KHƯƠNG HOÀNG

Tên khoa học: Curcuma longa L. Họ: Gừng (Zingiberaceae) Tên gọi khác: Nghệ vàng

daydreaming distracted girl in class

KHƯƠNG HOÀNG

Giới thiệu về dược liệu

Tên khoa học: Curcuma longa L. 

Họ: Gừng (Zingiberaceae)

Tên gọi khác: Nghệ vàng

Đặc điểm thực vật

Nghệ là cây thân cỏ, cao 0,6 – 1m. Thân rễ có hình trụ, hơi dẹt, bên trong có màu vàng hoặc cam sẫm. 

Lá thon, nhọn ở hai đầu, hai mặt nhẵn, có bẹ ở cuống lá. Cụm hoa thường mọc từ giữa các kẽ lá, cánh hoa màu xanh lục hoặc vàng nhạt, chia thành 3 thùy, thùy trên to. Phiến cánh hoa bên trong cũng chia thành 3 thùy, 2 thùy bên đứng và phẳng, thùy dưới lõm thành máng sâu. Quả nang, có 3 ngăn, mở 3 van. Hạt có áo bên ngoài.

Khương hoàng (Củ Nghệ) là phần thân rễ của cây. Cần phân biệt với Uất kim, là dược liệu từ rễ của cây. Hai vị thuốc này hoàn toàn khác nhau về tính vị, công năng, chủ trị, cách dùng và liều lượng khuyến cáo. Hiện tại rất nhiều y thư gộp chung hai vị thuốc này gây ảnh hưởng đến công dụng và sức khỏe người dùng.

Phân bố, sinh thái

Nghệ vàng được trồng ở một số quốc gia nhiệt đới như Ấn Độ, Indonesia, Lào, Thái Lan, Campuchia, Trung Quốc,…

Ở nước ta, Nghệ được trồng ở khắp nơi trên cả nước để làm gia vị và làm thuốc.  

Người ta thường thu hoạch nghệ vàng vào mùa thu. Sau đó, cắt bỏ hết rễ để riêng và thân rễ để riêng

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng

Thân rễ

Thu hái, chế biến

Thu hái Nghệ vào mùa thu để có chất lượng dược liệu tốt nhất. Sau đó, cắt bỏ, để riêng phần rễ và thân rễ. Muốn bảo quản sử dụng dược liệu được lâu dài cần đồ hoặc hấp trong 6 – 12 giờ. Sau đó đợi dược liệu ráo nước, mang đi phơi nắng hoặc sấy khô.

Thành phần hóa học 

Trong khương hoàng, có các thành phần chính như:

- Chất màu curcumin 0,3%. Đây là chất tạo nên màu của nghệ vàng, là tinh thể màu nâu đỏ, ánh tím, không tan trong nước, tan trong các dung môi như rượu, ete, clorofoc.

- Tinh dầu 1 – 5% giúp cho nghệ vàng có mùi thơm.

Ngoài ra còn có tinh bột, canxi oxalat, chất béo, nước, một số chất vô cơ.

Tác dụng - Công dụng 

- Trị kinh nguyệt không đều, bế kinh, đau tức ngực, đau sườn ngực, khó thở, đau dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng.

- Hỗ trợ điều trị các vết thương chưa liền miệng.

- Điều trị mụn trứng cá, làm trắng da.

Cách dùng - Liều dùng 

Khương hoàng có thể sử dụng dưới dạng thuốc sắc, viên hoàn, dạng bột hoặc bôi ngoài da. Có thể sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp với các vị thuốc khác.

Liều lượng khuyến cáo: 3 – 10g/ngày, chia làm 2 – 3 lần uống. Dùng ngoài không kể liều lượng, phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng và bài thuốc.

Lưu ý

Cần thận trọng khi sử dụng Khương hoàng cho một số trường hợp: 

- Không nên dùng cho phụ nữ có thai, các bệnh sản hậu mà không phải do nhiệt kế ứ.

- Không nên dùng cho người bị trào ngược dạ dày thực quản, người thiếu máu, bệnh nhân tiểu đường, huyết áp và sỏi thận 

- Người sắp thực hiện phẫu thuật không dùng vì nghệ có thể chống đông máu do đó có thể gây nguy hiểm cho người bệnh.

 

Có thể bạn quan tâm?
RAU CẦN TA

RAU CẦN TA

Rau cần ta có tên khoa học là Oenanthe javanica, là một dược liệu được sử dụng rất nhiều với công dụng cải thiện sức khỏe.
administrator
TỎA DƯƠNG

TỎA DƯƠNG

Tỏa dương (Balanophora sp.) là một loại thảo dược quý hiếm được sử dụng trong Y học cổ truyền và hiện đại để chữa trị một số bệnh liên quan đến tiêu hóa, huyết áp, đường huyết và đau nhức xương khớp. Với hình thái đặc biệt và các thành phần hóa học đa dạng, Tỏa dương là một nguồn dược liệu quý giá đã được nghiên cứu và khai thác để đáp ứng nhu cầu sức khỏe của con người. Tuy nhiên, việc sử dụng Tỏa dương cần được thực hiện đúng cách và dưới sự giám sát của chuyên gia y tế để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong điều trị bệnh. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về thành phần hóa học, tính vị, quy kinh, công dụng và cách sử dụng Tỏa dương trong Y học cổ truyền và hiện đại.
administrator
SA NHÂN

SA NHÂN

Dược liệu là quả gần chín phơi hay sấy khô của cây Sa nhân. Vì hạt trông giống hạt sỏi, do đó có tên Sa nhân (Sa là cát, sỏi).
administrator
MẮC KHÉN

MẮC KHÉN

Nhắc đến Mắc khén, ngày nay hầu như chúng ta đều nghĩ đến 1 loại gia vị độc đáo đặc trưng của vùng núi rừng Tây Bắc và được xem như là linh hồn của ẩm thực Tây Bắc. Tuy nhiên, không chỉ được sử dụng làm gia vị trong chế biến thực phẩm, hạt Mắc khén còn là một vị thuốc với nhiều những công dụng tuyệt vời như kháng viêm, giảm đau, ăn không tiêu,...
administrator
GAI BỒ KẾT

GAI BỒ KẾT

Gai bồ kết, hay còn được biết đến với những tên gọi: Tạo giác thích, tạo giác trâm, giác trâm. Cây bồ kết có thể tạo ra rất nhiều vị thuốc, từ quả, từ hạt và từ gai cây bồ kết. Trong khi gội đầu bằng bồ kết cho sạch gàu là thói quen của nhiều người dân Việt, thì gai bồ kết lại là một dược liệu quý không nhiều người biết. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
HỒNG BÌ

HỒNG BÌ

Hồng bì được sử dụng làm dược liệu trong Đông y với công dụng: Lợi tiêu hóa, tiêu phù, long đờm, giảm ho, cầm nôn mửa, hạ nhiệt – giảm sốt... dùng để làm thuốc chữa một số bệnh như cảm sốt, ho, ho có đờm, bệnh dạ dày, đau thượng vị, đau bụng kinh,…
administrator
ĐAN SÂM

ĐAN SÂM

Đan sâm (Salvia miltiorrhiza) là một loại dược liệu quý trong y học cổ truyền và được sử dụng từ hàng trăm năm trước đây. Hiện nay, Đan sâm đã được nghiên cứu và chứng minh có nhiều tác dụng chữa bệnh trong y học hiện đại, đặc biệt là trong việc cải thiện chức năng tim mạch và giảm nguy cơ bệnh lý về tim mạch. Đan sâm cũng được sử dụng trong nhiều bài thuốc để điều trị các bệnh liên quan đến tuần hoàn máu, gan và thận. Tuy nhiên, khi sử dụng Đan sâm để chữa bệnh, cần lưu ý một số điều quan trọng để đảm bảo hiệu quả và an toàn.
administrator
MẬT NHÂN

MẬT NHÂN

Cây Mật nhân còn được biết đến với tên gọi cây bá bệnh. Lí do mà Mật nhân có cái tên thường gọi như vậy là do trong dân gian người ta đã sử dụng loại dược liệu này trong việc điều trị rất nhiều các bệnh lý khác nhau.
administrator