BÁCH THẢO SƯƠNG

Bách thảo sương là vị thuốc dân gian nhọ nồi từ nơi đáy bếp. Trong quá trình nấu nướng bếp, đốt các loại rơm rạ cây cỏ, khói bốc lên ám vào đáy nồi, lâu dần kết lại tạo thành thứ chất đen nhẹ như sương nên được gọi là Bách thảo sương.

daydreaming distracted girl in class

BÁCH THẢO SƯƠNG

Giới thiệu về dược liệu

Đặc điểm tự nhiên

Bách thảo sương có tên gọi khác làLọ nghẹ, muội nồi, Táo ngạch mặc, Táo môi,..

Cạo muội đen dưới đáy nồi là ra nó; Muội này là do nấu nướng đốt các loại cây cỏ lâu ngày ám vào đáy nồi mà tạo thành. Thứ muội đen không lẫn tạp chất là tốt nhất; Tránh nhầm lẫn với Bồ hóng (Ô long vĩ).

Thu hái, chế biến

Thu hái: Được lấy từ đáy nồi chảo trong quá trình nấu nướng bếp củi. Chú ý phần muội nồi được cạo từ đáy nồi đất nấu cơm là có giá trị dược liệu tốt hơn cả.
Chế biến: Cố gắng cạo sạch sẽ phần muội đen dưới đáy nồi. Sau đó đem sàng bỏ tạp chất rồi thủy phi (thủy phi là hình thức lấy thuốc nghiền thành, rồi cho bột thuốc vào trong bát sứ, đổ nước vào nghiền rất nhỏ, lại đổ nhiều nước vào nữa, quấy đều lên, gạn hết nước và thứ nổi trên, để cho khô).

Khi dùng vào thuốc thang thì chú ý cho vào túi vải sắc để bột thuốc không bị lẫn vào trong các bã thuốc khác, làm giảm lượng thuốc sử dụng. Còn nếu dùng làm hoàn tán thì phối hợp với các thuốc khác mà tán bột.
Đây là loại thuốc dễ bảo quản, chú ý để nơi khô ráo, kín đáo để tránh ẩm mốc, hư hỏng.

Thành phần hóa học

Cacbon là thành phần chính của loại dược liệu này.

Tác dụng

Bách thảo sương thường được chủ trị cho các trường hợp mắc những bệnh lý sau:

+Chảy máu cam

+Ho ra máu

+Nôi ói ra máu do sử dụng nhiều thức uống có cồn

+Rong kinh

+Băng huyết

+Phụ nữ bị ra máu do động thai

+Chảy máu ngoài viết thương

+Bệnh kiết lỵ, tả lỵ

+Chảy máu chân răng

+Rụng tóc

+Hói đầu

+Lở loét da đầu

Nói tóm lại, dược liệu này trị rất hay những chứng về huyết.

Công dụng

Bách thảo sương có tính ôn, vị cay. Có khả năng quy vào 2 kinh Tâm và kinh Phế.
Theo Đông y ghi nhận, đây là loại dược liệu có tính năng giải độc, sát khuẩn, chống viêm, cầm máu tốt.

Liều dùng

Mỗi ngày dùng từ 6 -12 gam. Có thể sử dụng qua 2 cách:

+ Uống trong: Làm hoàn hoặc sắc uống bằng cách gói dược liệu trong một cái túi thả vào nồi thuốc sắc.

+ Đắp ngoài cho các trường hợp bị tổn thương ngoài da.

Lưu ý

Khi sử dụng cần lưu ý những điều sau:

+ Hiệu quả cũng như mức độ an toàn của bách thảo sương chưa được chứng minh qua nghiên cứu hiện đại. Vì vậy, bệnh nhân cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa hoặc thầy thuốc Đông y trước khi áp dụng. Đặc biệt là khi dùng cho bệnh nhân bị nặng, những người có cơ địa nhạy cảm như phụ nữ mang thai, trẻ em.

+ Các bài thuốc từ bách thảo sương không cho kết quả ngay. Cần kiên trì, sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định.

+ Người không có ứ trệ tránh dùng

+ Bách thảo sương rất dễ bị nhầm lẫn với bồ hóng (ô long vĩ ) có màu đen nâu, không mịn. Cẩn thận tránh sử dụng nhầm dược liệu.

 

 
Có thể bạn quan tâm?
THẠCH TÍN

THẠCH TÍN

Thạch tín, đôi khi còn được gọi với tên là Tín Thạch, Phê Thạch, Hồng Phê, Nhân Ngôn, Bạch Phê, với tên khoa học là Arsenicum. Đây là một hóa chất bán kim loại được tìm thấy khắp nơi trên thế giới ở tự nhiên. Tên gọi Thạch tín trước đây thường được mọi người sử dụng để nói đến As2O3 tự nhiên và thường có tạp chất. Tuy nhiên cho tới nay, Thạch tín bao hàm luôn cả As (Asen) – là một á kim có màu xám đen. Thạch tín tuy có thể được sử dụng để chữa bệnh, nhưng lại là một khoáng chất cực độc. Theo y học, Thạch tín có công dụng hỗ trợ điều trị các bệnh như hen suyễn, chàm, vảy nến, thiếu máu. Thạch tín hữu cơ là một trong những vị thuốc đầu tay giúp chữa giang mai. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Thạch tín và những công dụng của nó trong chữa bệnh.
administrator
CỦ GAI

CỦ GAI

Củ gai, hay còn được biết đến với những tên gọi: Trữ ma căn, tầm ma. Cây lá Gai là cây mà người ta vẫn thường dùng làm bánh gai hay bánh ít lá gai để ăn và lấy sợi để dệt làm lưới đánh cá. Tuy nhiên, ít ai biết phần rễ củ của loài cây này cũng chính là một vị thuốc quý, gọi là củ Gai. Củ gai từ lâu đã được sử dụng làm vị thuốc giúp ăn thai và hỗ trợ chăm sóc sức khỏe thai kỳ cho mẹ bầu theo kinh nghiệm dân gian. Ngoài ra, nó còn được sử dụng làm vị thuốc chữa các chứng bệnh như mụn nhọt mưng mủ, phong thấp, tê mỏi chân tay, tiểu dắt,… do ứ nhiệt. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
SO ĐŨA

SO ĐŨA

So đũa là cây thân gỗ, cao khoảng 8 – 10m và phát triển rất nhanh. Thân và cành mảnh, bề mặt nhẵn, vỏ sần sùi, dày và tiết ra mủ có màu đỏ. Rễ cọc, có nhiều rễ non và rễ phụ thường được vi khuẩn cộng sinh và tạo thành các nốt sần.
administrator
RAU SAM

RAU SAM

Theo Y học cổ truyền, rau Sam có vị chua, tính hàn, không độc, quy kinh tâm, can và tỳ, có tác dụng: Kích thích tiêu hóa, kháng khuẩn, tiêu thũng, giải độc, thanh nhiệt,…
administrator
TINH DẦU DƯỠNG DA

TINH DẦU DƯỠNG DA

Tinh dầu hiện nay được sử dụng khá phổ biến như một liệu pháp hương thơm. Tuy nhiên, một số loại tinh dầu còn có khả năng dưỡng da, được ứng dụng nhiều trong các phương pháp làm đẹp. Sau đây hãy cùng tìm hiểu một số loại tinh dầu tốt cho những tình trạng da khác nhau và cách sử dụng tinh dầu dưỡng da.
administrator
BÌNH BÁT

BÌNH BÁT

Bình bát, hay còn được biết đến với những tên gọi: Nê xiêm, Na xiêm, Đào tiên,... Cây Bình bát là loài cây quen thuộc trong đời sống. Ngoài việc dùng làm trái cây ăn hàng ngày, Bình bát còn là vị thuốc dân gian. Toàn cây Bình bát có vị chát, có độc, đặc biệt là hạt và vỏ thân có tác dụng sát trùng, làm săn se, trừ lỵ, trị giun.
administrator
HOA ĐU ĐỦ ĐỰC

HOA ĐU ĐỦ ĐỰC

Hoa đu đủ đực, hay còn được biết đến với những tên gọi: Bông đu đủ đực. Đu đủ, loài trái cây bổ dưỡng có chứa nhiều vitamin cần thiết cho cơ thể. Do không tạo được trái ăn được nên cây Đu đủ đực thường bị nhổ bỏ. Tuy nhiên trong dân gian, thường dùng hoa Đu đủ đực để làm thuốc chữa ho cho trẻ em. Ngoài ra, hoa Đu đủ đực còn dùng điều trị nhiều bệnh lý tiêu hóa, tim mạch, ung thư,…Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
BÈO ĐẤT

BÈO ĐẤT

Bèo đất, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây cỏ trói gà, địa là, cẩm tỳ là, cỏ tỹ gà, cây mồ côi,.. Bèo đất là dược liệu thường được sử dụng để điều trị bệnh trong Đông Y. Đặc biệt vị thuốc có khả năng thanh nhiệt, chữa ho rất hiệu quả. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm công dụng và cách dùng của dược liệu này. Cây bèo đất còn có chức năng đặc biệt là lá của nó có chức năng hấp thụ chất hữu cơ khi bẫy được các con côn trùng nhỏ.
administrator