SƠN TRA

Sơn tra có vị ngọt, chua nhẹ, tính hơi ôn, không độc, có công dụng trợ tiêu hóa, hoạt huyết, giảm ứ, lợi tiểu,… Do đó được dùng trong các trường hợp ăn uống không tiêu, không ngon miệng, ợ hơi, đầy bụng, tiêu chảy…

daydreaming distracted girl in class

SƠN TRA

Giới thiệu về dược liệu

Tên khoa học: Crataegus pinnatifida Bunge (bắc Sơn tra).

Crataegus cuneata sieb et Zucc (nam Sơn tra).

Tên dược liệu: Fructus Crataegi.

Họ: Hoa hồng – Rosaceae.

Tên gọi khác: Bắc sơn tra, Nam sơn tra, Dã sơn tra, Xích qua tử, Thử tra, Mao tra, Phàm tử, Hầu lê,…

Đặc điểm dược liệu

Sơn tra là loại cây thân gỗ, sống lâu năm, thân có nhiều cành, cành non có nhiều lông tơ, mịn. Cây Sơn tra ở nước ta được phân thành hai loại chính với đặc biệt như sau:

- Bắc sơn tra: Thân cao khoảng 6m, có nhiều cành, các nhánh nhỏ có nhiều gai. Lá mọc so le, hình trứng, thuôn nhọn, l mép lá có nhiều răng cưa. Mặt dưới có nhiều gân, có nhiều lông mịn dọc theo gân. Hoa hợp thành tán, đài hoa có lông mịn, cánh hoa màu trắng. Quả hình cầu, khi chín có màu đỏ.

- Nam sơn tra hay còn gọi là Dã sơn tra: Thân cao khoảng 15m, thân có nhiều gai nhỏ. Lá dài và rộng, mặt dưới lá có nhiều lông mịn. Hoa Nmọc thành tán, cánh hoa có màu trắng. Quả hình cầu, khi chín có màu vàng và đỏ.

Mô tả dược liệu:

Quả sơn tra dạng hình cầu, bên ngoài vỏ nâu bóng, hơi nhăn nheo, vân lốm đốm, ở giữa là phần thịt màu nâu, cứng chắc, bao lấy 5 hạch cứng.

Phân bố, sinh thái

Sơn tra thường mọc hoang ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta như Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, vùng núi Hoàng Liên Sơn,…

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: quả.

Thu hái, chế biến: Có thể thu hái quanh năm khi quả chín. Chỉ hái những quả vừa chín với mục đích dùng làm dược liệu. Nên chọn những quả có vị ngọt chua, vụn < 2%, độ ẩm < 13%, khoanh to, vỏ đỏ, cùi dầy, ít hạt. Sau khi hái về, mang quả đi rửa sạch loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn. Để ráo nước, thái thành lát mỏng, độ dày khoảng 0,3 – 0,7 cm. Sau đó phơi nắng hoặc sấy khô, bảo quản dùng dần.

Bảo quản: nơi khô ráo, thông thoáng, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp.

 

Thành phần hóa học 

Sơn tra có thành phần hóa học khá đa dạng và phong phú như hàm lượng vitamin C cao, acid citric, cacbohydrat, protid, tannin 2,76%, acid hữu cơ 2,7%, đường 16,4%… Acid oleanic, cholin, phytosterin, acetylcholine, sắt, phospho…

Hoa: Quercetrin, quercetin, tinh dầu…

Vỏ cây: Oxyacanthin, Craraegin…

Tác dụng - Công dụng 

Theo y học hiện đại, sơn tra có công dụng như:

- Hỗ trợ hệ tuần hoàn: Giảm sự kích thích cơ tim, tăng sức co bóp từ đó tăng lưu lượng máu, điều hòa hệ tuần hoàn. 

- Giảm mỡ máu: Tăng bài tiết cholesterol ra ngoài, làm hạ lipid máu, chống xơ vữa mạch máu.

- Hỗ trợ tiêu hóa: Hỗ trợ enzyme, kích thích ăn ngon miệng, giảm đầy hơi, khó tiêu…

- Kháng khuẩn: Ức chế các trực khuẩn liên cầu beta, tụ cầu vàng…

- An thần: Hỗ trợ giấc ngủ, tăng cường sức khỏe.

Theo Y học cổ truyền, Sơn tra có vị ngọt, chua nhẹ, tính hơi ôn, không độc, có công dụng trợ tiêu hóa, hoạt huyết, giảm ứ, lợi tiểu,… Do đó được dùng trong các trường hợp ăn uống không tiêu, không ngon miệng, ợ hơi, đầy bụng, tiêu chảy…

Cách dùng - Liều dùng 

Tùy mục đích sử dụng có thể dùng dược liệu với nhiều cách và liều lượng khác nhau. Sơn tra có thể dùng dưới dạng thuốc sắc, dùng ngoài, tán bột hoặc dùng tươi,…

Liều dùng khuyến cáo hằng ngày:

- Dạng thuốc sắc: 3 – 10g/ngày.

- Cao loãng: 20 – 30 giọt/ngày.

- Dùng ngoài: Không kể liều lượng cố định.

Một số bài thuốc có sơn tra:

- Bài thuốc điều trị ăn uống không tiêu: Sắc các dược liệu Sơn tra 10g, Chỉ thực 6g, Trần bì 5g, Hoàng liên 2g với 6 chén nước, cô cạn còn 2 chén, chia làm ba phần uống trong ngày.

- Bài thuốc điều trị tiêu chảy: Tán thành bột mịn 10g Sơn tra, sau đó pha cùng nước sôi để uống.

- Chữa ợ chua, ợ hơi, ợ nóng: Sắc uống trong ngày 20 g Sơn tra sống và 20 g Sơn tra sao vàng.

- Điều trị kiết lỵ mới phát: Sắc 30g Sơn tra với nước. Khi gần cạn nước, cho thêm 30g đường mía và Tế trà sắc đến khi thu được hỗn hợp đặc quánh. Sử dụng thuốc khi còn nóng để đạt hiệu quả tốt nhất.

- Bài thuốc điều trị kiết lỵ cấp tính và viêm đại tràng cấp tính: Trộn đều 60 g Sơn tra (sao cháy sơ qua) với 30 ml rượu, sau đó lại sao tiếp xúc cho khô. Cho thêm 200 ml nước, sắc thêm khoảng 15 – 20 phút. Loại bỏ phần bã, chỉ lấy phần nước sắc. Cho thêm 60g gừng tươi và sắc đến khi sôi, uống khi thuốc còn nóng.

- Bài thuốc điều trị bệnh ghẻ: Dùng một lượng vừa đủ Sơn tra khô nấu cùng với nước, dùng tắm hoặc rửa vị trí bệnh ghẻ lở.

- Bài thuốc điều trị thịt tụ lại không tiêu: Sắc uống 120g Sơn tra với một lượng nước vừa đủ, cô cạn còn một lượng nước sền sệt. Nên dùng luôn cả phần bã Sơn tra. 

- Chữa sán khí thoái vị, dịch hoàn sệ xuống: Tán thành bột min 30 g Sơn tra và 30 g Hồi hương (sao vàng). Hòa cùng một ít mật ong, làm thành viên hoàn, kích thước to bằng hạt ngô. Mỗi lần dùng 50 viên uống cùng nước sôi để nguội. Dùng khi bụng đói hoặc trước khi ăn bữa chính.

- Bài thuốc chữa huyết áp thấp: Tán thành bột mịn Sơn tra và Ty thế mỗi vị phân lượng bằng nhau. Dùng thuốc với nước sắc của lá Ngải cứu.

- Chữa đau bụng do ứ trệ sau sinh, kinh nguyệt ứ: Sắc 40g Sơn tra với một lượng nước vừa đủ. Lọc bỏ phần bã, hòa cùng 25g đường để uống.

- Chữa đau bụng, dịch không ra hết ở phụ nữ sau sinh: Sắc Sơn tra với một lượng nước vừa đủ, đến khi cạn còn hỗn hợp đặc quánh thì hòa cùng một ít đường, dùng uống khi đói hoặc lúc đau bụng.

- Điều trị đau lưng, nhức mỏi tay chân ở người cao tuổi: Tán thành bột mịn Sơn tra và Lộc nhung (nướng) phân lượng bằng nhau. Hòa cùng một ít mật ong sau đó làm thành viên hoàn, kích thước to bằng hạt ngô. Mỗi lần dùng 50 viên hoàn cùng với rượu ấm, uống 2 lần mỗi ngày.

- Bài thuốc điều trị Lipid máu cao: Trộn Sơn tra và Mạch nha cô đặc, mỗi vị phân lượng bằng nhau. Mỗi lần dùng 30g để uống, mỗi ngày uống 2 lần.

Lưu ý

Không nên dùng Sơn tra cho các trường hợp đa toan dịch vị, viêm loét dạ dày tá tràng, tỳ vị hư, yếu, không có thực tích.

 

Có thể bạn quan tâm?
LÁ CÁCH

LÁ CÁCH

Lá cách, hay còn được biết đến với những tên gọi: Vọng cách, cách biển, lộc cách. Lá cách được biết đến là một trong những loại rau thường xuất hiện trong các bữa ăn tại các gia đình Việt. Nhưng ít ai biết rằng nó còn được coi như một vị thuốc quý, có tác dụng điều trị hữu hiệu nhiều loại bệnh như là vị thuốc bảo vệ gan, thanh nhiệt, chữa lỵ, hạ huyết áp. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
ĐƯƠNG QUY

ĐƯƠNG QUY

Đương quy (Angelica sinensis) là một loại thực vật thuộc họ Apiaceae, được sử dụng làm dược liệu trong Y học cổ truyền từ hàng trăm năm nay. Đương quy được cho là có tác dụng chữa nhiều bệnh lý khác nhau. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng Đương quy có chứa nhiều hoạt chất có tính chất chống oxy hóa và kháng viêm, có thể giúp cải thiện sức khỏe và tăng cường miễn dịch cho cơ thể. Tuy nhiên, trước khi sử dụng Đương quy, bạn nên tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
administrator
BÁCH THẢO SƯƠNG

BÁCH THẢO SƯƠNG

Bách thảo sương là vị thuốc dân gian nhọ nồi từ nơi đáy bếp. Trong quá trình nấu nướng bếp, đốt các loại rơm rạ cây cỏ, khói bốc lên ám vào đáy nồi, lâu dần kết lại tạo thành thứ chất đen nhẹ như sương nên được gọi là Bách thảo sương.
administrator
MÂM XÔI

MÂM XÔI

Tên khoa học: Rubus alceaefolius Poir. Họ Hoa hồng (Rosaceae) Tên gọi khác: Đùm đùm, Chúc xôi, Cơm xôi, Phúc bồn tử.
administrator
CÀ NA

CÀ NA

Cà na hay còn được gọi là quả trám (miền bắc), quả gián, thanh quả... bao gồm 2 loại trám trắng (Canarium album Raeusch) và trám đen (Canarium nigrum Engl).
administrator
KEO GIẬU

KEO GIẬU

- Tên khoa học: Leucaena glauca Benth. - Họ Trinh nữ (Mimosaceae) - Tên gọi khác: bình linh, keo giun, bồ kết dại, cây muồng,..
administrator
KIM VÀNG

KIM VÀNG

- Tên khoa học: Barleria lupulina Lindl - Họ Ô rô (Acanthaceae) - Tên gói khác: Trâm vàng, Gai kim vàng, Gai kim bóng
administrator
CÂY NỞ NGÀY ĐẤT

CÂY NỞ NGÀY ĐẤT

Cây nở ngày đất, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây nở ngày, cây bạc đầu, cây hoa gà trắng. Cây nở ngày đất còn được biết đến với tên gọi khác là cây nở ngày, bởi phần hoa của loại cây này chỉ nở vào ban ngày. Trong một số tài liệu Y học cổ truyền có ghi chép, flavones, flavoides glycosides và gomphrenol là ba thành phần hoạt chất chính có trong cây nở ngày đất có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh gút, đau nhức xương khớp, bệnh tiểu đường, sốt, cảm cúm,…Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator