HOÀNG ĐÀN

Hoàng đàn, hay còn được biết đến với những tên gọi: Hoàng đàn liễu, hoàng đàn cành rũ, bách mộc, bách xoắn, ngọc am, tùng có ngấn. Hoàng đàn là cây gỗ quý hiếm ở nước ta, đã có tên trong Sách Đỏ và cần được bảo tồn. Ngoài ra, đây còn là một loại dược liệu quý mà mỗi bộ phận có công dụng khác nhau. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

daydreaming distracted girl in class

HOÀNG ĐÀN

Đặc điểm tự nhiên

Hoàng đàn là cây gỗ, thường xanh có thể cao đến 40 m, đường kính thân cây có thể lên đến 90 cm. Hoàng đàn thân tròn, dáng hẹp, vỏ nứt xám dọc. Thân cây có nhiều cành non, cành non thường vuông có cạnh phận nhánh trên cùng một mặt phẳng.

Tán lá Hoàng đàn rộng, có nhiều cành, mảnh, dẹt, rủ xuống. Lá hình vảy nhọn, nhỏ, lưng lá có nhiều tuyến dọc, mọc thành từng đôi, gần sát nhau và áp sát vào cành.

Nón đực hình trái xoan, thuôn dài khoảng 5 – 6 mm. Nón cái có hình cầu hoặc hình trứng, rộng, đường kính khoảng 1.5 – 2cm, thường đính trên một cuống ngắn khoảng 4 mm. Vảy nón có 6 đôi mọc theo hình vòng, mặt vảy thường có 5 cạnh với các đường gờ tỏa tròn. Mỗi vảy nón thường mang 6 – 8 hạt.

Hạt Hoàng đàn có cánh nhỏ, hình cầu bẹt. Mùa ra hoa khoảng tháng 4, nón chín tháng 5, tháng 6 năm sau. Mùa sinh sôi và phát triển vào khoảng tháng 2 – 5.

Cây hoàng đàn thường mọc trên các dãy núi đá vôi ở những vùng núi cao khoảng 300m hoặc các đoạn dốc. Là một loại cây ưa nước, thường mọc trên đá màu xám vàng, nâu đất. Trên thế giới, cây  được tìm thấy rải rác ở một số nước ở khu vực nam Trung Quốc, Ấn Độ và Nepal. Ở nước ta, loại cây này cũng được tìm thấy rải rác ở một số tỉnh thành, đặc biệt là các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta như: Lạng Sơn, Tuyên Quang, Cao Bằng, Điện Biên Phủ,…

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Cành, lá, tinh dầu, vỏ cây và rễ là những bộ phận của cây hoàng đàn được sử dựng để bào chế thuốc.

Thu hái: Thời điểm thu hoạch còn phụ thuộc vào từng bộ phận sử dụng. Thông thường, loại cây này được thu hoạch quanh năm để bào chế thành thuốc.

Chế biến: Đem những phần đã được thu hoạch rửa qua với nước rồi phơi nắng hoặc sấy cho khô và cất trữ để sử dụng dần.

Bảo quản dược liệu đã qua sơ chế ở nơi khô ráo, thoáng mát và tránh những nơi ẩm mốc.

Thành phần hóa học

Mỗi bộ phận của cây hoàng đàn đều chứa các thành phần khác nhau và mỗi bộ phận ấy lại ẩn chứa những công dụng khác nhau. Rễ và gỗ thân cây hoàng đàn: Chứa nhiều tinh dầu có tính chất của dược phẩm với hàm lượng là 4,5 – 5,5%; lá cây hoàng đàn có ít tinh dầu hơn.

Tác dụng

+Tác dụng an thần, hỗ trợ giấc ngủ: Tác dụng tinh dầu hoàng đàn còn được biết là có hỗ trợ giấc ngủ, an thần rất tốt vì giúp xua tan căng thẳng. Có thể hít trực tiếp tinh dầu hoặc nhỏ, xịt tinh dầu vào một số vật dụng trong phòng ngủ như gối, giường, đèn - máy xông tinh dầu để mùi hương dễ chịu, thoang thoảng của cây hoàng đàn giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ hơn.

+Tác dụng làm đẹp da: Massage tinh dầu hoàng đàn với một trong những loại dầu nền như dầu oliu, dầu dừa, ... có thể giúp tẩy tế bào da chết, giảm đau, chống viêm vết thương trên da, ngừa sẹo và dưỡng da. Ngoài ra, còn giúp ngăn ngừa nếp nhăn xuất hiện trên da, giảm mỡ dưới da, giúp da mịn và sáng hơn.

+Tác dụng đuổi côn trùng: Bôi tinh dầu hoàng đàn trên lông hoặc da động vật, thú cưng có thể giúp xua đuổi các loại bọ chét, chấy rận. Ngoài ra, một số sản phẩm thuốc đuổi côn trùng như chuột, gián cũng có sử dụng tinh dầu từ cây hoàng đàn là nguyên liệu chính.

+Điều trị rụng tóc: Với những người bị rụng tóc từng mảng (bệnh liên quan đến hệ miễn dịch phản ứng lại với nang tóc), massage da đầu bằng tinh dầu hoàng đàn, oải hương, hương thảo, cỏ xạ hương hàng ngày và kiên trì trong thời gian dài (trên 6 tháng) có thể giúp làm giảm rụng tóc và kích thích tóc mọc, phát triển.

+Điều trị gàu ngứa trên da đầu: Ngoài trị rụng tóc, massage da đầu bằng tinh dầu hoàng đàn trong khi gội đầu có thể giúp trị gàu ngứa gây bong tróc trên da và làm dịu da đầu.

Công dụng

+Lá và cành cây Bách mộc có vị cay, đắng, hơi chát, tính ôn thường được dùng để sinh cơ, chỉ huyết.

+Quả tính bình, vị hơi chát có tác dụng an thần, lương huyết, chỉ huyết, khu phong bào.

+Điều trị nôn ra máu.

+Điều trị tiêu chảy, đau bụng, đau dạ dày.

Liều dùng

Tùy vào từng bộ phận sử dụng sẽ có những cách dùng khác nhau. Thông thường dùng lá cây để sắc lấy nước dùng, dùng dạng bột mịn của bộ phận vỏ cây,…

Liều dùng thường không ổn định, có thể bị thay đổi tùy vào từng bệnh lý và độ tuổi sử dụng. Thông thường, một ngày sử dụng Lá hoàng đàn 20 – 30 gram, Quả hoàng đàn 2 – 3 quả.

Lưu ý khi sử dụng

Hoàng đàn là một loại gỗ quý và và dược liệu được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền. Tuy nhiên, hiện tại số lượng Hoàng đàn đang bị thu hẹp dần và cần được bảo tồn. Do đó, nếu cần sử dụng vị thuốc vui lòng trao đổi với thầy thuốc chuyên môn và sử dụng bảo tồn. Tránh mua hoặc sử dụng Hoàng đàn thu hoạch trái phép hoặc không rõ nguồn gốc.

 

Có thể bạn quan tâm?
CÂY THẦN KỲ

CÂY THẦN KỲ

Cây thần kỳ (synsepalum dulcificum) là một loại cây thuộc nhóm thân gỗ nhỏ, có quả mọng màu đỏ tươi và kích thước bằng hạt cà phê. Cây thần kỳ có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe của chúng ta.
administrator
RAU TÀU BAY

RAU TÀU BAY

Theo Y học cổ truyền, rau tàu bay có vị đắng, mùi thơm, tính bình có tác dụng thanh can hỏa, giải độc, se da, tiêu viêm, tán uất, tiêu hòn cục, cầm máu, sát trùng.
administrator
RAU MÙI

RAU MÙI

Rau mùi có tên khoa học là Coriandrum sativum, có vị cay, tính ấm, nó tác dụng mạnh vào vùng phổi, tiêu hóa.
administrator
TẦM XUÂN

TẦM XUÂN

Tầm xuân (Rosa canina) là một loại thực vật có hoa thuộc họ hoa hồng. Loài cây này phân bố rộng rãi trên khắp thế giới và được sử dụng trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong y học cổ truyền. Tầm xuân được biết đến với nhiều tác dụng chữa bệnh, từ việc hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch, đến giảm đau và chống viêm. Ngoài ra, tầm xuân cũng được sử dụng trong mỹ phẩm và chế phẩm làm đẹp.
administrator
DÂY GÂN

DÂY GÂN

Dây gân, hay còn được biết đến với những tên gọi: Dây đòn gánh, Đơn tai mèo, Dây đòn kẻ trộm, Dây con kiến, Hạ quả đằng, Seng thanh, Dây râu rồng, Dây xà phòng, Đơn tai. Dây gân còn được nhân dân gọi là Dây đòn gánh hoặc Seng thanh (tiếng Mường). Với công dụng tán huyết ứ, tiêu viêm, thanh nhiệt, hoạt lạc, dây đòn gánh thường được sử dụng trong bài thuốc chữa bỏng, đau nhức xương khớp, bong gân và bầm tím do chấn thương. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
CÂY SẢ

CÂY SẢ

Cây sả, hay còn được biết đến với những tên gọi: Sả chanh, cỏ sả, hương mao, lá sả. Cây sả mọc hoang và được trồng trên khắp mọi miền của nước ta, là loại gia vị không thể thiếu trong nhiều món ăn của người Việt Nam. Sả cũng là một trong mười vị thuốc trong toan căn bản của Y Học Cổ Truyền, có nhiều tác dụng chữa bệnh. Ngoài ra, sả còn là nguyên liệu trong mỹ phẩm làm mượt tóc, cất tinh dầu,...Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
LÁ SEN

LÁ SEN

Lá sen, hay còn được biết đến với những tên gọi: Hà diệp, liên diệp. Từ xưa, sen được xem là nguồn dược liệu có công dụng hỗ trợ điều trị một số bệnh như trị tiêu chảy, giúp giảm cân, giảm mỡ máu, chống béo phì,... Lá sen là một bộ phận quen thuộc từ trước đến nay với công dụng đơn giản là gói xôi, cốm. Tuy nhiên, ít ai biết rằng bộ phần này còn chứa nhiều tác dụng khác có giá trị cho sức khỏe con người. Chính vì những công dụng tuyệt vời, mà mọi người thường truyền tai nhau sử dụng. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
RAU CẦN TA

RAU CẦN TA

Rau cần ta có tên khoa học là Oenanthe javanica, là một dược liệu được sử dụng rất nhiều với công dụng cải thiện sức khỏe.
administrator