KIỀU MẠCH

Tên khoa học: Fagopyrum esculentum moench Họ: Rau răm (Polygonaceae) Tên gọi khác: Tam giác mạch, Lúc mạch đen, Mạch ba góc, Lộc đề thảo, Ô mạch.

daydreaming distracted girl in class

KIỀU MẠCH

Giới thiệu về dược liệu

Tên khoa học: Fagopyrum esculentum moench

Họ: Rau răm (Polygonaceae)

Tên gọi khác: Tam giác mạch, Lúc mạch đen, Mạch ba góc, Lộc đề thảo, Ô mạch.

Đặc điểm thực vật

Kiều mạch là cây thân thảo, sống hằng năm. Thân cây hình trụ, màu xanh hoặc đỏ, phân nhánh nhưng không nhiều. 

Lá đơn, mọc cách, phiến lá hình mũi giáo hoặc hình tim, mép nguyên.

Hoa tự chùm, mọc ở nách lá hoặc đầu cành. Hoa đơn tính, màu đỏ phớt hồng hoặc màu trắng. Quả bế, màu xám hoặc nâu, có 3 cạnh (nên được gọi là tam giác mạch) và có 2 lớp vỏ. 

Mùa hoa: tháng 6 – 10, mùa quả: tháng 6 – 11.

Phân bố, sinh thái

Kiều mạch sinh trưởng tốt ở vùng khí hậu ẩm, mát, trồng nhiều ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Tại Việt Nam, cây phân bố chủ yếu ở các tỉnh Đông Bắc và Tây Bắc như Hà Giang, Lào Cai, Lạng Sơn,…

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng

Có thể dùng toàn cây nhưng chủ yếu là dùng lá và hoa 

Thu hái, chế biến

Thu hoạch tháng 4 – 5 hoặc tháng 11 – 12, tùy thời điểm trồng. Sau đó, đập lấy hạt rồi phơi khô.

Thành phần hóa học 

Kiều mạch có hàm lượng dinh dưỡng cao. Hạt chứa nhiều tinh bột, protein, các axit amin (threonine, lysine, tryptophan). Thân, cành và lá của cây cũng có chứa nhiều thành phần chống oxy hóa như tannin, rutin và fagopyrin.

Tác dụng - Công dụng 

Kiều mạch có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, giúp sáng mắt, chữa viêm ruột cấp, trị mụn nhọt, bỏng, lở loét ngoài da, tràng vị tích trệ, làm chậm quá trình xơ vữa động mạch, cao huyết áp, tim mạch,…

Ngoài ra, bột kiều mạch còn được dùng để nấu cháo và làm bánh. Lá và quả được dùng làm thức ăn chăn nuôi gia súc.

Cách dùng - Liều dùng 

Cách dùng: sắc uống, chế biến món ăn hoặc dùng ngoài trị các bệnh da liễu.

Lưu ý

- Hạt kiều mạch có tính lương nên tránh dùng cho người có tỳ vị hư hàn.

- Thận trọng khi dùng cho người có thể trạng yếu, bị ung thư và người có cơ địa dễ dị ứng.

- Trong thời gian dùng dược liệu, nên kiêng phèn chua và thịt heo.

- Một số nghiên cứu cho thấy, hạt kiều mạch có chứa sắc tố huỳnh quang màu đỏ. Khi dùng có dấu hiệu đau cổ họng, dị ứng ánh sáng, rát mũi, viêm niêm mạc mắt và viêm phế quản.

 
Có thể bạn quan tâm?
TRẠCH TẢ

TRẠCH TẢ

Trạch tả (Alisma plantago-aquatica) là một loài thực vật nước ngọt thuộc họ Alismataceae. Thân của trạch tả thường có kích thước khoảng 30-80cm, lá hình bầu dục và hoa có màu trắng nhạt. Trong Y học cổ truyền, trạch tả được sử dụng để điều trị các bệnh về thận, tiểu đường, tiêu chảy và viêm gan. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Trạch tả và những công dụng của nó đối với sức khỏe nhé.
administrator
RAU TÀU BAY

RAU TÀU BAY

Theo Y học cổ truyền, rau tàu bay có vị đắng, mùi thơm, tính bình có tác dụng thanh can hỏa, giải độc, se da, tiêu viêm, tán uất, tiêu hòn cục, cầm máu, sát trùng.
administrator
DÂY THÌA CANH

DÂY THÌA CANH

Dây thìa canh, hay còn được biết đến với những tên gọi: Dây muôi, lõa ti. Dây thìa canh là một loại thảo mộc được phát hiện ở nước ta vào khoảng năm 2006. Dây thìa canh là một loại thảo dược được sử dụng để hỗ trợ điều trị các triệu chứng bệnh tiểu đường và một số bệnh lý khác. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
CHÌA VÔI

CHÌA VÔI

Chìa vôi từ lâu đã được biết đến là một trong những vị thuốc có nhiều dược tính. Nó đặc biệt hữu ích đối với các triệu chứng của các bệnh về xương khớp như viêm khớp dạng thấp và thoát vị đĩa đệm.
administrator
KHƯƠNG HOÀNG

KHƯƠNG HOÀNG

Tên khoa học: Curcuma longa L. Họ: Gừng (Zingiberaceae) Tên gọi khác: Nghệ vàng
administrator
VÔNG NEM

VÔNG NEM

Vông nem (Erythrina variegata) là một loại cây được sử dụng nhiều y học cổ truyền ở nhiều quốc gia trên thế giới. Các bộ phận của cây được sử dụng như một vị thuốc để điều trị nhiều bệnh như hen suyễn, đau đầu, và giảm đau. Ngoài ra, vông nem còn được sử dụng trong mỹ phẩm và chăm sóc da, vì các hợp chất trong nó có tác dụng làm sáng và làm mềm da. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Vông nem và những công dụng tuyệt vời của dược liệu này nhé.
administrator
HỢP HOAN BÌ

HỢP HOAN BÌ

Hợp hoan bì là vỏ cây hợp hoan. Hợp hoan bì được sử dụng làm dược liệu với công dụng: an thần, hoạt huyết, giảm sưng tấy, mất ngủ, tổn thương do ngã, nhện cắn, trị viêm phổi...
administrator
CÚC VẠN THỌ

CÚC VẠN THỌ

Cúc vạn thọ là biểu tượng của hạnh phúc và sức khỏe vĩnh cửu nên thường được trang trí trong dịp Tết. Loài hoa này còn có nhiều dược tính, được nhân dân dùng để chữa ho gà, hen suyễn, viêm vú, viêm miệng, đau răng, bỏng, viêm da mụn mủ...
administrator