BÌNH BÁT

Bình bát, hay còn được biết đến với những tên gọi: Nê xiêm, Na xiêm, Đào tiên,... Cây Bình bát là loài cây quen thuộc trong đời sống. Ngoài việc dùng làm trái cây ăn hàng ngày, Bình bát còn là vị thuốc dân gian. Toàn cây Bình bát có vị chát, có độc, đặc biệt là hạt và vỏ thân có tác dụng sát trùng, làm săn se, trừ lỵ, trị giun.

daydreaming distracted girl in class

BÌNH BÁT

Đặc điểm tự nhiên

Bình bát là một loài cây thân gỗ nhỡ, cao khoảng 2-5m, có những cây cao tới 10m. Cây có tán lá rộng, phân nhiều nhánh nhỏ. Các cành non phủ một lớp lông mịn, các cành già không có lông.

Lá bình bát mọc so le, đầu lá nhọn, gốc lá tròn, dài khoảng 12-15cm, rộng 4cm. Mặt trên nhẵn bóng, mặt dưới có phủ một lớp lông mịn, cuống lá có lông, dài khoảng 1-2cm.

Cụm hoa mọc từ kẽ lá, gồm 2-4 hoa màu vàng. Đài gồm 3 phiến hình tam giác, mặt ngoài có lông. Tràng có 2 vòng. Cánh hoa hẹp, 3 cánh ngoài to, dày, có lông tơ. 3 cánh trong nhỏ nhắn.

Trái hình như quả tim. Trái non màu xanh, khi chín chuyển màu vàng. Bên trong quả gồm nhiều hạt xếp lớp như các hạt của trái Na. Thịt quả màu trắng hoặc hơi ngả vàng. Ăn có vị chua ngọt và hơi chát nhẹ và có mùi thơm thoang thoảng đặc trưng.

Mùa hoa vào tháng 5-6, mùa quả vào tháng 7-8.

Bình bát có nguồn gốc từ Trung Mỹ, Brazil, Nam Mexico và Peru

Tại Việt Nam, cây được tìm thấy ở những vùng đất nhiễm phèn ở các tỉnh ven biển từ Bắc vào Nam. Bình bát ưa nước nên hay thường phát triển ở bờ sông, rìa kênh, mương, ao, hồ,...

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Thân, quả, hạt, lá và rễ cây đều được dùng làm dược liệu.

Thu hái: Lá bình bát có thể thu hái quanh năm, rễ nên thu hái ở những cây lớn, rễ to khỏe, quả thu hái tùy vào mục đích sử dụng, hạt thu hái khi quả chín, bỏ phần thịt lấy hạt dùng.

Chế biến: Sau khi thu hái rửa sạch để ráo nước, có thể phơi khô hoặc dùng tươi đều được.

Bình bát có mùi thơm đặc trưng nên rất dễ thu hút côn trùng nhỏ. Do đó, khi bảo quản cần chú ý tránh nơi có nhiều côn trùng. Ngoài ra bảo quản dược liệu ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh độ ẩm cao để khô làm ẩm mốc, hư hỏng dược liệu.

Thành phần hóa học

Vỏ thân bình bát chứa: Rolonoastatin-2, Reticulacinon, các Diterpen

Vỏ thân và rễ chứa: Reticulacinon, các Diterpen, Anonain, Oxoushinsunin, Michelalbin, Reticulin, Assimilobin, Hydroxynomuciferin, Methoxyannomontin.

Lá có chứa: Squamon, Annoreticuin, Solamin, Roliniastin,...

Hạt bình bát chứa: Reticulacin, Uvariamicin, Squamocin,....

Tác dụng

+Tác dụng kháng nấm, kháng khuẩn, ức chế sự phát triển của một số loại nấm như Candida Albicans, Trichophyton Mentagrophytes, trực khuẩn lỵ và vi khuẩn gây nhiễm trùng hệ thống hô hấp.

+Có thể tiêu diệt các tế bào ung thư phổi, ung thư kết tràng, ung thư hầu mũi, và ung thư bạch cầu dòng Lympho

+Tác dụng tiêu diệt côn trùng, ấu trùng, ghẻ, chấy rận

+Có tác dụng chống viêm, sát khuẩn, sát trùng

+Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm mát cơ thể, hỗ trợ bài tiết

+Có tác dụng an thần, chống trầm cảm

Công dụng

Toàn thân cây bình bát có vị đắng, hơi chát, có chứa độc tố ở thân cây và hạt, bao gồm các công dụng sau:

+Hỗ trợ cải thiện các bệnh xương khớp

+Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

+Điều trị bệnh lao phổi

+Điều trị các bệnh mề đay, mẩn ngứa

+Hỗ trợ điều trị sốt, tiêu chảy, nhiễm khuẩn hô hấp

+Có thể điều trị bệnh kiết lỵ

+Có thể sử dụng để trừ chấy rận trên người và gia súc

+Hỗ trợ điều trị đau dạ dày, đau răng, viêm lợi, chữa sốt

+Hỗ trợ điều trị bệnh bướu cổ

Liều dùng

Liều lượng không quy định, tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng và yêu cầu của toa thuốc.

Bình bát có thể dùng tươi hay khô đều được, có thể dùng độc vị hoặc kết hợp với các vị thuốc khác.

Lưu ý khi sử dụng

+Bình bát có chứa độc, do đó khi sử dụng cần hết sức thận trọng.

+Không để nhựa, nước của cây bắn vào mắt để tránh kích ứng. Ngoài ra, khi sơ chế nên tránh để tiếp xúc trực tiếp với da, nhựa cây có thể gây dị ứng, kích ứng, mề đay mẩn ngứa.

+Bình bát là một loại cây mọc hoang ở nhiều nơi với nhiều ứng dụng trong y học. Tuy nhiên, cây có chứa độc tính, do đó khi sử dụng cần trao đổi với thầy thuốc hoặc người có chuyên môn.

 

 
Có thể bạn quan tâm?
VÒI VOI

VÒI VOI

Vòi voi (Heliotropium indicum) là một loài cây thuộc họ Họ Vòi voi (Boraginaceae), có tên gọi khác là Dền voi, Đại vĩ đao, Cẩu vĩ trùng, Nam độc hoạt. Vòi voi thường được tìm thấy ở các vùng đất khô cằn, đá khô và các bãi cỏ hoang vu. Dược liệu này được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị một số bệnh như sốt rét, ho, đau đầu và viêm nhiễm. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Vòi voi và những công dụng tuyệt vời của dược liệu này nhé.
administrator
CÚC HOA

CÚC HOA

Tên khoa học: Chrysanthemum indicum L. Cúc hoa là một loại thực vật không còn xa lạ gì đối với chúng ta. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về đặc điểm cúc hoa và các công dụng của thảo dược này nhé.
administrator
CÀ ĐỘC DƯỢC

CÀ ĐỘC DƯỢC

Cà độc dược (Datura metel) là một loại cây cỏ nhỏ, cao khoảng 1 – 2 mét. Hai thành phần chính của Cà độc dược là Atropin và Hyoxin có nhiều công dụng đối với sức khỏe của chúng ta. Tuy nhiên, việc sử dụng quá liều Cà độc dược có thể gây ngộ độc, cần các phương pháp điều trị kịp thời.
administrator
SƠN TRA

SƠN TRA

Sơn tra có vị ngọt, chua nhẹ, tính hơi ôn, không độc, có công dụng trợ tiêu hóa, hoạt huyết, giảm ứ, lợi tiểu,… Do đó được dùng trong các trường hợp ăn uống không tiêu, không ngon miệng, ợ hơi, đầy bụng, tiêu chảy…
administrator
RIỀNG

RIỀNG

Theo Y học cổ truyền, riềng có vị cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng làm ấm bụng, chống lạnh, giảm đau, cảm nôn, ợ hơi, kích thích tiêu hóa, chữa cảm sốt, giảm đau
administrator
KHỔ SÂM

KHỔ SÂM

Khổ sâm có 2 loại chính là khổ sâm cho lá và khổ sâm cho rễ. Khổ sâm cho lá: tên gọi khác là khổ sâm bắc bộ, cây cù đèn. - Tên khoa học: Croton tonkinensis Gagnep - Họ: thầu dầu (Euphorbiaceae) Khổ sâm cho rễ: tên gọi khác là dã hòe, khổ cốt. - Tên khoa học: Sophora flavescens Ait, - Họ đậu (Fabaceae).
administrator
THẢO QUẢ

THẢO QUẢ

Thảo quả là một dược liệu rất quen thuộc, hay được gọi với tên khác là Đò Ho, Tò Ho, May Mac Hâu, Mac Hâu, họ Gừng (Zingiberaceae). Quả chín khô sẽ có mùi thơm, được sử dụng trong các bài thuốc dân gian cũng như phụ gia thực phẩm. Theo y học, Thảo quả có công dụng táo thấp, trừ đờm, trừ đầy trướng, tiêu thực, chữa sốt rét, trừ khí độc ôn dịch. Bên cạnh đó, giúp làm ấm Tỳ Vị, giảm nôn mửa, ích nguyên khí, giải được rượu độc, trị chứng hàn thấp, hàn đờm, trị đau bụng, trừ hôi miệng. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Thảo quả và những công dụng tuyệt vời của nó.
administrator
DẠ CẨM

DẠ CẨM

Dạ cẩm, hay còn được biết đến với những tên gọi: Đất lượt, chạ khẩu cắm, loét mồn, đứt lướt, cây loét miệng, dây ngón cúi, ngón lợn. Cây dạ cẩm từ lâu đã được xem là một dược liệu quý giúp chữa trị các bệnh như viêm loét dạ dày, loét miệng, lở lưỡi…Vì nó mang lại hiệu quả điều trị bệnh cao nên từ năm 1960 đã được bệnh viện tỉnh Lạng Sơn đưa vào danh mục những cây thuốc điều trị bệnh dạ dày. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator