DƯA GANG TÂY

Dưa gang tây, hay còn được biết đến với những tên gọi: Dưa tây, chùm hoa dưa, lạc tiên bốn cạnh. Dưa gang tây có nguồn gốc từ Nam Mỹ, thích hợp trồng ở vùng có khí hậu nóng ẩm, có tác dụng an thần gây ngủ, giảm ho, tốt cho đường hô hấp. Tuy nhiên cần cẩn thận, không sử dụng dưa gang tây lâu ngày với liều lượng cao vì dễ gây tích tụ chất độc gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

daydreaming distracted girl in class

DƯA GANG TÂY

Đặc điểm tự nhiên

Dưa tây có thân leo, chiều dài thân có thể lên đến 15 mét, có thể lên đến 45 mét nếu có điều kiện sống thuận lợi. Thân cây tiết diện có dạng 4 cạnh, có nhiều tua nách có thể dài đến 30 cm.

Lá cây mọc so le, có hình tim, nhẵn, dạng trứng nhọn, dài khoảng 10 – 12cm, rộng khoảng 8 – 15cm, màu xanh đậm hoặc tím, cuống mang 4 – 6 tuyến.

Hoa thường lớn, phát triển ở các nách lá. Hoa thường có 3 lá bắc nguyên xếp thành bao chung dưới cụm hoa. Hoa có 5 cánh, màu trắng nhạt hoặc phớt hồng, vòng tràng hoa hình trụ, có nhiều sợi hẹp, màu trắng hoặc xanh lục. Hoa thụ phấn nhờ vào côn trùng và khó kết quả vào mùa khô hanh.

Quả mọng, dài, có hình dạng giống như quả dưa, chiều dài có thể đạt 20 – 25 cm. Tiết diện quả khi nhìn dọc gần như là hình chữ nhật. Quả màu lục nhạt, vỏ nhẵn bóng, thịt quả bỡ, màu trắng hoặc hồng nhạt, có mùi thơm nhẹ, bên trong chứa nhiều hạt. Hạt có màu nâu tím hoặc nâu đen, chiều dài hạt khoảng 1 – 1.5 cm.

Mùa hoa vào tháng 4 – 7, mùa quả vào tháng 8 – 11.

Dưa gang tây là cây ưa ẩm, ưa sáng, thích hợp trồng ở điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm hoặc hơi khô. Đây là loài thực vật có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới Nam Mỹ. Tại Việt Nam, Dưa tây du nhập vào khoảng thế kỷ 20 và được trồng nhiều ở các tỉnh miền Trung và một số tỉnh ở phía Nam. Cây thường được trồng trên giàn leo để làm cảnh, lấy bóng râm che nắng, quả có thể làm cảnh hoặc thu làm thực phẩm.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Rễ, quả và hạt dưa gang tây là những bộ phận được sử dụng để bào chế thuốc.

Thu hái: Rễ cây có thể thu hái quanh năm, có thể dùng tươi hoặc khô đều được. Quả thường thu hái khi đã chín (khoảng tháng 8 – 11).

Chế biến: Quả thường được dùng tươi để làm thực phẩm hoặc chế biến thành thức ăn.

Bảo quản dược liệu ở nơi thoáng mát, tránh nơi có nhiệt độ và độ ẩm cao. Ngoài ra, quả Dưa gang tây có mùi thơm nhẹ nên thường thu hút côn trùng, kiến. Do đó người dùng nên tránh lưu trữ quả ở nơi có nhiều côn trùng nhỏ.

Thành phần hóa học

Một số thành phần hóa học được tìm thấy trong quả Dưa tây bao gồm: Nước, Vitamin C, Vitamin B3, Chất đạm, Chất béo, Chất xơ, Tro, Canxi, Photpho, Sắt, Carotene, Thiamin, Riboflavin, Niacin, Axit Ascorbic.

Lá và hạt non có chứa Glycosid Cyanogen, nếu sử dụng quá mức có thể gây mệt mỏi, buồn ngủ quá mức. Ngoài ra, rễ thô chưa qua chế biến có chứa các chất gây nghiện và chất độc.

Tác dụng

+Theo y học hiện đại, Dưa gang tây được sử dụng để điều trị một số bệnh lý như:

+Rễ cây: Lợi tiểu, an thần, gây nôn. Được sử dụng để làm thuốc điều trị giun hoặc đắp ngoài điều trị các bệnh lý ngoài da như mụn nhọt, bệnh ghẻ, viêm da. Liều cao gây độc (gây ngủ, gây mê mạnh).

+Lá: Được dùng để làm dịu các bệnh lý về gan, điều trị đái tháo đường và cao huyết áp. Nước nấu từ lá có tác dụng trừ giun sán, có thể đun thành nước tắm trị ngứa ngoài da.

+Hạt: Có tác dụng điều trị sán đường ruột.

+Vỏ quả: Tác dụng an thần, hỗ trợ điều trị mất ngủ, đau đầu, suy nhược thần kinh, hen suyễn, đau đầu, tiêu chảy và kiết lỵ.

+Quả: được dùng  tại các quốc gia nhiệt đới như một loại thuốc bổ mát, giúp kiện vị.  Tại Ba Tây, phần cùi được dùng để làm thuốc trấn an, trị các chứng nhức đầu, thần kinh bứt rứt, suyễn, tiêu chảy, mất ngủ.

+Làm tăng hoạt động làm loãng máu của thuốc chống tiểu cầu và thuốc chống đông máu.

+Chứa nhiều chất chống oxy hóa nên có tác dụng tốt đến làn da, ngăn ngừa khô da, giảm nguy cơ xuất hiện các nếp nhăn và làm chậm quá trình lão hóa. Góp phần hỗ trợ chữa lành vết thương hở, hạn chế sẹo.

Công dụng 

Dưa gang tây sẽ có các công dụng sau đây:

+Hỗ trợ điều trị bệnh gout: Nguồn vitamin C dồi dào trong Dưa tây có thể giảm sự tích tụ Axit Uric và ngăn ngừa bệnh Gout.

+Hỗ trợ điều trị ung thư: Dưa tây được cho là có thể làm tăng hiệu quả của thuốc điều trị ung thư, hỗ trợ cải thiện ung thư phổi và ung thư buồng trứng.

+Điều trị cao huyết áp, đái tháo đường.

+Hỗ trợ an thần, cải thiện giấc ngủ, điều trị rối loạn giấc ngủ.

Liều dùng

Liều lượng sử dụng phụ thuộc vào yêu cầu của bài thuốc và người sử dụng. Tuy nhiên, không được lạm dụng Dưa gang tây để tránh các trường hợp rủi ro không mong muốn.

Lưu ý khi sử dụng

+Tác dụng phụ khi sử dụng quá nhiều bao gồm buồn nôn, nôn, nhịp tim nhanh và buồn ngủ.

+Phụ nữ mang thai không nên sử dụng Dưa tây. Bởi vì Dưa tây có chứa các hợp có thúc đẩy sự co bóp ở tử cung.

+Hoa Dưa gang tây có thể gây buồn ngủ mạnh.

+Làm tăng hoạt động làm loãng máu của thuốc chống tiểu cầu và thuốc chống đông máu.

+Không nên sử dụng lâu dài với số lượng lớn. Điều này có thể gây tích tụ chất độc gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

 

Có thể bạn quan tâm?
LÔ CĂN

LÔ CĂN

Lô căn là phần thân rễ của cây sậy, được bào chế để làm thuốc với các công dụng giúp thanh nhiệt, sinh tân, lợi thủy, tả hỏa và được dùng trong các bài thuốc trị miệng khô khát, viêm dạ dày cấp, ợ chua, ho, khạc đờm và một vài bệnh lý khác.
administrator
CHI TỬ

CHI TỬ

Chi tử là quả phơi hay sấy khô của cây dành dành. Loại thảo này có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, hạ nhiệt, minh mục, trừ khát, thường được dùng để chữa cảm sốt, sưng tấy, đau do chấn thương / bong gân, nôn ra máu, ho. dùng chữa tỳ vị hư hàn, sốt cao hoặc tiêu chảy mà không sốt nhẹ.
administrator
SƠN NẠI

SƠN NẠI

Sơn nại có tính ấm, vị cay, có tác dụng ôn trung tán hàn, giảm đau, hành khí, trừ uế khí, tiêu thực và trừ thấp. Do đó dược liệu được dùng để chữa ngực bụng đau lạnh, tiêu chảy, chữa chứng ăn uống khó tiêu, đau dạ dày, cảm, ho, nôn mửa, hen suyễn.
administrator
BẠCH CƯƠNG TẰM

BẠCH CƯƠNG TẰM

Bạch cương tằm là vị thuốc có nguồn gốc từ con tằm ăn lá dâu, khá phổ biến trong dược liệu Đông y. Nhìn có vẻ bình thường nhưng từ những con tằm ăn dâu bị nhiễm khuẩn Batrytis Blas rồi chết cứng (tằm vôi), sau đó được các thầy thuốc đem đi phơi khô thành vị thuốc hết sức thú vị.
administrator
CÂY HOA MÀO GÀ

CÂY HOA MÀO GÀ

Cây hoa mào gà là một loài hoa thuộc họ chi Mào Gà, có nguồn gốc từ Ấn Độ và các nước vùng Trung Phi. Hoa mào gà thường được sử dụng phổ biến để làm cây cảnh, thuốc, thậm chí là thức ăn ở một số nơi trên thế giới. Cây cho ra hoa rất đẹp và có nhiều màu sắc khác nhau như đỏ, trắng, vàng, cam… Trong đó, hoa mào gà trắng và đỏ là hai loại được tìm thấy nhiều nhất ở nước ta. Cây Hoa mào gà không chỉ gắn liền với tuổi thơ của nhiều người mà còn có thể dùng làm thuốc trị các bệnh khác nhau. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
TỬ UYỂN

TỬ UYỂN

Tử uyển (Aster tataricus) là một loài thực vật thuộc họ Cúc, được sử dụng trong y học cổ truyền với công dụng giảm viêm, giảm đau và hỗ trợ tiêu hóa. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Tử uyển và cách sử dụng tốt nhất cho sức khỏe nhé.
administrator
HY THIÊM

HY THIÊM

Hy thiêm là một loại cỏ mọc hoang, được tìm thấy nhiều nơi tại Việt Nam. Hy thiêm được sử dụng trong y học với tác dụng khử phong thấp, chữa tay chân tê dại, lưng mòi, gối đau, lợi gân cốt, đau lưng, mỏi gối tê tay,….
administrator
BÔNG ỔI

BÔNG ỔI

Bông ổi là loại cây đẹp được dùng làm cây cảnh, nó còn được biết đến tên là Hoa ngũ sắc. Ngoài ra, loài hoa này còn được sử dụng làm vị thuốc thanh nhiệt, giải độc, cầm máu, chữa đau bụng thổ tả, viêm da, hắc lào, cảm sốt. Tên gọi khác: Cây Ngũ sắc, hoa ngũ sắc, cây cứt lợn, thơm ổi, cây trâm ổi, hoa tứ quý, cây mã anh đơn, cây trâm hôi Tên khoa học: Lantana Camara L. Họ: Cỏ roi ngựa Verbenaceae.
administrator