HOÀNG CẦM

Hoàng cầm, hay còn được biết đến với những tên gọi: Thử vĩ cầm, hoàng văn, điều cầm, tửu cầm, không trường. Hoàng cầm có rất nhiều tác dụng như tả phế hỏa, thanh thấp nhiệt, chỉ huyết, thanh thai nhiệt. Thường được dùng phổ biến trong các bài thuốc chữa sốt ho, nhức đầu, ung nhọt, điều kinh, kiết lỵ…Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

daydreaming distracted girl in class

HOÀNG CẦM

Đặc điểm tự nhiên

Hoàng cầm là loại cây thân thảo sống nhiều năm, có chiều cao trung bình khoảng từ 20 – 50cm. Phần rễ cây phình to thành hình chùy, mặt bên ngoài màu vàng sẫm và khi bẻ ra sẽ thấy màu sáng hơn.

Thân cây mọc đứng, phân nhánh, hình vuông, nhẵn hay có lông ngắn phía ngoài. Lá mọc đối có cuống rất ngắn hoặc đôi khi không cuống. Phiến lá có hình mạc hẹp, mép nguyên, đầu hơi tù, chiều dài khoảng 1,5 – 4cm, rộng khoảng từ 3 – 10mm. Mặt trên lá có màu xanh sẫm còn mặt phía dưới là màu xanh nhạt.

Hoa của cây có màu lam tím, mọc ở đầu cành. Phần cánh gồm có 2 môi với 4 nhị màu vàng, bầu có 4 ngăn.

Hoàng cầm phân bố chủ yếu ở Trung Quốc, đang được thí nghiệm để di thực vào Việt Nam ở những vùng có khí hậu mát mẻ. Tuy nhiên, hiện tại Hoàng cầm vẫn phải nhập khẩu từ Trung Quốc từ các tỉnh như Hắc Long Giang, Liêu Ninh, Hà nam, Vân Nam, Hà Bắc, Nội Mông.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Rễ chính là bộ phận được sử dụng để bào chế dược liệu.

Thu hái: Dược liệu thường được thu hái vào mùa xuân hay mùa thu.

Chế biến: Tiến hành đào lấy rễ và cắt bỏ phần rễ con rồi rửa sạch đất cát. Tiếp đến phơi cho hơi khô rồi cạo bỏ phần vỏ bên ngoài và tiếp tục phơi lại cho khô hoàn toàn.

Dược liệu đã qua sơ chế cần để ở trong túi kín và bảo quản nơi thông thoáng, tránh ánh nắng trực tiếp và độ ẩm thấp.

Thành phần hóa học

Các nhà khoa học tìm ra hoạt chất flavonoid, scutellarin, baicalein có trong rễ cây.

Đặc biệt trong củ hoàng cầm, các nhà nghiên cứu đã xác định được hơn 31 nhóm chất thuốc flavon và flavonoid. Đây đều là những hoạt chất có khả năng tiêu viêm, kháng khuẩn, tăng sức đề kháng rất tốt.

Tác dụng

+Tác dụng kháng khuẩn tốt: các hoạt chất có trong hoàng cầm có tác dụng ức chế nhiều nhóm khuẩn như: Trực khuẩn bạch hầu, tụ cầu vàng, phế cầu khuẩn, não mô viêm. Một số nghiên cứu khác cũng phát hiện ra trong các thành phần của hoàng cầm có khả năng chống lại trực khuẩn lao của thảo dược.

+Tác dụng điều hòa thân nhiệt: Rễ hoàng cầm có tác dụng hạ thân nhiệt hiệu quả khi bị sốt cao.

+Tác dụng điều hòa huyết áp: Nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng được áp dụng trên động vật như thỏ, chó và mèo được gây mê đều thấy có tác dụng ổn định huyết áp khi ở dạng nước, cồn chiết hay dịch truyền từ hoàng cầm.

+Tác dụng lợi tiểu: Tác dụng này được thử nghiệm lâm sàng trên động vật và người bình thường khi uống nước được sắc từ hoàng cầm

+Tác dụng chuyển hóa lipid cho cơ thể: Sắc hoàng cầm lấy nước uống kết hợp đại hoàng và hoàng liên có thể làm hạ lipid tốt cho người đang trong chế độ ăn kiêng.

+Tác dụng tăng cường chức năng mật: Nghiên cứu được thử nghiệm trên chó và thỏ tìm ra được công dụng của hoàng cầm giúp tăng cường chức năng mật khi cho chúng sử dụng cồn hoặc uống nước sắc từ cây thuốc hoàng cầm.

+Tác dụng lên hệ thần kinh trung ương: Chất Baicalin có trong hoàng cầm có tác dụng giảm di chuyển và phản xạ thử nghiệm trên chuột.

Công dụng

Hoàng cầm có vị đắng, tính hàn, không có độc và sẽ có các công dụng sau đây:

+Điều trị kiết lỵ kèm miệng đắng, đau bụng.

+Điều trị phong nhiệt có đàm hay đau ở đầu lông mày.

+Điều trị nôn ra máu, chảy máu cam.

+Điều trị nóng gan gây mờ mắt.

+Điều trị sau sinh huyết ra nhiều.

+Điều trị phế nhiệt sinh ho.

+Điều trị chứng giật mình, hay khóc đêm ở trẻ nhỏ.

+Điều trị chân tay lạnh, máu không cầm.

+Điều trị co rút vùng lưng.

+Điều trị mắt đỏ sưng đau và chảy nước mắt.

+Điều trị viêm gan virus cấp tính.

Liều dùng

Dược liệu này thường được sử dụng ở dạng thuốc sắc hay tán bột và kết hợp với các vị thuốc khác. Liều lượng được khuyến cáo cho một ngày là vào khoảng 12 – 20g. Tùy thuộc vào mỗi bài thuốc mà sẽ có sự căn chỉnh cho hợp lý.

Lưu ý khi sử dụng

+Những người tỳ vị hư hàn nhưng không có thấp nhiệt, thực thỏa, phụ nữ mang thai hàn không nên sử dụng. Ngoài ra vị thuốc còn chống chỉ định với một số đối tượng như: phế có hư nhiệt, bị tiêu chảy do hàn hoặc do hạ tiêu có hàn.

+Không kết hợp thảo dược với sơn thù du, mẫu đơn, đơn sa, long cốt, hành sống.

+Thông thường mỗi người chỉ nên sử dụng từ 12g – 20g vị thuốc hoàng cầm mỗi ngày. Nếu muốn sử dụng thêm cần hỏi ý kiến các chuyên gia.

 

Có thể bạn quan tâm?
CÚC TẦN

CÚC TẦN

Cúc tần là một vị thuốc quý, thường được dùng để chữa chứng nhức đầu cảm sốt, bí tiểu, đau nhức xương khớp,… và một số bệnh lý khác.
administrator
TINH DẦU QUẾ

TINH DẦU QUẾ

Quế là một loại dược liệu vô cùng phổ biến trong Y học cổ truyền. Không chỉ có hương thơm cay nồng, ấm áp, quế còn chứa lượng lớn các hoạt chất có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe bao gồm ho, cảm lạnh, các triệu chứng đường tiêu hóa và tăng cường sức khỏe tổng thể. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về phương thuốc tự nhiên: tinh dầu quế và các cách sử dụng tốt nhất nhé.
administrator
ĐỖ TRỌNG

ĐỖ TRỌNG

Đỗ trọng, hay còn được biết đến với những tên gọi: Mộc miên, ngọc ti bì, miên hoa, hậu đỗ trọng, xuyên đỗ trọng. Đỗ trọng là vỏ phơi hoặc sấy khô của cây Bắc đỗ trọng và Nam đỗ trọng. Trong giới Đông y, cây đỗ trọng được xem là một thảo dược quý được sử dụng nhiều trong các bài thuốc chữa trị thận hư, liệt dương, đau lưng, đau chân,…Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
PHÈN CHUA

PHÈN CHUA

Từ rất lâu, người ta đã sử dụng Phèn chua rất rộng rãi vì các tác dụng hữu ích trong đời sống mà nó mang lại. Nó có thể được sử dụng để ngâm rửa các loại thực phẩm và thậm chí còn có công dụng lọc nước.
administrator
CẨU TÍCH

CẨU TÍCH

Cẩu tích hay còn gọi là cây lông cu ly, là một loại thảo dược quý có tác dụng bổ thận tráng dương, chữa phong thấp. Với nhiều công dụng hữu ích, loại thảo dược này được dùng để chữa đau lưng, mỏi gối, đi tiểu nhiều lần, đau thần kinh tọa, tê bì chân tay, co thắt, bạch đới ở phụ nữ
administrator
TRÀ TIÊN

TRÀ TIÊN

Trà tiên (Ocimum basilicum), một loại dược liệu phổ biến trong y học cổ truyền và được sử dụng trong các nghiên cứu hiện đại về sức khỏe, đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều người. Với những tính năng tuyệt vời như hương thơm đặc trưng, thành phần hóa học phong phú và nhiều tác dụng khác nhau cho sức khỏe, trà tiên đang được nghiên cứu và sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về thành phần hóa học của trà tiên, những tác dụng của nó trong y học hiện đại, cách sử dụng đúng liều lượng và một số lưu ý quan trọng khi sử dụng trà tiên.
administrator
CỎ CHÂN VỊT

CỎ CHÂN VỊT

Cỏ chân vịt là loại dược liệu được mọc hoang ở khắp mọi nơi nhưng chúng lại có nhiều tác dụng với sức khỏe con người, trong đó cỏ chân vịt có thể chữa các bệnh ngoài da như ghẻ lở, ngứa ngáy, thuỷ đậu, bệnh đường tiêu hoá, bong da,…
administrator
HOÀNG LIÊN GAI

HOÀNG LIÊN GAI

Hoàng liên gai, hay còn được biết đến với những tên gọi: Hoàng mù, hoàng mộc, nghêu hoa. Từ xa xưa, Hoàng liên gai đã được người dân vùng núi cao Sapa sử dụng trong điều trị các vấn đề thuộc bệnh lý tiêu hóa. Theo y học cổ truyền, dược liệu thường được dùng để chữa đau răng, ăn uống không tiêu, kiết lỵ, đau mắt và một số bệnh lý khác. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator