THƯƠNG NHĨ TỬ

Thương nhĩ tử là một dược liệu quý, còn được gọi là Ké đầu ngực, đã được sử dụng từ lâu với công dụng điều trị viêm xoang vô cùng hữu hiệu. Bên cạnh đó, dược liệu này có thể được sử dụng với tác dụng điều trị bệnh đau đầu, chảy nước mũi, viêm mũi hay đau nhức xương khớp. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về đặc điểm, tác dụng, cách dùng cũng như những lưu ý khi sử dụng thương nhĩ tử trong bài viết sau.

daydreaming distracted girl in class

THƯƠNG NHĨ TỬ

Giới thiệu về dược liệu

Thương nhĩ tử thường được dân gian gọi là Thương nhĩ, Thương khỏa tử, Thương nhĩ tật lê, Ké đầu ngựa, Phắt ma, Mác nháng (Tày); có tên khoa học là Xanthium strumarium L., họ Cúc (Asteraceae).

Cây Thương nhĩ tử là loài cây nhỏ, chiều cao khoảng từ 2m. Thân của cây có khía răng. Lá cây mọc so le với phần mép có khía răng cưa hơi sâu, tạo thành 3 – 5 thùy. Phiến lá 3 cạnh với bề mặt có lông cứng và ngắn bao phủ. Cụm hoa hình đầu, có loại chỉ mọc 2 hoa cái bên trong lá bắc dày có gai, có loại lưỡng tính phía trên. Quả giả hình thoi và có móc, thường móc vào lông động vật.

Thương nhĩ tử phân bố rộng rãi ở rất nhiều nước trên thế giới như Triều Tiên, Nhật Bản, Ấn Độ, Iran, Nga… Cây thường phân bố chủ yếu ở các bãi hoang ven đường, đồi núi hay đồng bằng. Ở Việt Nam, loài cây này mọc hoang ở khắp nơi.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng của dược liệu Thương nhĩ tử là phần quả chín đã được sấy hay phơi khô, có hình trứng hay hình thoi. Mặt ngoài của quả có màu xám vàng hay xám nâu, với nhiều gai hình móc câu. Phần dưới có sẹo của cuống quả. Vỏ quả giả rất dai và cứng. Cắt ngang quả giả sẽ có hai ngăn, mỗi ngăn chứa một quả thật (thường gọi là hạt). Phần quả thật hình thoi với lớp vỏ rất mỏng, có màu xám xanh và rất dễ bong khi bóc phần vỏ quả giả. Hạt có hình thoi, nhọn ở hai đầu, vỏ hạt màu xám nhạt với nhiều nếp nhăn dọc.

Ngoài ra, trong một số bài thuốc còn sử dụng toàn bộ phần thân trên mặt đất của cây Thương nhĩ tử để làm thuốc.

Thu hoạch vào lúc mùa thu, giai đoạn quả già chín và lúc trời khô ráo. Hái lấy quả, loại bỏ phần tạp chất và cuống lá, đem đi phơi hoặc sấy nhẹ ở 40 - 45 °C cho đến  khi khô.

Ở Trung Quốc, người ta thường sử dụng quả của loài Thương nhĩ Xanthium sibiricum Patrin. Còn ở Ấn Độ thì sử dụng quả của loài Xanthium strumarium L, hay còn gọi là ké đầu ngựa.

Bảo quản dược liệu ở nơi khô ráo, thoáng mát.

Vị thuốc Thương nhĩ có 2 dạng bào chế chính:

  • Cao Thương nhĩ: Thái nhỏ cả phần cây khô, nấu với nước cho đến khi cô đặc thành dạng cao lỏng. Chờ cho nguội rồi cho vào lọ thủy tinh để dùng dần. Uống từ 6 – 8g cao mềm mỗi ngày cùng nước ấm liên tục trong 20 – 30 ngày.

  • Hoàn Thương nhĩ: Dùng toàn bộ cây loại bỏ rễ, cắt thành từng khúc ngắn, đem rửa sạch. Sắc dược liệu trong nồi, ngập nước khoảng 60 phút. Gạn lấy nước và cho thêm nước mới, tiếp tục nấu lần 2. Trộn chung phần nước sắc thu được ở cả 2 lần, nấu trên lửa nhỏ đến khi cô lại thành cao lỏng. Trộn thêm bột và hoàn vo thành viên. Mỗi lần sử dụng từ 10 – 20g, dùng từ 2 – 3 lần/ngày.

Thành phần hóa học

Các nghiên cứu hiện đại trên cây Thương nhĩ đã phân lập được và xác định hơn 170 hợp chất từ dược liệu này. Nổi bật nhất là phenylpropanoids và sesquiterpenes – là những thành phần với hoạt tính sinh học phong phú nhất, mang công dụng đặc trưng của loại dược liệu này.

  • Quả Thương nhĩ có hàm lượng sesquiterpen lacton cao, bao gồm isoxanthol, xanthol, xanthumin, xanthatin, xanthinin. Thành phần này có công dụng mạnh mẽ chống lại vi khuẩn, virus, đặc tính kháng viêm và khối u.

  • Quả non có hàm lượng cao vitamin C cùng với một số hợp chất khác bao gồm glucose, fructose, sucrose, kali nitrat, axit hữu cơ, ꞵ-sitosterol, strumarosid…

  • Thương nhĩ có hàm lượng iod khá cao, trong 1g quả có đến 220–230 µg iod

  • Hạt thương nhĩ cũng có tỷ lệ dầu béo khá lớn. Đây là loại dầu ké lỏng, không mùi, màu vàng nhạt, vị giống với dầu thực vật. Ngoài ra hạt của cây còn có một số chất có độc tính cho gia súc như choline, hydroquinone…

Các axit phenolic trong cây, chủ yếu là axit chlorogenic, là chất chống viêm, giảm đau chính.

Tác dụng - Công dụng

Theo y học cổ truyền

Theo Y học cổ truyền, Thương nhĩ là dược liệu có vị hơi đắng, ngọt nhạt. Quy vào kinh phế (phổi). Sách Thánh tể tổng lục có ghi chép rằng sử dụng 3 lạng Thương nhĩ sấy khô và nghiền thành bột, sử dụng 2 tiền/ngày lúc bụng đói có công dụng điều trị bệnh thời khí (bệnh phát sinh do khí hậu thời tiết) cũng như chứng ôn dịch (một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính).

Theo y học hiện đại

Thương nhĩ tử đã được chứng minh bởi các nghiên cứu với công dụng điều trị các bệnh lý mũi, trong đó bao gồm bệnh viêm mũi dị ứng.

Dược liệu này cũng được sử dụng khá phổ biến trong các nghiên cứu về u màng não, ung thư gan, ung thư ruột kết, ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư phổi, bệnh bạch cầu… do có công dụng kháng lại các khối u.

Bên cạnh đó, công dụng giảm đau, hạ sốt và kháng viêm của Thương nhĩ cũng được các chuyên gia đánh giá cao. Nhiều nghiên cứu cho thấy khả năng kháng nấm và kháng khuẩn của Thương nhĩ.

Ngoài ra, Thương nhĩ có công dụng hỗ trợ hạ đường huyết, từ đó giúp giảm thiểu các biến chứng, phòng ngừa đái tháo đường. Nhiều nghiên cứu cũng đề cập đến công dụng chống oxy hóa mạnh của nó.

Một số tác dụng khác có thể kể đến bao gồm chống oxy hóa, giúp hưng phấn hệ thần kinh trung ương và hệ hô hấp, giảm mệt mỏi căng thẳng và nâng cao sức khỏe.

Cách dùng - Liều dùng

Theo Đông y, Thương nhĩ tử có công dụng trị đau khớp, chân tay tê dại, co rút, mụn nhọt và mẩn ngứa. Bên cạnh đó, Thương nhĩ còn thể hiện tác dụng đặc hiệu trong trị viêm mũi, viêm xoang.

Liều sử dụng thông thường của dược liệu này là từ 6 - 12 g/ ngày, ở dạng thuốc sắc, hay làm thành viên. Thường sử dụng phối hợp với các vị thuốc khác.

Một số bài thuốc từ Thương nhĩ tử:

  • Trị viêm mũi xoang: Sử dụng 30g Bạch chỉ, 15g Tân di hoa, 8g Thương nhĩ tử, 3g Bạc hà. Nghiền tất cả thành bột mịn và uống dùng 2 lần/ngày, mỗi lần 6g. Có thể chiêu thuốc với nước sắc lá chè và hành.

  • Trị viêm đường tiết niệu: Sử dụng 20g Xa tiền, 20g Bòng bong, 15g Nhẫn đông hoa và 15g Thương nhĩ tử. Sắc lấy nước uống, dùng 1 thang/ngày liên tục trong từ 5 – 7 ngày.

  • Trị nổi mề đay, mẩn ngứa: Sử dụng 30g sinh địa, 15g thương nhĩ tử, 12g bạc hà, đem sắc lấy nước uống.

  • Trị đau răng: Sắc nước đặc của thương nhĩ tử và dùng súc miệng, sử dụng trong nhiều ngày liên tiếp.

  • Trị chứng nước mũi đặc, trong: Đem sao vàng quả thương nhĩ và nghiền thành bột mịn. Mỗi ngày sử dụng từ 4 – 8g.

Lưu ý

Liều lượng sử dụng tham khảo của Thương nhĩ là từ 6 – 12g/ngày, nhưng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để tránh các tác dụng phụ không đáng có.

Theo các tài liệu ghi chép của y học cổ truyền, khi điều trị bệnh bằng Thương nhĩ tử cần kiêng ăn các loại thịt ngựa, thịt lợn, nếu không sẽ nổi quầng đỏ toàn thân.

Người bị nhức đầu do huyết hư không được sử dụng Thương nhĩ tử.

 

Có thể bạn quan tâm?
XƯƠNG RỒNG

XƯƠNG RỒNG

Xương rồng (Euphorbia antiquorum) là một loại cây thân thảo thuộc họ Thầu dầu. Cây này được sử dụng như một dược liệu quý trong Y học cổ truyền và còn được trồng với mục đích trang trí. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng nó chứa các chất độc có thể gây kích ứng da và độc hại cho các loài vật nuôi. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về xương rồng và những lợi ích của nó nhé.
administrator
LÁ DỨA

LÁ DỨA

Lá dứa, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây cơm nếp, lá nếp, lá thơm, lá dứa thơm. Cây lá dứa thường được dùng để tăng hương vị cho các món ăn như xôi, chè, nước giải khát,… Không chỉ dừng lại ở đó, công dụng của dứa thơm còn được y khoa ghi nhận như giải cảm, ổn định đường huyết, tốt cho thần kinh, giảm đau thấp khớp,...Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
HUYẾT LÌNH

HUYẾT LÌNH

Huyết lình còn được gọi là Lục Linh, Hầu Kết, Hầu Kiệt, Huyết Linh Chi. Cũng có giả thuyết cho rằng chính máu và nhau thai của khỉ cái chảy ra sau khi sinh, rơi xuống đá và tích tụ theo thời gian, và đó chính là máu kinh của khỉ cái. Quan niệm xưa cho rằng khi khỉ mang thai, chúng thường chọn những loại thảo dược thiên nhiên tốt nhất để bồi bổ cơ thể, vì vậy tinh chất sẽ được lưu giữ trong nhau thai. Vì vậy, trong dân gian, huyết lình được coi như một loại dược liệu chính có tác dụng bổ máu, dưỡng huyết.
administrator
CỎ MẬT

CỎ MẬT

Cỏ mật là dược liệu có tác dụng giải độc gan, nhuận gan, tăng tiết mật, được dùng để hỗ trợ điều trị ung thư gan, chữa cảm cúm, sốt xuất huyết, cao huyết áp, đái tháo đường, ngăn ngừa bệnh về tim mạch, chữa bệnh phong, hư lao sau sinh, rong huyết, tiểu tiện không thông, mệt mỏi, mất ngủ sau sinh…
administrator
ATISO ĐỎ

ATISO ĐỎ

Atiso Đỏ hay còn gọi là bụp giấm, có tính mát, được quy vào kinh Can và Đại Trường. Nó có tác dụng lợi tiểu, giải độc, thanh nhiệt và hỗ trợ điều trị một số bệnh thường gặp.
administrator
ANH TÚC XÁC

ANH TÚC XÁC

Anh Túc hay còn gọi là a phiến, á phiện, thuốc phiện... được xem là cây dược liệu quý, sử dụng cho giảm đau tốt nhất trong các loại dược liệu cả Đông lẫn Tây y.
administrator
THÔNG THIÊN

THÔNG THIÊN

Thông thiên hay còn gọi là huỳnh liên, trúc đào hoa vàng, là một dược liệu phổ biến ở vùng nhiệt đới. Cây Thông thiên được trồng làm cảnh khá nhiều ở miền nam Việt Nam. Bên cạnh đó, cây còn được sử dụng làm thuốc trợ tim trong các trường hợp bị suy tim, loạn nhịp,… Do thành phần của cây có chứa độc tố rất nguy hiểm, cần đặc biệt thận trọng khi dùng. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Thông thiên và những công dụng của nó trong y học nhé.
administrator
HẢI SÂM

HẢI SÂM

Hải Sâm là loài động vật phân bố nhiều ở nước, thường được sử dụng làm thực phẩm, chủ yếu làm thực phẩm cao cấp bồi dưỡng. Động vật này có công dụng như vị thuốc bổ thận, tráng dương, bổ âm, ích tinh...
administrator