HY THIÊM

Hy thiêm là một loại cỏ mọc hoang, được tìm thấy nhiều nơi tại Việt Nam. Hy thiêm được sử dụng trong y học với tác dụng khử phong thấp, chữa tay chân tê dại, lưng mòi, gối đau, lợi gân cốt, đau lưng, mỏi gối tê tay,….

daydreaming distracted girl in class

HY THIÊM

Giới thiệu dược liệu

Hy thiêm là một loại cỏ mọc hoang, được tìm thấy nhiều nơi tại Việt Nam. Hy thiêm được sử dụng trong y học với tác dụng khử phong thấp, chữa tay chân tê dại, lưng mòi, gối đau, lợi gân cốt, đau lưng, mỏi gối tê tay,….

  • Tên thường gọi: Hy thiêm

  • Tên gọi khác: Cỏ đĩ, Cứt lợn, Cứt lợn hoa vàng, Hy kiểm thảo, Lưỡi đồng, Hy tiên, Niêm hồ thái, Chư cao, Hổ cao, Chó đẻ, Chó đẻ hoa vàng, Nụ áo rìa, Hỏa hiêm thảo,…

  • Tên khoa học: Siegesbeckia orientalis L.

  • Họ: Cúc (Asteraceae)

Cây hy thiêm chữa bệnh gì? | Vinmec

Hy thiêm được sử dụng trong y học với tác dụng khử phong thấp, chữa tay chân tê dại, lưng mòi, gối đau, lợi gân cốt, đau lưng, mỏi gối tê tay,….

 

Đặc điểm tự nhiên, phân bố

Đặc điểm tự nhiên

Hy thiêm là cây thân thảo, sống hàng năm, cao khoảng từ 30-40 cm, có thể lên tới 1m. Thân rỗng ở giữa, đường kính 0,2 – 0,5 cm. Trên thân có nhiều cành, nhiều tuyến lông mịn, có mùi hôi nhẹ nên loài cỏ này còn được biết đến với tên gọi cứt lợn hay cứt lợn hoa vàng.

Lá mọc đối, phiến lá nhăn nheo, thường hay cuộn lại, hình mác rộng, phần mép khía răng cưa tù. Cuống ngắn, hình 3 cạnh hay thuôn hình quả trám, đầu lá nhọn, phía cuống cũng thót lại, mép có răng cưa, mặt dưới hơi có lông, dài 4-10cm, rộng 3- 6cm.

Cụm hoa hình đầu nhỏ, màu vàng, bao gồm hoa ở giữa hình ống màu vàng và 5 hoa nhỏ hình lưỡi ở phía ngoài, cuống có lông tuyến dính. Có 2 loại lá bắc không đều nhau: lá bắc ngoài hình thìa dài 9-10mm, mọc toả ra thành hình sao, có lông dính, các lá bắc trong dài 5mm, hợp thành một tổng bao tất cả đều mang lông tuyến dính.

Quả bế đen hình trứng, 4-5 cạnh dài 3mm, rộng 1mm.

Mùa ra hoa: tháng 4-9

Mùa quả: tháng 6-10.

Phân bố

Ở Việt Nam, Hy thiêm mọc hoang ở khắp các tỉnh trong nước, còn được mọc và được dùng cả ở Trung Quốc, Nhật Bản, Châu Úc, Philipin và nhiều nước khác. 

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng

Toàn cây trên mặt đất.

Thu hái, chế biến

Thu hoạch vào lúc cây sắp ra hoa, vào các tháng 4 – 5 hay tùy từng địa phương. Chọn cây nhiều lá, cắt lấy phần từ ngọn trở xuống, dài 30 – 50cm, đem phơi khô trong mát hay ngoài nắng, bó thành từng bó nhỏ hoặc sấy khô từ 50°C đến 60°C. 

Khi dùng rửa sạch, ủ mềm, cắt đoạn.

Thành phần hóa học

Các nhà nghiên cứu đã xác định và phân loại hơn 12 hợp chất với các thành phần hoạt chất sinh học nổi bật như:

  • Orientin

  • Orientalid

  • 3,7 – dimethyl quercetin

  • Darutoside (chất này thủy phân cho ra glucose và datutigenol)

Tác dụng – Công dụng

Chiết xuất cồn thô cho thấy các hoạt động chống tăng axit uric và chống viêm trong thực nghiệm. Ngoài ra chiết xuất cồn còn được chứng minh là nguyên liệu thuốc có khả năng ngăn ngừa viêm, kể cả viêm cấp và viêm mạn; còn thể hiện các hoạt động chống viêm và chống tăng sinh mạnh mẽ. Đây là một tác nhân bổ sung lý tưởng để điều trị cho bệnh nhân ung thư nội mạc tử cung.

Các thành phần hoạt động chịu trách nhiệm cho hoạt động sinh học được xác định là các hợp chất phenolic. Phát hiện này chỉ ra ứng dụng của cây Hy thiêm trong điều trị bệnh gút.

Hàm lượng kirenol trong rễ cây Hy thiêm cao, có hiệu quả chống lại vi khuẩn gram dương, bao gồm Staphylococcus cholermidis, Staphylococcus aureus và Acinetobacter baumannii.

Tác dụng khác của cây Hy thiêm còn bao gồm:

  • Hỗ trợ chữa trị chứng mất tiếng do cảm gió

  • Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp

  • Hỗ trợ điều trị mất ngủ

  • Chữa mụn nhọt do nóng

  • Chữa cảm, giảm đau đầu

Cách dùng – Liều dùng

Liều dùng mỗi ngày từ 6-12g, có thể lên đến 16g, dùng ở dạng thuốc sắc, cao mềm hoặc hoàn tán.

Chữa tăng huyết áp

Dược liệu

  • 8g Hy thiêm 

  • 6g Ngưu tất

  • 6g Thảo quyết minh

  • 6g Hoàng cầm

  • 6g Trạch tả 

  • 4g Chi tử 

  • 4g Long đờm thảo 

Đem các dược liệu trên sắc thành thuốc sắc hoặc chè thuốc, uống mỗi ngày 1 thang.

Chữa viêm khớp, tê tay chân, đau nhức gân cốt

Dược liệu

  • 3 chỉ Hy thiêm

  • 3 chỉ Bạch mao đằng

  • 5 chỉ Xú ngô đồng hoặc Ngưu tất 

Đem tất cả các dược liệu trên sắc chung với nhau và lấy nước thuốc uống hằng ngày.

Chữa tê mỏi, đau nhức xương

Dược liệu

  • 4g bột Hy thiêm 

  • 1,2g bột Thiên niên kiện 

  • 0,8g bột Xuyên khung 

Đem các dược liệu trên tán thành bột mịn rồi hòa trộn với nhau, sau đó vò thành viên.

Mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần 4-5 viên và uống cách xa bữa ăn.

Chữa phong thấp

Dược liệu

  • 100g Hy thiêm thảo 

  • 50g Thiên niên kiện 

  • Đường và rượu trắng 1 lít.

Đem các dược liệu nấu thành cao.

Mỗi ngày chia thành 2 lần, uống trước ăn trưa hoặc tối.

Chữa đau nhức khớp không có nóng, đỏ

Dược liệu

  • 16g Hy thiêm

  • 16g Thổ phục linh

  • 16g Ké đầu ngựa

  • 16g Rễ vòi voi

  • 12g Uy linh tiên

  • 12g Tỳ giải

  • 12g Ý dĩ

  • 12g Cam thảo nam

  • 8g Quế chi

  • 8g Bạch chỉ

Sắc uống mỗi ngày một thang.

Chữa viêm khớp dạng thấp

Dược liệu

  • 16g Hy thiêm

  • 16g Thổ phục linh

  • 16g Rễ vòi voi 

  • 12g Ngưu tất

  • 12g Kê huyết đằng

  • 12g Sinh địa 

  • 8g Thương truật

  • 8g Phòng phong 

Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Chữa chàm

  • 12g Hy thiêm

  • 12g Hoàng bá

  • 12g Ké đầu ngựa

  • 12g Phù bình

  • 12g Bạch tiên bì 

  • 8g Thương truật 

  • 8g Phòng phong 

Đem các dược liệu sắc uống. Mỗi ngày uống 1 thang.

Chữa giai đoạn sớm của viêm đa khớp dạng thấp, đau nhức khớp

Cách 1:

Dược liệu

  • 16g Hy thiêm

  • 16g Ngưu tất 

  • 12g Thổ phục linh 

  • 12g Ké đầu ngựa 

  • 12g Cành dâu 

  • 12g Cà gai leo 

  • 12g Tỳ giải 

  • 10g lá lốt 

Đem các dược liệu sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Cách 2:

Viên hy đan với thành phần mỗi viên gồm cao khô Hy thiêm 0,03g, bột mịn ngũ gia bì 0,005g, cao ngũ gia bì 0,035g, bột mịn mã tiền chế 0,013g. 

Liều an toàn tối đa là 20 viên/lần uống và 80 viên mỗi ngày.

Bài thuốc trị viêm đa khớp dạng thấp

1,6g Hy thiêm đem sắc để lấy nước cốt, rồi cho thêm đường đen và cô đặc lại thành cao.

Chia thành 2 lần uống trong ngày, mỗi lần 1 chén nhỏ.

Trị đau nhức xương khớp từ hy thiêm

Đem hy thiêm cô đặc thành cao và sử dụng bằng cách bôi ngoài da tại các vị trí đau nhức xương khớp.

Chữa bại liệt nửa người, méo miệng, mất tiếng

Hái lá và cành non của cây Hy thiêm trước khi ra hoa, sao vàng tán bột. Thêm mật làm thành viên, uống sau bữa ăn 3-6 giờ. Nếu uống được rượu, có thể chiêu thuốc với rượu.

Chữa sốt rét cơn lâu ngày, đờm đọng, tức đầy bụng không muốn ăn

Lấy Hy thiêm thảo tươi, giã nhuyễn và cho một ít nước sôi vào, chắt lấy nước cốt, uống một chén 30ml. Uống nhiều thì nôn ra đờm.

Lưu ý 

Không dùng cho người có âm hư mà không bị phong thấp.

Khi sử dụng có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Bất cứ biểu hiện bất thường nào sau khi sử dụng cần ngưng sử dụng và tới trạm Y tế gần nhất để kiểm tra.

Chưa có đầy đủ thông tin về việc sử dụng Hy thiêm trong thời kỳ mang thai và cho con bú. 

Tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc thầy thuốc trước khi sử dụng.

 

Có thể bạn quan tâm?
CỎ DÙI TRỐNG

CỎ DÙI TRỐNG

Cỏ dùi trống được sử dụng làm thuốc trong Đông y với tên gọi là cốc tinh thảo. Dược liệu này có vị cay, ngọt nhẹ, tính bình giúp làm sáng mắt, điều trị đau đầu, viêm họng, tăng nhãn áp, ho do phong nhiệt.
administrator
CAM THẢO ĐẤT

CAM THẢO ĐẤT

Cam thảo đất là loại dược liệu có công dụng hữu hiệu mà từ lâu đời dân gian xem như là vị thuốc nam quý. Cây cam thảo đất hay còn gọi là cây thảo nam, dã cam thảo, hoặc thổ cam thảo có vị đắng, ngọt, tính mát. Thường được sử dụng để điều trị ho, phù nề, cảm cúm, sởi hay tăng cường cảm giác ngon miệng khi ăn uống, cùng nhiều bệnh lý khác. Tên khoa học: Seoparia dulics L Họ: Hoa mõm chó – Scrophulariaceae
administrator
LÁ SEN

LÁ SEN

Lá sen, hay còn được biết đến với những tên gọi: Hà diệp, liên diệp. Từ xưa, sen được xem là nguồn dược liệu có công dụng hỗ trợ điều trị một số bệnh như trị tiêu chảy, giúp giảm cân, giảm mỡ máu, chống béo phì,... Lá sen là một bộ phận quen thuộc từ trước đến nay với công dụng đơn giản là gói xôi, cốm. Tuy nhiên, ít ai biết rằng bộ phần này còn chứa nhiều tác dụng khác có giá trị cho sức khỏe con người. Chính vì những công dụng tuyệt vời, mà mọi người thường truyền tai nhau sử dụng. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
TÍA TÔ

TÍA TÔ

Tía tô là một loại rau rất quen thuộc trong mọi căn bếp người Việt. Thế nhưng, không phải ai cũng biết loại thực vật này có có hiệu quả rất tốt trong chữa bệnh, đặc biệt là phần lá hay còn gọi Tô diệp. Vị thuốc Tô diệp được sử dụng rất phổ biến để chữa ho, giải biểu, tán hàn… Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Tía tô, công dụng, cách dùng cũng như những lưu ý khi sử dụng.
administrator
THẠCH LỰU

THẠCH LỰU

Theo Đông Y, Thạch lựu là một loại dược liệu dùng làm thuốc quý, phần quả hay vỏ thân đều có công dụng rất tốt cho sức khỏe và được sử dụng kết hợp trong những bài thuốc dân gian để trị tiêu chảy, sa trực tràng, giun sán, ho lâu ngày, viêm amidan, viêm họng, chảy máu cam. Tuy nhiên, phần vỏ rễ của cây có độc tính, nên cần thận trọng khi sử dụng loại dược liệu này trên những người có thể trạng yếu, ở trẻ em hay phụ nữ có thai.
administrator
ÍCH MẪU

ÍCH MẪU

- Tên khoa học: Leonurus japonicus Houtt. - Họ: Lamiaceae (Hoa môi) - Tên gọi khác: Sung uý, Chói đèn, Làm ngài, Xác diến (Tày), Chạ linh lo (Thái) Cây ích mẫu sở dĩ có tên như vậy vì nó có ích cho người mẹ (ích là có ích, mẫu là mẹ).
administrator
LẠC TIÊN

LẠC TIÊN

Lạc tiên là một loại dược liệu từ thiên nhiên thường được sử dụng trong các bài thuốc hỗ trợ và cải thiện các chứng mất ngủ, ngủ không ngon giấc hoặc giúp thanh nhiệt cơ thể,… Một số nghiên cứu hiện đại cho thấy, dược liệu Lạc tiên cũng có những tác dụng dược lý rất tốt đối với sức khỏe nhờ sự đa dạng trong thành phần của lại thảo dược này.
administrator
THIÊN TIÊN TỬ

THIÊN TIÊN TỬ

Thiên tiên tử là một vị thuốc được phân nhóm độc bảng A. Theo y học cổ truyền, Thiên tiên tử có công dụng chữa đau răng, dùng trong trường hợp co giật hay hoảng sợ quá độ. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Thiên tiên tử, cũng như công dụng và thận trọng khi sử dụng.
administrator