DÂY GÂN

Dây gân, hay còn được biết đến với những tên gọi: Dây đòn gánh, Đơn tai mèo, Dây đòn kẻ trộm, Dây con kiến, Hạ quả đằng, Seng thanh, Dây râu rồng, Dây xà phòng, Đơn tai. Dây gân còn được nhân dân gọi là Dây đòn gánh hoặc Seng thanh (tiếng Mường). Với công dụng tán huyết ứ, tiêu viêm, thanh nhiệt, hoạt lạc, dây đòn gánh thường được sử dụng trong bài thuốc chữa bỏng, đau nhức xương khớp, bong gân và bầm tím do chấn thương. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

daydreaming distracted girl in class

DÂY GÂN

Đặc điểm tự nhiên

Cây Dây gân là dạng cây bụi leo, kích thước dài, có khi dài tới hàng mét. Cây có cành non nhẵn, ban đầu có màu nâu, khi già chuyển sang màu xám nhạt.

Lá mọc so le, phiến lá hình bầu dục, gốc tròn hoặc hình tim, đầu thuôn nhọn, ở mép có khía răng.  Lá non ở ngọn cành biến thành tua cuốn, hai mặt nhẵn, mặt dưới có màu rất nhạt, có gân nổi rõ.

Cụm hoa mọc thành chùy ở kẽ lá hoặc đầu cành, dài 10 – 20cm. Hoa nhỏ, đơn tính, có màu trắng lục. Lá bấc có hình tam giác nhọn. 

Quả khô, có màu nâu bóng và 3 cánh mềm. 

Dây gân thường ra hoa vào tháng 7 – 9 hằng năm và quả vào tháng 9 – 12.

Ở nước ta, Dây gân thường mọc hoang ở bãi đất trống, đồi trọc, ven rừng hoặc khe suối. Dược liệu thuộc loại dây leo ưa sáng. Cây thường mọc lẫn trong đồi cây bụi, có thể gặp ở vùng núi đá vôi, ở các tỉnh vùng núi thấp và trung du. Cây mọc ở nơi nhiều ánh sáng, ra hoa quả hàng năm.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Dây và lá được sử dụng để bào chế thuốc.

Thu hái: Dược liệu có thể được thu hái quanh năm.

Chế biến: Dược liệu có thể dùng tươi hoặc đem phơi khô để dùng dần.

Bảo quản dược liệu ở nơi khô ráo và thoáng mát.

Thành phần hóa học

Vỏ và lá đều chứa saponin, ngoài ra lá còn chứa alkaloid (hoạt chất tạo ra vị đắng của lá)

Tác dụng

+Chiết xuất methanol từ dược liệu có tác dụng làm giảm các triệu chứng của viêm dạ dày ở chuột thực nghiệm.

+Các nhà nghiên cứu Thái Lan đã tiến hành khảo sát và nhận thấy dây gân thực sự có giá trị trong việc chăm sóc sức khỏe đối với phụ nữ sau khi sinh.

+Trong một nghiên cứu sàng lọc hàng loạt tác dụng của cây ở Ấn Độ, cao khô chiết cồn từ Dây gân (bỏ rễ) có tác dụng trên tần số và biên độ hô hấp, hạ huyết áp và tăng co bóp hồi tràng chuột lang cô lập.

+Ở Trung Quốc, người ta sử dụng dược liệu để trị lở ngứa và bỏng ngoài da, có thể dùng uống để trị đau mỏi cơ thể.

Công dụng

Dây gân có vị hơi đắng, chát, tính mát và sẽ có các công dụng sau đây:

+Điều trị bỏng nước sôi nhẹ.

+Điều trị chấn thương gây tụ máu, sưng tấy và đau nhức.

+Điều trị va đập, ngã khiến người đau ê ẩm.

+Điều trị sốt cao do cảm cúm và viêm họng.

+Điều trị chứng cảm gió.

+Điều trị đau nhức xương khớp và bong gân.

+Điều trị bệnh sốt rét.

+Điều trị chứng sốt cao gây co giật ở trẻ em.

Liều dùng

Dây đòn gánh được sử dụng ở dạng giã đắp, sắc uống hoặc ngâm rượu. Liều dùng uống: 8 – 16g/ ngày.

Lưu ý khi sử dụng

+Không dùng cho phụ nữ mang thai.

+Dây gân có thể tương tác với một số loại thuốc Tây y, vì vậy cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng phối hợp.

 

Có thể bạn quan tâm?
ĐƯỜNG PHÈN

ĐƯỜNG PHÈN

Đường phèn là một loại gia vị quen thuộc đối với chúng ta trong cuộc sống hằng ngày. Không chỉ được sử dụng trong ẩm thực, làm thức uống giải khát mà còn là dược liệu quý báu. Với sự đa dạng trong thành phần, đường phèn có nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe chúng ta. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
KHOẢN ĐÔNG HOA

KHOẢN ĐÔNG HOA

Tên khoa học: Tussilago farfara L. Họ: Asteraceae (Cúc) Tên gọi khác: Đông Hoa, Khoản Hoa, Cửu Cửu Hoa, Liên Tam Đóa, Ngải Đông Hoa, Hổ Tu, Đồ Hề
administrator
TRÀM VÀ TINH DẦU TRÀM

TRÀM VÀ TINH DẦU TRÀM

Cây Tràm, hay còn gọi là chè cay hay chè đồng, là loài thực vật mọc hoang nhiều nơi ở Việt Nam. Thành phần trong cây Tràm chứa nhiều tinh dầu, đặc biệt có tác dụng kháng khuẩn. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về cây Tràm gió Việt Nam, cũng như những lợi ích của nó đối với sức khỏe.
administrator
BÌNH BÁT

BÌNH BÁT

Bình bát, hay còn được biết đến với những tên gọi: Nê xiêm, Na xiêm, Đào tiên,... Cây Bình bát là loài cây quen thuộc trong đời sống. Ngoài việc dùng làm trái cây ăn hàng ngày, Bình bát còn là vị thuốc dân gian. Toàn cây Bình bát có vị chát, có độc, đặc biệt là hạt và vỏ thân có tác dụng sát trùng, làm săn se, trừ lỵ, trị giun.
administrator
CỦ NÉN

CỦ NÉN

Củ nén, hay còn được biết đến với những tên gọi: Hành tăm, hành nén, nén. Củ nén là loại gia vị đặc trưng, xuất hiện rộng rãi và quen thuộc trong các món ăn hàng ngày, của người dân Việt Nam. Không chỉ phong phú về thành phần dinh dưỡng mà loài thực vật này còn có tác dụng trị bệnh rất hiệu quả. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
CÂY NGÂU

CÂY NGÂU

Cây ngâu, hay còn được biết đến với những tên gọi: Mộc ngưu, ngâu tán tròn, ngâu ta. Cây ngâu là loại cây cảnh đẹp, khá phổ biến, xuất hiện nhiều ở các khu rừng vùng núi tại Việt Nam. Nhưng ít ai biết rằng cây ngâu cũng được dùng trong Y học để chữa bệnh như đau nhức xương khớp, ho suyễn, kinh nguyệt không đều, tăng huyết áp… Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
THẠCH QUYẾT MINH

THẠCH QUYẾT MINH

Thạch quyết minh là vị thuốc có nguồn gốc từ vỏ của loài bào ngư. Tên gọi của nó dựa trên thể chất giống đá (thạch) kèm theo tính chất làm tan màng và sáng mắt (minh). Sau đây hãy cùng tìm hiểu về công dụng cũng như cách sử dụng Thạch quyết minh.
administrator
CAN KHƯƠNG

CAN KHƯƠNG

Can khương thật ra chính là gừng khô, nhờ vào dược tính cao nên được sử dụng làm vị thuốc trong Y học Cổ truyền. Can khương là thân rễ khô của Gừng lâu năm, có củ phình bự và tạo xơ nhiều thì được thu hoạch, rửa sạch, sắc lát và phơi khô để dùng. Lúc này, thành phần dược tính có trong Can khương là nhiều nhất. Giá trị này ít hơn ở cây non. Tên gọi khác: Bạch khương, Bào khương, Quân khương, Đạm can khương… Tên khoa học: Zingiber offcinale Roscoe. Họ: Gừng (Zingiberaceae).
administrator