MẮC KHÉN

Nhắc đến Mắc khén, ngày nay hầu như chúng ta đều nghĩ đến 1 loại gia vị độc đáo đặc trưng của vùng núi rừng Tây Bắc và được xem như là linh hồn của ẩm thực Tây Bắc. Tuy nhiên, không chỉ được sử dụng làm gia vị trong chế biến thực phẩm, hạt Mắc khén còn là một vị thuốc với nhiều những công dụng tuyệt vời như kháng viêm, giảm đau, ăn không tiêu,...

daydreaming distracted girl in class

MẮC KHÉN

Giới thiệu về dược liệu Mắc khén

Nhắc đến Mắc khén, ngày nay hầu như chúng ta đều nghĩ đến 1 loại gia vị độc đáo đặc trưng của vùng núi rừng Tây Bắc và được xem như là linh hồn của ẩm thực Tây Bắc. Tuy nhiên, không chỉ được sử dụng làm gia vị trong chế biến thực phẩm, hạt Mắc khén còn là một vị thuốc với nhiều những công dụng tuyệt vời như kháng viêm, giảm đau, ăn không tiêu,...

- Tên khoa học: Zanthoxylum rhetsa (Roxb.) DC.

- Họ khoa học: Rutaceae (họ Cam chanh).

- Tên gọi khác: Cóc hôi, Hoàng mộc hôi, Sẻn hôi, Cây sưng, Cây xuyên tiêu, Cây hoàng lực, Sẻng vàng,...

Mô tả cây Mắc khén

- Mắc khén là loại cây thân gỗ nhỏ sống lâu năm. Chiều cao của cây khi sinh trưởng có thể đạt đến 15 m và đường kính thân có thể đạt khoảng 16 cm. Cây phân thành nhiều cành, mỗi cành có chiều dài khoảng từ 1 đến 2 m, vỏ ngoài của thân và cành có màu đỏ nhạt & có nhiều gai dẹt, ngắn khiến cho việc hái quả khá khó khăn. 

- Lá Mắc khén thuộc dạng lá kép lông chim 1 lần lẻ. Mỗi lá có từ 2 đến 3 cặp lá chét mọc kiểu đối xứng. Cuống lá có hình hơi tròn, phần đầu lá nhọn và giữa lá có gân chính. Ở mặt trên lá và mặt dưới lá đều có gai ở vùng gân lá. Mép là có hình răng cưa

- Hoa Mắc khén mọc thành chùm đâm ra từ các nách lá, màu vàng hoặc màu xám trắng và mang mùi thơm nhờ thành phần tinh dầu. Quả Mắc khén nhỏ hình tròn được tạo thành từ 1 đến 5 mảnh vỏ ghép lại. Lớp vỏ quả ngoài khá cứng và nhăn nheo. Nhai thử quả thì sẽ thấy có mùi thơm và vị đắng. Bên trong chứa một hạt màu đen bóng, hình cầu có màu đen óng, mùi rất thơm giống như mùi chanh và có vị cay tê ở đầu lưỡi.

- Mắc khén ra hoa vào khoảng tháng 6 đến tháng 7 và ra quả vào khoảng tháng 10 đến tháng 11.

Phân bố dược liệu mắc khén

- Cây Mắc khén phân bố chủ yếu ở độ cao từ 500 – 1500 m, mọc hoang trên nhiều khu vực ở cả nước. Tuy nhiên cây được tìm thấy nhiều nhất ở các khu vực miền núi ở phía Bắc, Tây Bắc và vùng thượng Lào bao gồm các tỉnh như: Cao Bằng, Lào Cai, Sơn La, Yên Bái, Hòa Bình, Thái Nguyên, Điện Biên, Lạng Sơn, Hà Tây, Nghệ An và Hà Tĩnh.

- Trên thế giới, cây Mắc khén còn phân bổ ở Trung Quốc. Thường gặp nhất là ở các tỉnh như Hải Nam, Quảng Tây và Quảng Đông.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản

- Bộ phận dùng: 

  • Làm gia vị: sử dụng quả, hạt và lá non.

  • Làm thuốc: sử dụng quả, hạt, vỏ thân và vỏ rễ.

- Thu hái: hái quả  và các bộ phận khác của cây Mắc khén thường vào khoảng tháng 9 đến tháng 11 khi quả đã chín và khi cây đã trưởng thành. Thông thường sẽ thu hái cả chùm quả và bó thành các bó. 

- Chế biến: quả Mắc khén có thể sử dụng dạng tươi hoặc khô đều được nhưng để đảm bảo có thể dùng lâu dài thì quả nên được rửa sạch và đem đi phơi khô dưới bóng râm hoặc có thể gác bếp để cho khô và sử dụng dần. Các bộ phận khác của Mắc khén cũng phơi khô sau khi thu hái để sử dụng lâu dài.

- Bảo quản: không nên phơi quả và hạt ngoài nắng nóng vì có thể sẽ làm mất đi thành phần tinh dầu Bảo quản dược liệu nơi khô ráo, thoáng mát, sạch sẽ, tránh ẩm mốc. Khi sử dụng thì lấy một lượng vừa đủ đem đi rang khoảng từ 30 đến 45 phút, chờ cho nguội và giã nhỏ để sử dụng.

Thành phần hóa học của Mắc khén

Thành phần chủ yếu có trong hạt Mắc khén chủ yếu là tinh dầu, thứ tạo nên mùi thơm đặc trưng cho loại dược liệu này, và các hợp chất khác như alkaloid bao gồm:

- Tinh dầu (chiếm 0,24%): limonen, linalol,...

- Các thành phần khác: d-terpinen, 4-caren, β-pinen, 4-terpineol,....

Công dụng – Tác dụng theo Y học hiện đại

Mắc khén có các tác dụng dược lý đáng chú ý sau:

- Khả năng kháng khuẩn: thành phần alkaloid và đặc biệt là tinh dầu có trong hạt Mắc khén có khả năng sát khuẩn đối với 1 vài chủng vi khuẩn và có thể là cả virus. Bên cạnh đó, rễ của cây Mắc khén cũng cho thấy tác dụng kháng khuẩn.

- Giúp giảm đau: sử dụng Mắc khén ngâm rượu và xoa bóp lên các vị trí đau giúp cải thiện cơn đau trong những trường hợp bệnh lý xương khớp, máu bầm,...

- Bên cạnh đó, một số nghiên cứu còn chỉ ra rằng cao chiết của quả Mắc khén còn có thể cho tác dụng lợi mật.

Vị thuốc trong Y học cổ truyền

- Tính vị: vị cay, tính ôn, hơi độc.

- Quy kinh: vào Tỳ, Phế, Thận.

- Công năng: có công dụng trừ hàn, ông trung, trợ tiêu hóa và sát hồi trùng.

- Chủ trị: các chứng

  • Đau bụng do hàn.

  • Trừ giun sán.

  • Đau nhức xương khớp.

  • Đau răng.

  • Khó tiêu.

  • Tê thấp.

  • Cảm hàn.

  • Sốt rét lâu ngày.

  • Thổ tả.

Cách dùng – Liều dùng

- Cách dùng: có thể sắc thuốc uống, bôi ngoài da, sử dụng như gia vị hoặc có thể ngâm rượu để xoa bóp.

- Liều sử dụng: mỗi ngày sử dụng Mắc khén với lượng khoảng 5 – 8 g, tuy nhiên do Mắc khén hơi độc nên khi dùng phải hỏi ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn liều dùng hiệu quả và an toàn.

Một số bài thuốc có vị thuốc Mắc khén

- Bài thuốc chữa tê thấp và sốt rét kinh niên: mỗi ngày sử dụng khoảng 4 – 8 g rễ Mắc khén đem đi sắc thuốc uống hoặc dùng ngâm rượu.

- Bài thuốc tẩy giun sán: sử dụng khoảng từ 12 – 15 hạt Mắc khén đã phơi khô, đem đi sao vàng rồi tán thành bột mịn. Pha với nước ấm uống lúc sáng sớm khi vừa ngủ dậy để tẩy giun hiệu quả.

- Chữa đau nhức răng: sử dụng hạt Mắc khén đã phơi khô và giã thành bột mịn. Khi có tình trạng nhức răng, lấy 1 ít bột thuốc Mắc khén bôi vào vị trí răng bị đau.

- Bài thuốc điều trị đầy bụng, ăn không tiêu: sử dụng hạt Mắc khén đã phơi khô cho vào chảo nóng và sao thơm rồi giã thành bột mịn. Mỗi bữa lấy một ít cho vào nước mắm, các loại nước chấm hoặc thức ăn giống như cách sử dụng tiêu trong các bữa ăn.

- Rượu mắc khén trị đau nhức xương khớp, bệnh phong thấp:

  • Sử dụng rễ Mắc khén rửa sạch, thái lát mỏng và đem đi phơi hoặc sấy khô. Tiếp đến sao vàng và hạ thổ xuống nền đất sạch cho nguội dần. Ngâm rượu với tỷ lệ 1 kg rễ mắc khén ngâm chung với 2,5 L rượu trắng, ngâm trong bình bằng thủy tinh. Sau 30 ngày là có thể lấy rượu ra sử dụng.

  • Để điều trị các chứng đau nhức xương khớp hoặc bệnh phong thấp, uống khoảng 10 – 15 mL rượu Mắc khén mỗi lần trong các bữa ăn.

Lưu ý khi sử dụng dược liệu Mắc khén

- Mắc khén có tính ấm nên những người có cơ thể nhiệt, hay bị nóng trong người thì cần cẩn thận khi sử dụng.

- Mắc khén là 1 vị thuốc có độc nhẹ, do đó không được sử dụng với liều lượng quá nhiều ngay cả khi sắc uống hoặc sử dụng để làm gia vị.

- Không sử dụng Mắc khén liên tục trong thời gian dài vì có thể dẫn đến ngộ độc.

- Trẻ em, phụ nữ mang thai hoặc phụ nữ sau sinh không nên sử dụng Mắc khén.

- Trong trường hợp người dùng bị dị ứng với 1 trong các thành phần hóa học của Mắc khén cũng không nên sử dụng.

 

Có thể bạn quan tâm?
TÔ NGẠNH

TÔ NGẠNH

Tía tô là một loại gia vị quen thuộc trong mọi căn bếp Việt. Không chỉ thế nhiều bộ phận của dược liệu này bao gồm lá, quả, cành... đều có thể được sử dụng để làm thuốc. Lá của Tía tô gọi là Tô diệp, quả gọi là Tô tử (thường bị hiểu nhầm là hạt) và cành là Tô ngạnh. Mỗi bộ phận có những tác dụng khác nhau đối với sức khỏe của chúng ta. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Tô ngạnh và những công dụng tuyệt vời của vị thuốc này đối với sức khỏe.
administrator
CỎ BẠC ĐẦU

CỎ BẠC ĐẦU

Ở nhiều nơi trên đất nước ta, cỏ đầu trắng mọc hoang ven đường, bờ ruộng. Cỏ bạc đầu có vị cay, tính bình, tác dụng giải biểu, khu phong, chỉ thống, tiêu thũng, vị thuốc này được dùng để chữa cảm mạo, ho gà, viêm phế quản, viêm xoang...
administrator
ME RỪNG

ME RỪNG

Tên khoa học: Phyllanthus emblica L. Họ: Euphorbiaceae (Thầu dầu) Tên gọi khác: Chùm ruột núi, Ngưu cam tử, Du cam tử, Mận rừng.
administrator
NÀNG NÀNG

NÀNG NÀNG

Nàng nàng là một trong nhiều vị thuốc quý được sử dụng rộng rãi trong dân gian, có mặt trong rất nhiều bài thuốc khác nhau. Với những công dụng tuyệt vời như trị mụn nhọt, kinh nguyệt không đều, mạnh gân cốt và ích tinh...
administrator
CÀ DẠI HOA TÍM

CÀ DẠI HOA TÍM

Cây cà dại hoa tím (Solanum indicum) là một loại cây nhỏ, mọc đứng, cây trưởng thành cao khoảng 0,6-1,3 mét (m), phân nhiều nhánh nhỏ. Cà dại hoa tím được dân gian sử dụng trong điều trị nhiều bệnh lý khác nhau.
administrator
MÂM XÔI

MÂM XÔI

Tên khoa học: Rubus alceaefolius Poir. Họ Hoa hồng (Rosaceae) Tên gọi khác: Đùm đùm, Chúc xôi, Cơm xôi, Phúc bồn tử.
administrator
CÔN BỐ

CÔN BỐ

Côn bố hay Hải đới là một loại tảo đáy phẳng sống ở biển. Thuốc có tác dụng lợi thủy, tiêu thũng, long đờm và được dùng nhiều trong điều trị ung thư vú, tràng nhạc, thoát vị.
administrator
LIÊN NHỤC

LIÊN NHỤC

Liên nhục (Semen nelumbinis) là một loại dược liệu quý được sử dụng trong Y học cổ truyền và hiện đại. Liên nhục là hạt sen, được lấy từ một loài thực vật thân thảo sống trong môi trường nước. Hạt sen không chỉ được sử dụng để làm thực phẩm, mà còn được ứng dụng trong Y học với nhiều công dụng hữu ích.
administrator