NÚC NÁC

Núc nác là một loại cây rừng khá nổi tiếng đối với người dân ở vùng núi rừng Tây Bắc khi đây là một trong các loại thực phẩm từ thiên nhiên của họ có thể chế biến thành nhiều món ăn đậm chất văn hóa Tây Bắc.

daydreaming distracted girl in class

NÚC NÁC

Giới thiệu về dược liệu Núc nác

- Núc nác là một loại cây rừng khá nổi tiếng đối với người dân ở vùng núi rừng Tây Bắc khi đây là một trong các loại thực phẩm từ thiên nhiên của họ có thể chế biến thành nhiều món ăn đậm chất văn hóa Tây Bắc. Bên cạnh đó, Núc nác còn là một loại thuốc từ thiên nhiên được sử dụng rộng rãi với rất nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe. Vị thuốc này có các công dụng như trị viêm gan vàng da, trị mẩn ngứa, thanh nhiệt giải độc hoặc trị viêm phế quản,…

- Tên khoa học: Oroxylum indicum (L.) Kurz

- Họ khoa học: Bignoniaceae (họ Núc nác hay họ Chùm ớt).

- Tên gọi khác: Nam hoàng bá, Hoàng bá nam, Thiên trương chi, Thiều tầng chỉ, Bạch ngọc nhi, So đo thuyền, Triển giản, Lim may, Ung ca, Mộc hồ điệp,…

Đặc điểm thực vật và phân bố dược liệu Núc nác

- Đặc điểm thực vật:

  • Núc nác là loại cây thân nhỡ, có chiều cao từ 8 – 13 m và có thân nhỏ, nhẵn, ít phân nhánh. Phần vỏ thân có màu xám tro và phần bên trong vỏ có màu vàng và có các sẹo lớn do lá rụng để lại.

  • Lá Núc nác to và mọc đối, xẻ khoảng 2 hoặc 3 lần hình lông chim, lá có chiều dài khoảng 1,5 m và thường tập trung ở phía đỉnh cây. Lá là lá chét có các kích thước khác nhau, có hình bầu dục và có mép lá nguyên, phiến lá không có răng cưa.

  • Cụm hoa Núc nác thường mọc thành chùm ở các cành phía ngọn cây. Hoa Núc nác lớn và có màu nâu sẫm. Đài hoa có hình ống cứng và dày, thường có 5 khía nông. Năm cánh hoa chia thành 2 môi, gồm 5 nhị trong đó có 1 nhị ngắn hơn 4 nhị còn lại, chỉ nhị có nhiều lông phủ ở gốc. Cuống hoa to và thắng có chiều dài khoảng 40 – 80 cm có nhiều sẹo khá rõ.

  • Quả Núc nác là quả nang dài và mỏng, thường có chiều dài khoảng 50 – 80 cm và chiều rộng từ 5 – 7 cm. Quả có 2 mặt lồi, lưng có cạnh chạy dọc chiều dài thân quả. 

  • Hạt Núc nác rất nhiều, có hình dạng dẹt hoặc hình bầu dục và có cánh mỏng, khá cứng. Trên hạt có nhiều đường gân nhỏ tỏa ra những hướng khác nhau. Chiều dài hạt khoảng 2 cm và chiều rộng khoảng 3 cm

  • Hoa Núc nác nở về đêm và thường thụ phấn nhờ những con dơi. Núc nác ra hoa và quả quanh năm và theo từng đợt.

- Phân bố dược liệu:

  • Tại Việt Nam, cây Núc nác tương đối phổ biến khi có thể bắt gặp ở rất nhiều nơi. Những tỉnh thành có lượng lớn cây Núc nác có thể kể đến như Yên Bái, Tuyên Qung, Hà Giang, Hòa Bình, Thanh Hóa,…

  • Trên thế giới, Núc nác cũng có thể được tìm thấy ở các quốc gia như Sri-Lanka, Timor Leste, Philipine, Ấn Độ hoặc các tỉnh miền Nam Trung Quốc.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản

- Bộ phận dùng: vỏ thân và vỏ hạt (có tên gọi khác là Mộc hồ điệp) có thể được dùng làm thuốc.

- Thu hái: 

  • Hạt: thu hái khi quả Núc nác chín và chuyển sang màu vàng nâu, thường vào mùa thu hoặc vào mùa đông.

  • Vỏ thân: thu hái quanh năm.

- Chế biến: 

  • Hạt: sau khi thu hái thì đem đi phơi khô ngoài nắng cho đến khi vỏ quả nứt ra, tiếp đến tách phần hạt và tiếp tục phơi hạt đến khi khô hoàn toàn. Khi sử dụng thì có thể chích với muối ăn với tỷ lệ là 10 kg hạt : 400 g muối ăn, muối ăn đem pha với nước sôi vừa đủ rồi dùng để ngâm hạt trong vòng 30 phút, sau đó sao trên lửa nhỏ đến khi hạt chuyển sang màu đen.

  • Vỏ thân: sau khi thu về thì thái thành các phiến có chiều dài khoảng 2 – 5 cm sau đó đem đi sấy hoặc phơi khô và bảo quản sử dụng dần.

- Bảo quản: ở nơi khô ráo và thoáng mát, tránh ẩm ướt, nấm mốc, sâu bọ.

Thành phần hóa học

Dược liệu Núc nác có các thành phần hóa học sau:

- Hạt: chứa khoảng hơn 80% các acid béo như acid stearic, acid oleic, acid lignoceric và acid palmitic,... Bên cạnh đó hạt Núc nác còn chứa thành phần tanin như acid ellagic.

- Vỏ thân: gồm 1 lượng ít tanin, bên cạnh đó còn có các alkaloid và các hoạt chất nhóm flavonoid.

- Vỏ quả: có các thành phần như chrysin, biochanin-A, oroxylin A, oroxin A, các triterpenoid, các acid carboxylic, acid ursolic và acid ellagic,…

Công dụng – Tác dụng của dược liệu Núc nác theo Y học hiện đại

Dược liệu Núc nác có các tác dụng dược lý như:

- Kháng dị ứng, cải thiện sức đề kháng: vỏ thân Núc nác được cho là có công dụng này, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.

- Kháng viêm, kháng khuẩn: cũng nhờ các thành phần có trong vỏ thân Núc nác. 

- Cải thiện và phòng ngừa đái tháo đường: hoạt chất oroxin A có độc tính thấp và có tác dụng rất rõ rệt trong việc ngăn ngừa việc chuyển biến từ tiền đái tháo đường sang đái tháo đường. Bên cạnh đó oroxin A còn giúp cải thiện những biến chứng do đái tháo đường, cải thiện và ngăn ngừa các vấn đề do rối loạn chuyển hóa trong cơ thể. Ngoài ra oroxin A còn cho thấy khả năng trong việc ức chế hoạt động của enzym α–glucosidase.

- Ngoài ra dược liệu Núc nác còn rất nhiều công dụng hữu ích khác như bảo vệ sức khỏe tim mạch, chống oxy hóa, bảo vệ các tế bào thần kinh,…

Vị thuốc Núc nác trong Y học cổ truyền

- Tính vị: vị đắng, tính ngọt.

- Quy kinh: vào Tỳ và Bàng quang.

- Công năng: thanh nhiệt, tiêu viêm, lợi hầu họng, giảm đau, chỉ khái, lợi thấp,…

- Chủ trị: 

  • Các chứng ho mãn tính, viêm họng cấp, viêm phế quản, ho gà, khan tiếng.

  • Đau thượng vị, đau ngực sườn, đau dạ dày.

  • Suy giảm chức năng gan, viêm gan, vàng da.

  • Viêm bàng quang.

Cách dùng – Liều dùng

- Cách dùng: có thể sử dụng dạng thuốc sắc, làm thành cao Núc nác hoặc có thể sử dụng ở dạng thuốc bột. Ngoài ra cũng có thể sắc nước để đem đi rửa ngoài da.

- Liều dùng: đối với dạng thuốc sắc uống

  • Hạt: 1,5 – 3 g mỗi ngày.

  • Vỏ thân: 15 – 30 g mỗi ngày.

Một số bài thuốc có vị thuốc Núc nác

- Bài thuốc chữa ho mãn tính:

  • Chuẩn bị: 5 – 10 g Mộc hồ điệp (vỏ hạt Núc nác).

  • Tiến hành: đem đi sắc thuốc hoặc tán thành bột mịn để uống.

- Bài thuốc chữa đau dạ dày:

  • Chuẩn bị: Núc nác, Ô tặc cốt, Ngũ linh chi và Bồ hoàng với các lượng bằng nhau.

  • Tiến hành: các nguyên liệu trên đem đi sắc thuốc uống.

- Bài thuốc trị thấp khớp và sưng đau khớp (chống chỉ định đối với phụ nữ mang thai):

  • Chuẩn bị: vỏ Núc nác, cây Vòi voi, Dây đau xương, Kê huyết đằng, rễ Bưởi bung, Ngũ gia bì chân chim, Phòng kỷ, Độc lực, rễ Trinh nữ, rễ Cỏ xước, Thiên niên kiện, Quế chi và Độc hoạt.

  • Tiến hành: các nguyên liệu trên đem đi phơi khô rồi sao vàng (trừ các vị thuốc quế chi, thiên niên kiện, độc hoạt thì không đem sao). Đổ nước ngập mặt dược liệu khoảng 20 cm và sắc hai lần (sắc lần đầu 6 giờ và lần thứ 2 sắc 3 giờ). Gộp 2 nước sắc lại với nhau, đem đi lọc và lại tiếp tục sắc cho tới trước thời gian sắc xong khoảng 40 phút thì mới cho Quế chi, Thiên niên kiện & Độc hoạt vào. Tiếp tục sắc đến tỷ lệ 1:1 thì đem đi chế thành cao với siro đơn với tỉ lệ 1:10. Sử dụng khoảng 200 – 250 mL mỗi ngày và chia thành 2 lần uống mỗi ngày.

- Bài thuốc chữa lở loét da, ngứa da, bệnh tổ đỉa hoặc giang mai:

  • Chuẩn bị: Núc nác và Khúc khắc 30 g mỗi vị.

  • Tiến hành: 2 nguyên liệu trên đem đi sắc thành thuốc để uống hằng ngày.

- Bài thuốc dùng để rửa và điều trị các bệnh lý ngoài da:

  • Chuẩn bị: 50 g Núc nác, 30 g lá Kinh giới và 30 g lá Đinh lăng.

  • Tiến hành: các nguyên liệu trên đem đi sắc nước, sử dụng nước này để rửa hoặc bôi ngoài da, sử dụng 2 lần mỗi ngày.

Lưu ý khi sử dụng Núc nác

- Không sử dụng Núc nác đối với những người có tỳ vị hư hàn hoặc người bị đầy bụng, đi phân lỏng.

- Những người bị cảm lạnh dẫn đến ho, sốt, chảy mũi thì hạn chế sử dụng Núc nác.

Có thể bạn quan tâm?
TINH DẦU HÚNG QUẾ

TINH DẦU HÚNG QUẾ

Húng quế (Basil) là một loại gia vị không còn xa lạ trong căn bếp của mỗi nhà, đặc biệt là ở một quốc gia nhiệt đối như Việt Nam – có điều kiện vô cùng thuận lợi để phát triển. Thế nhưng, chiết xuất từ loại dược liệu này còn có nhiều công dụng khác đối với sức khỏe của chúng ta. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về công dụng của tinh dầu Húng quế và cách sử dụng nó nhé.
administrator
BẠCH CẬP

BẠCH CẬP

Bạch cập hay liên cập thảo là một dược liệu quý trong Đông y, là một loại cỏ địa sinh, sống lâu năm. Vị thuốc có tên Bạch cập vì sắc trắng (bạch là trắng) lại mọc liên tiếp. Bạch cập có công dụng chính như chữa chảy máu cam, chữa thổ huyết chảy máu dạ dày, loét dạ dày, mụn nhọt, sưng tấy, vết thương ngoài da.
administrator
CHÙM RUỘT

CHÙM RUỘT

Chùm ruột hay còn gọi là tầm duột, chùm giuột, là loại cây quen thuộc với đời sống của người Việt Nam. Cây chùm ruột không chỉ được ăn sống, làm cảnh mà còn là một cây thuốc hạ sốt, chữa các bệnh ngoài da như nhức đầu, ho, nổi mề đay, ghẻ ngứa.
administrator
YẾN SÀO

YẾN SÀO

Yến sào, hay còn gọi là tổ Yến, là một trong những nguyên liệu quý hiếm được sử dụng rộng rãi trong y học. Tổ Yến là sản phẩm của chim Yến, được xem là loại chim có giá trị kinh tế cao, phân bố rộng khắp châu Á và được nuôi trồng nhân tạo để thu hoạch tổ Yến. Với thành phần hóa học đặc biệt và nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, tổ Yến đã trở thành một sản phẩm được săn đón và ưa chuộng trên thị trường.
administrator
KINH GIỚI

KINH GIỚI

Tên khoa học: Elsholtzia ciliata ( Thunb.) Hyl. Họ: Hoa môi (Lamiaceae) Tên gọi khác: Khương giới, Giả tô, Thử minh, Tái sinh đơn
administrator
BỔ CỐT CHỈ

BỔ CỐT CHỈ

Bổ cốt chỉ, hay còn được biết đến với những tên gọi: Bà cố chỉ, phá cố chi, phản cố chỉ, hồ phi tử, thiên đậu, hồ cố tử, cát cố tử, phá cốt tử, cố tử, hạt đậu miêu. Bổ cốt chỉ là một loại dược liệu quý được trồng nhiều ở một số tỉnh nước ta. Theo dân gian, phá cố chỉ có tác dụng chữa một số bệnh lý nên dược liệu này có mặt trong một số bài thuốc Y Học Cổ Truyền. Đặc biệt, vị thuốc có khả năng tráng dương, bổ thận, trị tiêu chảy rất hiệu quả. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
KHIẾM THỰC

KHIẾM THỰC

Tên khoa học: Euryales ferox Salisb. Họ: Hoa súng (Nymphaeaceae) Tên gọi khác: Kê đầu thực, Nhạn đầu, Thủy kê đầu, Kê đầu liên, Khiếm thật, Khiếm thực mễ, Đại khiếm thực. Khiếm thực là dược liệu được lấy từ phần củ của cây hoa súng.
administrator
GIẢO CỔ LAM

GIẢO CỔ LAM

Giảo cổ lam, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cổ yếm, dền toòng.
administrator