ANH TÚC XÁC

Anh Túc hay còn gọi là a phiến, á phiện, thuốc phiện... được xem là cây dược liệu quý, sử dụng cho giảm đau tốt nhất trong các loại dược liệu cả Đông lẫn Tây y.

daydreaming distracted girl in class

ANH TÚC XÁC

GIỚI THIỆU

Anh Túc hay còn gọi là a phiến, á phiện, thuốc phiện, thẩu, trẩu (người Tày gọi là cây nàng tiên), là loài thực vật có tên khoa học là Papaver somniferum, thuộc họ Anh Túc (papaveraceae) được xem là cây dược liệu quý. Trong y học dùng cho giảm đau tốt nhất trong các loại dược liệu cả Đông lẫn Tây y. Tại Việt Nam, do tác dụng gây nghiện nặng mà nó mang lại cộng thêm sự lạm dụng quá mức của con người khiến chúng trở nên nguy hiểm dẫn đến chúng bị cấm trồng trọt cho đến ngày hôm nay.

Mô tả

Là cây thân thảo, tuổi thọ dài khoảng 2 năm

Thân cây cao từ 1 - 1,5m, có màu trắng, đỏ, tím. Mọc riêng lẻ

Anh túc xác là phần vỏ của cây thuốc phiện đã bỏ hết nhựa. Quả nang hình cầu hoặc hình trụ. Khi chín có màu vàng xám, cuống quả phình to ra, đỉnh còn núm hơi xoè ra. Trong quả chín chứa nhiều hạt nhỏ hơi giống hình thận, trên mặt có vân hình mạng màu xám trắng hoặc xám đen.

Phân bố

Cây có nguồn gốc từ các nước Trung Á, Ấn Độ và Hy Lạp. Cây thường được trồng và phát triển ở những vùng cao. 

BỘ PHẬN DÙNG, THU HÁI, CHẾ BIẾN

Bộ phận dùng

Cây anh túc cung cấp phần hoa, quả, hạt và cả ngọn non. Và chỉ được đem đi sử dụng khi đã rút hết nhựa ra ngoài.

Thu hái

Được gieo trồng vào khoảng tháng 10 - 11 âm lịch (mùa đông) và thu hoạch vào khoảng tháng 4 - 5, khi tiết trời khô ráo.

Chế biến

Quả được thu hái về sẽ đem rửa sạch, bỏ hết phần gân màng và hạt, chỉ giữ lại vỏ quả, xắt mỏng. Vỏ quả đem phơi sấy khô, hoặc sao qua với mật ong hay sao dấm cho có màu hơi vàng, rồi tán nhuyễn.

Việc chế biến thuốc phiện cổ truyền thì lấy nhựa thẩu phết lên một tấm giấy bản rồi đem hong khô. Đó là "Thuốc Sống". Lấy thuốc sống bóc bỏ giấy, đem dầm vào nước sôi, lọc sạch rồi đun cho đặc lại thì thành thuốc chín.

THÀNH PHẦN HOÁ HỌC 

Cây anh túc xác chứa khá nhiều chất trong đó nhưng 2 chất được chiết tách và sử dụng nhiều nhất là Morphin và Codein.

TÁC DỤNG DƯỢC LÝ

Tác dụng giảm đau: chức năng này đến từ hai chất hoá học nổi bật là Morphin và Codein. 

Morphin có khả năng giảm đau cực mạnh, ngoài việc làm dịu cơn đau nó còn nâng ngưỡng chịu đau cho người sử dụng. Do đó mà nó được ứng dụng phổ biến trong Y Học đối với những bệnh nhân đang phải chịu đựng cơn đau bậc 3, ví dụ như bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối. Tuy Codein cũng có khả năng giảm đau, nhưng hoạt tính của nó chỉ ở mức phần tư so với Morphin. Song tất cả chúng đều là chất gây nghiện, chỉ nên sử dụng trong liều lượng cho phép.

Tác dụng đối với hệ hô hấp: Với khả năng ức chế hệ hô hấp, chúng được các nhân viên y tế sử dụng để cắt những cơn ho kéo dài và long đờm. Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng theo chỉ định của bác sĩ và hết sức thận trọng, việc dùng quá liều sẽ dẫn đến khó thở, thở yếu, thậm chí ngưng thở. Vì lý do đó mà người ta thường sử dụng Codein thay cho Morphin vì hoạt tính mềm dịu và ít tác dụng phụ hơn của nó.

Tác dụng đối với hệ tuần hoàn: Morphin làm giãn mạch ngoại vi và giải phóng Histamin, có thể gây ra huyết áp thấp.

Tác dụng đối với hệ sinh dục: Morphin làm gia tăng trương lực ở đường tiểu và bàng quang.

Tác dụng đối với vết vị trường: Ở liều rất thấp, Morphin có thể gây táo bón do làm tăng trương lực cơ, đồng thời làm giảm co bóp thúc đẩy cơ ở thành ruột.

Tác dụng thôi miên: Cả Morphin và Codein đều có tác dụng gây ngủ nhẹ.

CÔNG DỤNG

Do tác dụng ức chế của anh túc xác mà người ta thường dùng nó để điều trị một số bệnh như:

  • Tiêu Chảy, Kiết Lỵ

  • Ruột xuất huyết, lòi dom

  • Ho mãn tính như lao phổi, hen suyễn

  • Di tinh

  • Trẻ em bị đi lỵ, không muốn ăn…

CÁCH DÙNG

Chữa ho kéo dài: Anh túc xác loại bỏ hết phần gân bên ngoài, đem nướng với mật. Tán thuốc thành bột mịn bảo quản trong hũ thủy tinh uống dần. Khi sử dụng lấy 2g pha với nước và mật uống, sau vài ngày cơn ho sẽ thuyên giảm.

Chữa bệnh lao, hen suyễn, ho mãn tính, đổ mồ hôi trộm: Anh túc xác sau khi bỏ đế và màng đem sao với giấm. Tiếp theo đem cà hai vị thuốc tán thành bột mịn. Mỗi ngày uống 1 lần vào buổi tối trước khi đi ngủ, liều dùng là 8g.

Chữa bệnh kiết lỵ: Bỏ phần núm trên và dưới của anh túc xác, sau đó đập dập rồi đem nướng với mật cho đến khi chuyển màu hơi đỏ. Hậu phác loại bỏ vỏ, cho vào tô ngâm với nước cốt gừng để qua đêm, hôm sau đem nướng lên. Đem tất cả thuốc đã sơ chế tán thành bột mịn. Mỗi ngày uống 8 – 12g, dùng nước cơm để uống.

Trị tiêu chảy không cầm: Tất cả các vị thuốc đã chuẩn bị kết hợp thành 1 thang. Cho thuốc vào ấm sắc với 1 chén nước đến khi cạn còn khoảng 7 phần. Gạn uống khi thuốc còn ấm.

Chữa bệnh lỵ cấp tính do thấp nhiệt ( xích bạch lỵ ) cho trẻ em: Sao anh túc xác với giấm trên chảo đồng, sau đó giã nhỏ. Binh lang cũng đem sao đỏ và tán nhỏ. Uống thuốc với mật ong ( xích lỵ ) hoặc nang đường ( bạch lỵ).

Chữa thổ tả, chán ăn, bạch lỵ cho trẻ em: Tất cả tán bột mịn uống với nước cơm, ngày dùng 8 – 12g tùy theo tình trạng bệnh.

LƯU Ý

1. Thận trọng khi dùng: chỉ sử dụng trong những trường hợp bệnh nặng nghiêm trọng. Phải có chỉ định và giám sát chặt chẽ từ bác sĩ và nhân viên y tế đồng thời cân nhắc kỹ lợi ích và tác hại khi sử dụng.

2. Chống chỉ định đối với:

  • Phụ nữ mang thai và đang cho con bú

  • Trẻ nhỏ

  • Người có bệnh về gan, thận

  • Người bị táo bón, huyết áp thấp

  • Người bị dị ứng với bất kì thành phần nào của anh túc xác

3. Phản ứng với thuốc và hoạt chất khác như:

  • Thuốc chống loét

  • Muối sắt

  • Thuốc Lorazepam hoặc Diazepam dùng trong điều trị loạn thần

  • Codeine

  • Thuốc trị bệnh trầm cảm

  • Rượu và các loại đồ uống có cồn khác

 

 
Có thể bạn quan tâm?
THẠCH HỘC

THẠCH HỘC

Thạch hộc là một dược liệu quý, đã được sử dụng với mục đích y học trong ít nhất 2.000 năm, bằng chứng được ghi chép trong Thần Nông Bản Thảo Dược, viết từ 2300 đến 2780 năm trước. Các nghiên cứu hiện nay cho thấy rằng vị thuốc này có những thành phần hoạt chất phong phú, có công dụng rất tốt trên lâm sàng trong điều trị các bệnh lý bao gồm viêm họng mãn tính, bệnh về mắt, bệnh đường tiêu hóa, đái tháo đường hay viêm khớp.
administrator
ĐẬU ĐEN

ĐẬU ĐEN

Đậu đen, hay còn được biết đến với những tên gọi: Ô đậu, hắc đại đậu, hương xị. Hạt Đậu đen là một loại ngũ cốc dinh dưỡng vô cùng quen thuộc đối với người dân Việt. Ngoài vai trò là một loại thực phẩm ra, loại đậu này còn là nguyên liệu để chế biến thành các bài thuốc. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
ĐĂNG TÂM THẢO

ĐĂNG TÂM THẢO

Đăng tâm thảo (Juncus effusus) là một loại dược liệu phổ biến trong y học cổ truyền và được sử dụng trong nhiều bài thuốc khác nhau. Được tìm thấy ở nhiều vùng khí hậu, Đăng tâm thảo có mùi thơm đặc trưng và được sử dụng để chữa trị các bệnh như viêm khớp, viêm da, tiểu đường, lo âu, mất ngủ. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về vị thuốc này và những công dụng của nó đối với sức khỏe.
administrator
QUY BẢN

QUY BẢN

Quy bản (Testudo elongata) được lấy từ loài rùa nhỏ, thân ngắn, thân rùa được bảo vệ bởi phần lưng (mai rùa) dày như tấm giáp, là phiến sừng hoặc nhiều vảy cứng ghép lại và phần bụng phảng (yếm rùa).
administrator
MÃ TIỀN

MÃ TIỀN

Mã tiền có tên khoa họ là Strychnos nux-vomica L., dùng chữa trị các chứng viêm, sưng đau, nhọt độc, viêm họng, ho lao mạn tính, đau nhức cơ bắp, tiêu hóa kém, suy nhược thần kinh, đái dầm,...
administrator
KÊ HUYẾT ĐẰNG

KÊ HUYẾT ĐẰNG

- Tên khoa học: Caulis Spatholobi suberecti - Họ: Fabaceae (Đậu) - Tên gọi khác: cây máu gà, đại hoàng đằng, đại huyết đằng, cây hồng đăng, cây dây máu.
administrator
TỲ BÀ

TỲ BÀ

Tỳ bà (Eriobotrya japonica) là một loại dược liệu được sử dụng phổ biến trong y học cổ truyền. Dược liệu này có công dụng điều trị bệnh như viêm gan, đau dạ dày, đau thần kinh và các vấn đề về tình dục. Bài viết này sẽ giới thiệu về các đặc tính và công dụng của Tỳ bà, cũng như những lưu ý cần biết khi sử dụng Tỳ bà để điều trị bệnh.
administrator
NGÔ CÔNG

NGÔ CÔNG

Rết là một vị thuốc có nhiều công dụng hữu ích, phần thân phơi khô của con Rết được sử dụng như một vị thuốc có tên gọi là Ngô công. Trong Y học cổ truyền, Ngô công có các công dụng như chữa chứng co giật, giải độc rắn cắn, chữa đau đầu hoặc đau nhức gân xương do phong thấp.
administrator