CÀ DẠI HOA TÍM

Cây cà dại hoa tím (Solanum indicum) là một loại cây nhỏ, mọc đứng, cây trưởng thành cao khoảng 0,6-1,3 mét (m), phân nhiều nhánh nhỏ. Cà dại hoa tím được dân gian sử dụng trong điều trị nhiều bệnh lý khác nhau.

daydreaming distracted girl in class

CÀ DẠI HOA TÍM

Giới thiệu về dược liệu 

  • Cây cà dại hoa tím là một loại cây nhỏ, mọc đứng, cây trưởng thành cao khoảng 0,6-1,3 mét (m), phân nhiều nhánh nhỏ. Thường sử dụng rễ của loại cây này để làm dược liệu chữa ho, buồn nôn, hen suyễn và sử dụng hạt để trị sâu răng. 

  • Tên gọi khác: Cà ấn, cây Plờn plên, cà hoang, dân tộc Tày gọi là Mác rịa phạ đeng,…

  • Tên khoa học: Solanum indicum L.

  • Họ: Cà – Solanaceae

Rễ và hạt của cây cà hoa tím thường được sử dụng trong y học

Đặc điểm thực vật

Đặc điểm nhận diện của cây cà hoa tím:

  • Thân cây: nhỏ, mọc đứng, cây trưởng thành có chiều cao khoảng 0,6 – 1,3 mét, phân nhiều cành nhỏ. Bên ngoài thân và cành đều có gai, được bao phủ bởi một lớp lông tơ mịn hình sao.

  • Lá: mọc so le, mặt trên màu xanh đậm, mặt dưới màu trắng nhạt và cả hai mặt lá đều chứa gai mọc trên đường gân. Phiến lá dài 5 – 7cm, bề rộng cỡ 2,5 – 5cm, xẻ 3- 4 thùy. Cuống lá dài khoảng 1,5 cm. Cả cuống lá và lá đều phủ nhiều lông.

  • Hoa: từ kẽ lá, các bông hoa mọc thành chùm. Hoa có màu tím xanh, bên ngoài được lông bao phủ.

  • Quả: màu xanh, có hình cầu, đường kính khoảng 1cm, bề mặt nhẵn. Khi chín từ màu xanh chuyển sang màu vàng hoặc màu đỏ. Bên trong quả có hạt nhỏ màu vàng, hình dĩa và cũng có bề mặt nhẵn. Quả cà dại hoa tím thường xuất hiện khoảng tháng 1 đến tháng 6 trong năm.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến 

Phân bố

Cây cà dại hoa tím mọc hoang ở khắp Việt Nam bằng hạt hoặc giâm cành, rất dễ phát triển. Thường được tìm thấy ở hai bên đường hoặc các khu đất trống. 

Bộ phận dùng

Rễ và hạt là hai bộ phận được sử dụng nhiều trong y học, thường là những quả đã chín đỏ. Quả chưa chín cũng được thu hoạch để chế biến thành bột cà ri.

Thu hái – bào chế

Rễ có thể đào quanh năm. Sau khi đào rễ, đem rễ về rửa sạch đất cát, thái nhỏ, phơi ngoài nắng đến khi kiệt nước hoặc sấy khô rồi tích trữ làm thuốc. 

Để thu hạt, người ta sẽ hái những quả chín đỏ về để tách bỏ lấy hạt, sau đó phơi khô dùng dần.

Thành phần hóa học 

Một số thành phần có trong cây cà dại hoa tím như: chất béo, ancaloit, glycoancaloit, glycoalcaloid,… 

Tác dụng - Công dụng 

Tác dụng chống viêm

Nghiên cứu áp dụng các phương pháp như gây phù thực nghiệm chân chuột cống trắng bằng kaolin, gây u hạt thực nghiệm với amian. 

Từ khảo sát đã chứng minh rễ và phần trên mặt đất của dược liệu có tác dụng chống viêm đối với phản ứng viêm, ở cả 2 giai đoạn cấp tính và mãn tính.

Đồng thời khảo sát cũng cho thấy cây có tác dụng gây teo tuyến ức chuột cống đực non. So sánh hoạt tính chống viêm của cây với những thuốc chống viêm tiêu chuẩn, kết quả hoạt tính chống viêm phụ thuộc vào liều.

Tác động trên huyết áp

Đã thử nghiệm về nhiều hoạt tính sinh học và chứng minh được sự ảnh hưởng đến huyết áp. Ngoài ra còn tác dụng trên ung thư biểu mô mũi – hầu người trong nuôi cấy mô và trên bệnh bạch cầu siêu vi khuẩn ở chuột trắng.

Khả năng ức chế hệ thần kinh trung ương

Một enzym chiết từ quả cà dại hoa tím có tác dụng gây thủy phân protein, giống như trypsin của tuyến tụy. 

Solanin chiết xuất từ lá và quả cà dại hoa tím có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương ở thỏ, gây nhanh nhịp tim ở thỏ và chuột cống trắng, gây thay đổi nhịp thở.

Các tác dụng khác

  • Chiết xuất từ cây có tác dụng làm tăng lực co cơ tim ở ếch, làm tăng đường máu ở chuột cống trắng, ức chế cholinesterase huyết tương ở người, có thể gây độc hại đối với phôi ở chuột cống và chuột nhắt trắng.

  • Solanin ức chế sự phát triển của một số lớn nấm. 

  • Cao cồn chiết từ quả có thể kháng khuẩn đối với tụ cầu vàng và E.coli.

  • Cao chiết từ lá cũng ức chế E.coli. 

  • Một số hoạt tính khác có thể chống co thắt, hạ cholesterol máu và chống HIV-I.

Ngoài ra, cà dại hoa tím có trong thành phần một bài thuốc cổ truyền ở Ấn độ gồm nhiều dược liệu thảo mộc và một số chất khoáng, có tác dụng bảo vệ chống tăng huyết áp và thiếu máu cục. Bài thuốc này đã được chứng minh là có hoạt tính giảm lipid máu ở chuột cống trắng, gây ức chế rõ rệt sinh tổng hợp cholesterol ở gan và làm tăng thải trừ acid mật trong phân.

Theo y học cổ truyền

Trong dân gian và y học cổ truyền, rễ của cà dại hoa tím được dùng làm thuốc chữa ho, hen, sốt, lợi tiểu, chống nôn và có tác dụng thanh tẩy nhẹ.

Liều dùng: từ 6 - 12g mỗi ngày dưới dạng thuốc sắc.

Hạt cà dại hoa tím chữa đau răng, sâu răng: Hạt được rang cháy đến khi lên khói, dùng khói này hứng vào miệng; than hoạt còn lại thì giã nhỏ chà xát lên nướu nơi răng đau.

Rễ dùng điều trị loét mũi, sử dụng khi rễ giã nhỏ. 

Lưu ý

Ở Đài Loan, xét nghiệm lâm sàng bệnh nhân bị thiếu nước và nồng độ hormone chống bài niệu trong huyết thanh thấp so với bình thường - xác định chẩn đoán đái tháo đường do sử dụng chiết suất đậm đặc từ cây cà dại hoa tím trong khoảng 2 tuần liền. Nghiên cứu này cho thấy nếu dùng quá liều lượng từ dược liệu này có khả năng gây nên bệnh đái tháo đường, do đó cần lưu ý khi sử dụng, đặc biệt những người có nguy cơ đái tháo đường cao.

 

Có thể bạn quan tâm?
TINH DẦU QUÝT

TINH DẦU QUÝT

Tinh dầu quýt được chiết xuất từ phần vỏ của quả quýt, cùng với những tinh dầu thuộc nhóm cam chanh có nhiều công dụng đối với sức khỏe. Loại tinh dầu này mang lại hiệu quả thư giãn thần kinh, cải thiện các bệnh lý hệ hô hấp và nhiều tình trạng khác. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về tinh dầu quýt và công dụng tuyệt vời của nó.
administrator
NHỤC ĐẬU KHẤU

NHỤC ĐẬU KHẤU

Nhục đậu khấu là một vị thuốc có mùi thơm và được sử dụng rộng rãi trong cả Y học cổ truyền lẫn Y học hiện đại. Bên cạnh đó, Nhục đậu khấu cũng thường được sử dụng như một loại gia vị của nhiều gia đình.
administrator
ĐẠI BI

ĐẠI BI

Đại bi, hay còn được biết đến với những tên gọi: Từ bi xanh, băng phiến, đại ngải, cây cúc tần, mai hoa não, mai phiến, ngải nạp hương, long não hương, mai hoa băng phiến, phặc phà, co nát. Cây Đại bi hay còn gọi là Từ bi xanh, là một loại dược liệu có hoa thuộc chi Đại bi. Dược liệu này mang trong mình tính ấm, vị cay, đắng, mùi thơm nóng có tác dụng điều trị chấn thương, bệnh về xương khớp. Nước sắc dược liệu có khả năng điều trị mụn nhọt, ghẻ ngứa và một số bệnh ngoài da khác. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
CỌ LÙN

CỌ LÙN

Cọ lùn (Serenoa repens) là một thành viên của họ cọ có nguồn gốc từ miền đông nam Hoa Kỳ. Cây cọ lùn được sử dụng như một loại thuốc bổ và điều trị nhiều tình trạng bệnh lý khác nhau.
administrator
BẠCH QUẢ

BẠCH QUẢ

Bạch quả, hay còn được biết đến với những tên gọi: Ngân hạnh, công tôn thụ, áp cước tử. Bạch quả là một loại nguyên liệu thường được sử dụng trong các món ăn như món chè, món bánh vì chúng mang đến một hương vị thơm ngon và khả năng thanh nhiệt cho cơ thể rất tốt. Theo Đông y, hạt cây Bạch quả còn có tên là Ngân Hạnh, nó được dùng từ rất lâu đời trong nền y học cổ truyền phương Đông. Ngày nay, Bạch quả được sử dụng phổ biến nhằm điều trị bệnh sa sút trí tuệ, do thiểu năng tuần hoàn máu não.
administrator
MƠ TAM THỂ

MƠ TAM THỂ

Mơ tam thể (Paederia lanuginosa Wall) là cây dây leo thân gỗ, sống lâu năm, thân tròn, vỏ thân màu xanh tím, bề mặt vỏ thân có nhiều lông tơ màu trắng.
administrator
NÚC NÁC

NÚC NÁC

Núc nác là một loại cây rừng khá nổi tiếng đối với người dân ở vùng núi rừng Tây Bắc khi đây là một trong các loại thực phẩm từ thiên nhiên của họ có thể chế biến thành nhiều món ăn đậm chất văn hóa Tây Bắc.
administrator
CÚC MỐC

CÚC MỐC

Cây cúc mốc có nhiều công dụng hữu ích và được dân gian sử dụng để chữa chứng ho ra màu, ho kéo dài, đầy hơi, chướng bụng và điều hòa kinh nguyệt. Ngoài ra, một số người sử dụng cây cúc mốc để làm cảnh.
administrator