THÔNG ĐỎ

Thông đỏ, có tên tiếng Anh là the Himalayan Yew, hay thuỷ tùng Hi-ma-lay-a. Thông đỏ là thảo dược được sử dụng rất rộng rãi trong dân gian để điều trị nhiều bệnh khác nhau bao gồm sốt, đau đầu, gãy xương, tiêu chảy, các vấn đề về hệ thần kinh,.. Trong những năm gần đây, chiết xuất tinh dầu từ cây Thông đỏ nổi lên như một thành phần có công dụng hỗ trợ điều trị một số loại ung thư. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Thông đỏ và những điều công dụng của nó.

daydreaming distracted girl in class

THÔNG ĐỎ

Giới thiệu về dược liệu

Thông đỏ còn có tên là the Himalayan Yew, tên khoa học là Taxus wallichiana Zucc. Hoặc Taxus yunnanensis W C. Cheng., họ Thông đỏ (Taxaceae).

Thông đỏ là loại cây to, thường xanh, với chiều cao đến 20m.

Vỏ của thân cây có màu hồng xám, phân thành nhiều cành mảnh, khi non có màu lục. Lá của cây mọc so le, xếp hai dãy, phần gốc thuôn và đầu nhọn. Mặt trên của lá lõm xuống như lòng thuyền, mặt dưới thì có hai dãy lỗ khí. Hoa của cây mọc thành cụm, đơn tính, khác gốc với  nón đực và nón cái mọc ở vị trí kẽ lá. Quả Thông đỏ có hình trứng, phần vỏ cứng, hạt bao bọc bởi và bị hở đầu.

Thành phần hóa học

Thành phần có hoạt tính chính được chiết xuất từ Thông đỏ là tinh dầu. Một số thành phần chính của tinh dầu bao gồm hydrocacbon mạch dài, rượu terpene như geraniol, eugenol, globulol, myrtenol, (E) – verbenol. Bên cạnh đó, tinh dầu còn chứa cồn béo, andehyd, este của axit hữu cơ, terpen. Terpen và rượu terpen này là thành phần chủ yếu tạo nên mùi thơm đặc trưng trong tinh dầu. Bên cạnh tinh dầu, tất cả các bộ phận của cây đều có chứa nhóm hợp chất đặc biệt tên là taxoids hay taxanes. Những hợp chất này là thành phần có hoạt tính dược lý. Ngoài các taxoid, thông đỏ còn chứa các lignans.

Tác dụng - Công dụng

Dựa theo y học cổ truyền, Thông đỏ có công dụng tiêu thực, thông kinh mạch và giảm đau. Đối với nền y học cổ truyền Ấn Độ, cao lá khô và cao vỏ thường được sử dụng để trị hen. Bên cạnh đó, người dân tại Thổ Nhĩ Kỳ có quan niệm sử dụng Thông đỏ để chữa bệnh tim.

Tác dụng kháng viêm

Viêm là tình trạng có liên quan đến khởi phát của một số bệnh như hen suyễn, viêm khớp dạng thấp, tiểu đường, xơ vữa động mạch, suy tĩnh mạch mãn tính, ung thư v.v… Các liệu pháp từ thảo dược đã được chứng minh rất hiệu quả để làm giảm quá trình viêm. Chiết xuất từ cây Thông đỏ đã được nghiên cứu chứng minh với công dụng chống lại quá trình viêm. Taxusabietane A, thành phần được phân lập từ Thông đỏ, được nghiên cứu là có khả năng chống viêm.

Giảm đau, hạ sốt và chống co giật

Thành phần Tasumatrol B được phân lập từ Thông đỏ được nghiên cứu với tác dụng giảm đau, hạ sốt, chống co giật trên chuột.

Tác động bảo vệ gan

Tác dụng bảo vệ gan của chiết xuất cồn cây Thông đỏ chống lại độc tính do carbon tetrachloride trên chuột đã được ghi nhận từ một nghiên cứu gần đây. Nghiên cứu cho thấy tác dụng bảo vệ của Thông đỏ với cấu trúc gan, giúp hạn chế tình trạng gan nhiễm mỡ, ngăn chặn hoại tử.

Điều hòa miễn dịch

Tác động điều hòa miễn dịch đã được khảo sát trên tế bào lympho người. Nghiên cứu này cho thấy Thông đỏ có công dụng điều hoà miễn dịch thông qua cơ thế giảm tăng sinh tế bào lympho.

Tác dụng chống ung thư

Một nghiên cứu khác đã cho thấy độc tính tế bào của taxiresinol. Đây là một lignan được phân lập từ tâm gỗ. Thành phần này có tác động chống lại các dòng tế bào ung thư ruột kết, gan, buồng trứng và ung thư vú.

Bên cạnh đó, chiết xuất từ cây Thông đỏ được ghi nhận có thể kích thích quá trình chết tế bào trên các tế bào ung thư. Vì vậy có thể được sử dụng để chống được ung thư.

Lưu ý

Thông qua những nghiên cứu, các chuyên gia thấy rằng hầu như mọi thành phần của cây đều có chứa chất độc ngoại trừ vỏ hạt. Độc tố tác động mạnh này có độ bền tồn tại trong dược liệu đến mức kể cả khi đã phơi hay sấy khô nó vẫn có khả năng gây chết người.

Độc tố từ cây Thông đỏ được định danh với hơn 350 loại taxane khác nhau. Tất cả các thành phần này đều có bản chất là các alkaloid. Taxane xuất hiện ở mọi bộ phận trên cây, có nhiều nhất là trong lá, vỏ cây. Những chất độc này có thể gây chết người. Cơ chế bao gồm gây độc cho hệ tim mạch và thần kinh, từ đó khiến giảm huyết áp xuống mức thấp, giảm nhịp tim dẫn đến quá chậm làm thiếu máu ở tim, não cũng như nhiều cơ quan quan trọng. Đối với hệ thần kinh, hoạt chất này gây ra hiện tượng run, co giật và  bất tỉnh. Người dùng sẽ ngừng thở và có thể tử vong.

Tóm lại, Thông đỏ là một loại thảo dược quý, có nhiều công dụng như hạ sốt giảm đau, điều hoà miễn dịch và đặc biệt là chống ung thư. Tuy nhiên, các thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, cần hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng Thông đỏ trong điều trị bệnh.

 

Có thể bạn quan tâm?
TRÀM VÀ TINH DẦU TRÀM

TRÀM VÀ TINH DẦU TRÀM

Cây Tràm, hay còn gọi là chè cay hay chè đồng, là loài thực vật mọc hoang nhiều nơi ở Việt Nam. Thành phần trong cây Tràm chứa nhiều tinh dầu, đặc biệt có tác dụng kháng khuẩn. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về cây Tràm gió Việt Nam, cũng như những lợi ích của nó đối với sức khỏe.
administrator
CỌ LÙN

CỌ LÙN

Cọ lùn (Serenoa repens) là một thành viên của họ cọ có nguồn gốc từ miền đông nam Hoa Kỳ. Cây cọ lùn được sử dụng như một loại thuốc bổ và điều trị nhiều tình trạng bệnh lý khác nhau.
administrator
CÀ DẠI HOA TÍM

CÀ DẠI HOA TÍM

Cây cà dại hoa tím (Solanum indicum) là một loại cây nhỏ, mọc đứng, cây trưởng thành cao khoảng 0,6-1,3 mét (m), phân nhiều nhánh nhỏ. Cà dại hoa tím được dân gian sử dụng trong điều trị nhiều bệnh lý khác nhau.
administrator
PHÈN CHUA

PHÈN CHUA

Từ rất lâu, người ta đã sử dụng Phèn chua rất rộng rãi vì các tác dụng hữu ích trong đời sống mà nó mang lại. Nó có thể được sử dụng để ngâm rửa các loại thực phẩm và thậm chí còn có công dụng lọc nước.
administrator
CÂY CHÀM

CÂY CHÀM

Cây chàm, hay còn được biết đến với những tên gọi: Chàm đậu, đại chàm, chàm bụi. Cây Chàm là một loại cây sống ở vùng núi, được dùng để tạo thuốc nhuộm. Chàm còn được dùng để chế Thanh đại, một vị thuốc y học cổ truyền. Cây Chàm thường được sử dụng để thanh nhiệt cơ thể, tán uất, lương huyết, tiêu viêm, lợi tiểu, chữa viêm họng, dùng bôi lên các vết thương lở loét và điều trị bệnh trĩ. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
CÂY LƯỠI HỔ

CÂY LƯỠI HỔ

Cây lưỡi hổ, hay còn được biết đến với những tên gọi: Hỗ vĩ, hỗ vĩ lan, lưỡi cọp xanh, hỗ vĩ mép vàng, kim biên. Cây lưỡi hổ được biết đến là một loại cây phong thủy, được trồng khá nhiều chủ yếu để làm cảnh nhưng ít ai biết được lợi ích khác của chúng, góp phần cải thiện sức khỏe được Y học cổ truyền sử dụng. Với vị chua, tính mát, cây lưỡi hổ được sử dụng để trị ho, viêm họng, khàn tiếng, viêm tai và một số bệnh lý khác. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
NGƯU BÀNG TỬ

NGƯU BÀNG TỬ

Cây Ngưu bàng là một loại dược liệu quý, với nhiều giá trị dinh dưỡng và có sự hiện diện đa dạng của các loại hoạt chất có nhiều tác dụng dược lý. Từ lâu đã được sử dụng trong nền y học cổ truyền của nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
administrator
NGÓ SEN

NGÓ SEN

Ngó sen chính là một bộ phận của cây Sen. Không những có giá trị dinh dưỡng cao, có thể ăn kèm với nhiều loại món ăn khác, Ngó sen còn được sử dụng nhiều trong Y học cổ truyền để điều trị bệnh rất hiệu quả.
administrator