

Lá cây, cụm hoa, mầm non thì chứa  nhiều phenols và flavonoids. Chất betacyanins chỉ có trong mầm non và ketones chỉ có trong rễ, mầm.

Trong nghiên cứu khác về dược chất trong dịch chiết của cây có chứa: flavonoids, saponins, sterols. Tri-terpens, tanins, coumarins, đường, holosises.

Trong dịch chiết cồn của cây, các nhà khoa học tìm thấy sự hiện diện chuyển hóa thứ phát của: alkaloids, tanins, saponins, steroids, glycosides và đường.

Tác dụng

+Tác dụng ức chế sự phát triển của khối u: Các hoạt chất trong loại cây này giúp cơ thể ngăn ngừa và ức chế các tế bào khối u ác tính.

+Tác dụng giúp an thần, giảm căng thẳng, kích thích ăn ngon miệng, ngủ sâu, hết mệt mỏi.

+Tác dụng giúp thải độc, điều huyết, chống sưng nề.

+Tác dụng tán phong, tiêu viêm cho phụ nữ sau khi sinh.

+Rễ cây có tác dụng trị cảm cúm, ho có đờm, tiêu độc.

+Lá cây có tác dụng chữa ho, tốt cho người bị bệnh tiểu đường, cao huyết áp.

+Hoa của cây có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, chống phù nề.

Công dụng

+Điều trị bệnh gout, đau nhức xương khớp.

+Điều trị bệnh tiểu đường và giúp an thần.

+Điều trị bệnh sốt, cảm cúm, giúp tiêu độc.

+Điều trị chứng cao huyết áp, bệnh tim mạch, giúp giảm cholesterol trong máu.

+Điều trị nhiệt miệng, tưa lưỡi, mụn nhọt, tiêu viêm.

+Ngăn chặn hình thành và phát triển khối u, các tế bào ung thư, hỗ trợ bệnh ung thư hiệu quả.

+Điều trị ho, cảm vặt, hen suyễn, hạ sốt.

Liều dùng

 Dùng 30gr/ ngày. Tuy nhiên, liều lượng có thể gia giảm tùy vào từng đối tượng hay từng bài thuốc cụ thể.

Lưu ý khi sử dụng

+Không lạm dụng, không dùng quá nhiều, mỗi ngày không dùng quá 200g tươi, dùng quá liều có thể gây rối loạn mãn tính ở thận.

+Đối tượng không được sử dụng: Phụ nữ đang có thai, đang cho con bú sữa mẹ, trẻ nhỏ dưới 8 tuổi.

+Người có cơ địa dị ứng, mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của cây thuốc không nên dùng, nếu có dấu hiệu dị ứng phải ngưng sử dụng ngay lập tức.

 

Có thể bạn quan tâm?
GAI DẦU

GAI DẦU

Gai dầu, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cần sa, đại ma, gai mèo, lanh mèo, sơn ty miêu, hỏa ma, lanh mán. Dầu hạt gai dầu chứa nhiều chất béo thiết yếu cũng như chất chống oxy hóa tốt cho sức khỏe, hỗ trợ đẩy lùi chứng viêm và các tình trạng liên quan đến viêm. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
CỐT TOÁI BỔ

CỐT TOÁI BỔ

Cốt toái bổ, hay còn được biết đến với những tên gọi: Tổ diều, hầu khương, thân khương, hồ tôn khương, cây tổ phượng, bổ cốt toái. Cốt toái bổ là vị thuốc quý trong Đông y, được dùng để chữa rất nhiều bệnh. Kèm theo đó cốt toái bổ còn có thể dùng để làm mạnh gân xương, hoạt huyết dưỡng máu, cầm máu, bổ thận và giảm đau. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
DƯA GANG TÂY

DƯA GANG TÂY

Dưa gang tây, hay còn được biết đến với những tên gọi: Dưa tây, chùm hoa dưa, lạc tiên bốn cạnh. Dưa gang tây có nguồn gốc từ Nam Mỹ, thích hợp trồng ở vùng có khí hậu nóng ẩm, có tác dụng an thần gây ngủ, giảm ho, tốt cho đường hô hấp. Tuy nhiên cần cẩn thận, không sử dụng dưa gang tây lâu ngày với liều lượng cao vì dễ gây tích tụ chất độc gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
BÁCH THẢO SƯƠNG

BÁCH THẢO SƯƠNG

Bách thảo sương là vị thuốc dân gian nhọ nồi từ nơi đáy bếp. Trong quá trình nấu nướng bếp, đốt các loại rơm rạ cây cỏ, khói bốc lên ám vào đáy nồi, lâu dần kết lại tạo thành thứ chất đen nhẹ như sương nên được gọi là Bách thảo sương.
administrator
LÁ ĐU ĐỦ

LÁ ĐU ĐỦ

Lá đu đủ có chứa những hợp chất thực vật độc đáo đã được chứng minh tiềm năng dược lý rộng rãi trong các nghiên cứu trên động vật và ống nghiệm. Mặc dù chưa có nhiều nghiên cứu về con người, nhưng nhiều chế phẩm từ lá đu đủ, chẳng hạn như trà, chiết xuất, viên nén và nước trái cây, thường được sử dụng để điều trị bệnh và giúp tăng cường sức khỏe theo nhiều cách.
administrator
TIỀN HỒ

TIỀN HỒ

Tiền hồ là một loại dược liệu quý trong dân gian, thường được gọi với những tên khác như quy nam, xạ hương thái, thổ dương quỳ hay tử hoa tiền hồ. Tiền hồ thuộc họ Hoa tán, có tính hàn, vị cay đắng. Theo Y học cổ truyền, Tiền hồ có công dụng tuyên tán phong nhiệt, giảng khí trừ đàm, hạ khí chỉ ho. Các bài thuốc Đông Y ghi nhận Tiền hồ là một trong những thành phần quan trọng điều trị viêm phế quản, viêm đường hô hấp trên...
administrator
TỲ GIẢI

TỲ GIẢI

Tỳ giải (Dioscorea lokoro) là một loại thảo dược quý được tìm thấy ở nhiều nơi trên thế giới. Dược liệu Tỳ giải được sử dụng trong nhiều bài thuốc khác nhau, với nhiều lợi ích khác nhau đối với sức khỏe. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Tỳ giải và những công dụng tuyệt vời của nó nhé.
administrator
TINH DẦU HOA OẢI HƯƠNG

TINH DẦU HOA OẢI HƯƠNG

Hoa oải hương hay còn gọi là hoa lavender là một loài thực vật vô cùng phổ biến. Tinh dầu được chiết xuất từ dược liệu này còn là một trong những loại tinh dầu sử dụng phổ biến nhất trên thế giới. Thế nhưng hơn 2500 năm trước, loài hoa này đã được người dân sử dụng rộng rãi. Không chỉ có một mùi hương dễ chịu, tinh dầu oải hương còn có nhiều lợi ích đối với sức khỏe và sắc đẹp. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về tinh dầu Hoa oải hương và những công dụng tuyệt vời của nó nhé.
administrator