TOÀN YẾT

Toàn yết là một loại dược liệu được sử dụng từ xa xưa trong Y học cổ truyền, đặc biệt trong điều trị chứng kinh phong ở trẻ em. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết vị thuốc này là bọ cạp. Các nghiên cứu hiện đại đã được thực hiện và cho thấy nhiều công dụng khác của vị thuốc này. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Toàn yết và những công dụng của nó đối với sức khỏe.

daydreaming distracted girl in class

TOÀN YẾT

Giới thiệu về dược liệu

Toàn yết, còn được gọi với tên khác như Toàn trung, Yết tử. Yết vĩ, Sái (虿), Sái vĩ trùng (虿尾虫), Chủ bộ trùng (主簿虫), Đổ bá (杜伯), Toàn trùng (全虫), Phục bối trùng (茯背虫)...

Bọ cạp có tên khoa học là Buthus martensii Karsch, họ Bò Cạp (Scorpionidae)

Tên tiếng Trung của Toàn Yết là 全蝎 Vị thuốc sử dụng có tên Scorpio. Một số người chỉ sử dụng phần đuôi thì được gọi là Yết vĩ.

Toàn yết là bọ cạp có đốt, đa số sinh sống ở dưới hòn đá, khe vách núi. Bò cạp là loài động vật không xương sống, 8 chân thuộc lớp Arachnida (động vật hình nhện). Loài vật này đặc trưng bởi một chiếc đuôi có móc độc. Bọ cạp là biểu tượng của hình tượng cung bọ cạp (hổ cáp) trong 12 cung hoàng đạo theo phương Tây. Phần đầu và ngực của bọ cạp ngắn, trong khi đó bụng dài hơn. Phía dưới bụng thót lại, dài ra.

Hiện nay, bọ cạp đã được nuôi trong các trang trại ở nhiều nơi trên thế giới. Vị thuốc này chủ yếu được sử dụng để cung cấp nọc cho những trung tâm y tế trong nước và xuất khẩu.

Ở Việt Nam có nhiều loại Bọ cạp khác nhau. Tuy nhiên, hiện nay vẫn ít được khai thác và chủ yếu phải nhập từ nước ngoài.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận sử dụng làm thuốc có thể là toàn thân (toàn yết) hoặc chỉ phần đuôi. Sử dụng nguyên con khô, không nát và còn đuôi sẽ tốt hơn.

Bọ cạp thường được bắt vào mùa xuân – hè. Thông thường cách 1 năm thu bắt 1 lần, dùng ánh sáng đèn thu hút. Đợi sau khi bò cạp bò ra, sử dụng đũa tre kẹp và cho vào trong chậu sứ.

Sau khi bắt được, cần cho ngay vào chậu, nồi nước và pha thêm muối ăn (từ 300 – 500 g muối cho mỗi kilogam bọ cạp). Sau đó, đậy vung lại và đun từ 3 – 4 giờ, cho đến khi cạn nước. Lấy bọ cạp ra phơi ở nơi thoáng mát cho tới khi khô. Không được phơi nắng do nắng làm kết tinh muối. Khi muốn dùng cần ngâm rửa nước sạch hết muối.

Dã sinh yết (hay bọ cạp sống hoang) có thể bắt từ giữa xuân đến đầu thu. Khoảng thanh minh đến cốc vũ gọi là Xuân yết, lúc này chưa ăn đất và có phẩm chất khá tốt. Vào mùa hè thì sản lượng khá nhiều, gọi là Phục yết, do đã ăn đất nên phẩm chất không tốt.

Theo Trung Y, chế Toàn yết nhạt bằng cách đem bò cạp sống nhúng vào trong nồi nước sôi và vớt ra phơi khô.

Theo kinh nghiệm ở Việt Nam, mua bọ cạp đã muối và bỏ phần đầu, thân. Ngoài ra, một số người sử dụng Toàn yết chế bạc hà.

Toàn yết cần được bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát. Vào mùa hạ rất dễ mục nát, chảy nước, biến chất và sinh sâu bọ.

Thành phần hóa học

Thành phần của toàn yết có chứa chất độc gọi là Katsutoxin. Đây là một protein có gốc sulfua. Độc tính của Toàn yết trên hệ thần kinh gần tương tự với nọc rắn hay một số loài vật khác. Khi pha loãng có công dụng kích thích tim ếch và mèo. Nhưng nếu nồng độ sử dụng nồng độ cao hơn thì ban đầu có hiệu quả kích thích và lâu dài sẽ gây tê liệt.

Bên cạnh Katsutoxin, các nghiên cứu còn chỉ ra trong bọ cạp có trimethylamin, betaine, axit panmitic, axit stearic, taurin, cholesterol, lecithin, các peptide và muối khác.

Tác dụng - Công dụng

Theo y học cổ truyền

Toàn yết là vị thuốc có trong rất nhiều bài thuốc của Y học cổ truyền. Theo Đông Y, Toàn yết thường được dùng để trấn kinh, chữa trẻ em bị kinh phong, uốn ván, giúp kích thích thần kinh, bán thân bất toại, trị cảm mồm miệng méo.

Theo các tài liệu y văn cổ, toàn yết có vị mặn, hơi cay, tính bình và có độc. Quy kinh can. Có công dụng khu phong, trấn kinh, chữa kinh giản, phá thương phong,

Theo Y học hiện đại

Công dụng giảm đau, chống khối u

Một số thành phần peptide độc ​đặc biệt, được chiết xuất từ ​​nọc bọ cạp có nhiều công dụng khác nhau. Peptide giảm đau – kháng u (Analgesic – antitumor peptide AGAP) chiết xuất từ ​​nọc độc từ bọ cạp BmK khoảng 20 năm trước. Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng AGAP có hiệu quả giảm đau và chống khối u.

Cụ thể, AGAP giúp giảm đau mạnh mẽ đối với các tình trạng như đau nội tạng, đau soma, đau do thần kinh và đau do viêm.

Một số tình trạng ung thư như ung thư ruột kết, ung thư hạch, ung thư vú, u thần kinh đệm... rAGAP cho thấy khả năng ngăn chặn quá trình tăng sinh của tế bào. Các chuyên gia quan sát thấy AGAP có ái lực với các tế bào khối u, nhưng lại ít gây hại cho các tế bào khỏe mạnh.

Do đó, thành phần AGAP trong toàn yết hứa hẹn là một phương pháp mới trong điều trị đau, giải quyết tế bào u – ung thư. Tuy nhiên các chuyên gia cho rằng vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu để chứng minh hiệu quả này của toàn yết.

Chống động kinh

ANEP- là một peptide có trong toàn yết, được ghi nhận với hoạt tính giảm đau trong một số nghiên cứu. Peptide này đã được chứng minh có công chống động kinh khi thử nghiệm trên các mô hình động vật khác nhau.

Kháng khuẩn

Toàn yết được ghi nhận với khả năng kháng khuẩn mạnh mẽ, bao gồm cả vi khuẩn gram âm lẫn gram dương. Thậm chí một số nghiên cứu còn chứng minh công dụng tiêu diệt Tụ cầu khuẩn kháng methicillin (methicillin – resistant Staphylococcus aureus – MRSA, các tụ cầu không có enzyme coagulase – methicillin – resistant coagulase negative staphylococci – MRCNS), Neisseria gonorrhoeae kháng đa thuốc, một số vi khuẩn thường gặp trong nhiễm trùng bệnh viện.

Hỗ trợ điều trị các bệnh lý mạch máu

Tăng sản xuất oxit nitric được ghi nhận liên quan tới một số bệnh lý rối loạn mạch máu, tim mạch, suy tim, thiếu máu cục bộ não, ảnh hưởng tới cơ thể. Martentoxin là thành phần có trong Toàn yết, với khả năng ức chế sản xuất oxit nitric.

Bên cạnh đó, toàn yết có tiềm năng điều trị chứng tăng cholesterol máu, kiểm soát huyết áp khi thử nghiệm trên lâm sàng.

Cách dùng - Liều dùng

Liều dùng khuyến cáo thông thường là từ 1 - 4 con hoặc 3 - 8 đuôi. Mỗi ngày dùng từ 3 – 5 gam dạng thuốc sắc, từ 2 – 3 gam ở dạng thuốc bột hoặc thuốc viên. Chia ra từ 2 – 3 lần uống.

Cần lưu ý vị thuốc này có độc, tránh dùng quá liều.

  • Co giật do sốt cao hoặc động kinh sử dụng kết hợp với Ngô công.

  •  Liệt mặt biểu hiện méo mắt và miệng, mắt nhắm không kín sử dụng phối hợp với Bạch phụ tử, Bạch cương tàm trong bài thuốc Khiên Chính Tán

  • Uốn ván biểu hiện co cứng chân tay và gáy sử dụng kết hợp với Thiên nam tinh và Thuyền thoái trong bài thuốc Ngũ Hổ Truy Phong Tán.

  • Co giật mạn tính, tiêu chảy lâu ngày do Tỳ hư biểu hiện co cứng bàn tay bàn chân sử dụng kết hợp với Ðảng sâm, Bạch thược, Thiên ma.

  • Ðau đầu dai dẳng, đau do bệnh thấp sử dụng kết hợp với Ngô công, Bạch cương tàm.

Bài thuốc Tiêm chính tán (Dương thị gia tàng phương)

Bài thuốc gồm Bạch phụ tử, Bạch cương tàm, Toàn yết với mỗi vị có khối lượng bằng nhau.

Toàn yết chế biến để trừ độc. Sau đó, đem tán mịn tất cả thành bột. Mỗi lần sử dụng 4 gam với rượu nóng. Có thể sắc thuốc thang và gia giảm cho phù hợp.

Bài thuốc này trong Đông y được sử dụng để trị chứng liệt thần kinh mặt (dây thần kinh VII). Có thể thêm vị Ngô công để giúp tăng hiệu quả.

Tuy nhiên, bài thuốc tính dược cay táo, dùng trong trường hợp phong đàm thiên về hàn thấp. Ở những người bệnh khí hư huyết ứ, Can phong nội động, gây liệt mặt kiểu trung ương không nên dùng.

Cần lưu ý liều lượng. Không được sử dụng quá nhiều do các vị thuốc đều có độc.

Bài thuốc Chỉ kinh tán

Bài thuốc gồm Ngô công và Toàn yết với khối lượng bằng nhau. Đem tán tất cả thành dạng bột mịn, mỗi lần sử dụng từ 1 – 4gam.

Bài thuốc được sử dụng để trị chân tay co giật, lưng đòn gánh bệnh uốn ván, bệnh viêm não. Sử dụng kết hợp với các vị thuốc thanh nhiệt giải độc. Các trường hợp đau đầu mãn tính, đau khớp xương mãn tính, sử dụng mang lại tác dụng giảm đau.

Bài thuốc chữa kinh phong

Bài thuốc chữa trẻ em kinh phong, người lớn sau khi ngất bị bán thân bất toại, đau đầu.

  • Sử dụng Toàn yết (bỏ đầu và chân) 3 gam, Địa long (rửa sạch, sao vàng) 3 gam và cam thảo 2 gam. Đem tất cả tán mịn thành bột, chia ra uống từ 5 – 6 lần/ngày. Khi uống, dùng nước nóng để pha.

  • Sử dụng Toàn yết 3g, Câu đằng 12g, Cương tàm 6g, Ngô công 4,5g, Chu sa 3g và Xạ hương 10mg. Đem tất cả đi tán bột và trộn đều. Sử dụng 3g/lần x 2 - 3 lần mỗi ngày.

  • Sử dụng Toàn yết 1 con (có thể lên đến 3 con tùy trường hợp), Cương tàm 10g và Địa long 6g. Đem tất cả sắc uống giúp trị kinh phong trẻ em.

Bài thuốc trị viêm khớp mạn tính

Bài thuốc có tác dụng thông lạc chỉ thống.

  • Sử dụng Toàn yết 3g, Xạ hương 60mg. Đem cả 2 đi tán bột mịn trộn đều, mỗi lần sử dụng 1,5g cùng rượu ấm. Có thể sử dụng độc vị Toàn yết mỗi lần từ 1 - 1,5g với rượu.

  • Toàn yết Nhũ hương tán: Sử dụng chế Xuyên ô đầu 10g, Toàn yết 3g, Thương truật 10g, Xuyên sơn giáp 6g, Nhũ hương 5g. Đem tất cả làm thuốc tán. Uống khoảng 6g/lần. Có thể dùng ở dạng thuốc thang hoặc dùng đắp ngoài.

Bài thuốc trị ung nhọt, bệnh phong

  • Toàn yết tiêu phong tán: Sử dụng Toàn yết 3g, Bạch chỉ và Đảng sâm mỗi vị đều 10g. Đem tất cả dược liệu tán bột mịn, mỗi lần sử dụng từ 6 - 10g, ngày từ 2 - 3 lần giúp trị bệnh phong.

  • Sử dụng Toàn yết 3 phần, Chi tử 7 phần, cho vào dầu mè đun sôi. Thêm sáp ong nấu thành cao. Sử dụng hỗn hợp đắp lên vị trí mụn nhọt độc sưng tấy hay lở loét.

Bài thuốc trị viêm tuyến vú

  • Sử dụng Toàn yết 2 con, bọc vào ổ bánh bao và dùng trước bữa ăn. Nghiên cứu thực hiện trên 308 ca mắc bệnh trong 1 - 7 ngày, ghi nhận kết quả khỏi 99,7% (Tạp chí Trung y 1986,1:40 - Hồ Cần Bách).

  • Một nghiên cứu khác của Trịnh Nhuận Tuyền, trên 10 ca viêm tuyến vú cấp, sử dụng bột Toàn yết 3g bọc đường uống kết quả tốt (Trung y dược Hắc long giang 1988,1:23).

Bài thuốc trị bệnh lệ đạo

Toàn yết khô tán bột, đem uống 6 - 9g/lần, mỗi ngày từ 1 - 2 lần. Nghiên cứu trên 19 ca bệnh lệ đạo cấp mạn ghi nhận kết quả tốt (Báo Trung cấp y 1987,7:50).

Lưu ý

Đuôi Bọ cạp (Toàn yết) độc hơn toàn con, do đó khi sử dụng cần chú ý liều lượng. Liều độc thường từ 30 - 60g. Tình trạng nhiễm độc Bọ cạp tương tự Rắn, chủ yếu là nhiễm độc thần kinh. Tuy nhiên, lượng sulfua ít nên thời gian ngắn. Triệu chứng nhiễm độc bao gồm váng đầu, hồi hộp, có thể chảy máu, huyết áp tăng, nặng hơn là huyết áp hạ đột ngột, khó thở, hôn mê và thậm chí tử vong do liệt hô hấp.

  • Chứng phong do huyết hư không sử dụng.

  • Thận trọng khi sử dụng ở phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú, trẻ em.

  • Người bệnh huyết hư sinh phong không dùng.

 

 
Có thể bạn quan tâm?
SÂU BAN MIÊU

SÂU BAN MIÊU

Sâu ban miêu là loại bọ cánh cứng, thân đen, hoặc xanh lụ xen kẽ đỏ, vàng hoặc cam. Thân hình nhỏ, chiều dài cơ thể khoảng 1.5 – 3.0 cm, chiều ngang cơ thể khoảng 0.4 – 0.6 cm, đầu hình tim, có một rãnh nhỏ dọc ở giữa đầu và thân, thân có 11 đốt, râu đen hình sợi ngắn. Nơi tiếp nối giữa đầu và ngực có một chỗ thắt lại, ngực cũng có một rãnh dọc, bụng tròn dài.
administrator
CÀ DẠI HOA TÍM

CÀ DẠI HOA TÍM

Cây cà dại hoa tím (Solanum indicum) là một loại cây nhỏ, mọc đứng, cây trưởng thành cao khoảng 0,6-1,3 mét (m), phân nhiều nhánh nhỏ. Cà dại hoa tím được dân gian sử dụng trong điều trị nhiều bệnh lý khác nhau.
administrator
NHỤY HOA NGHỆ TÂY

NHỤY HOA NGHỆ TÂY

Nhụy hoa nghệ Tây – một loại gia vị cũng như dược liệu đắt đỏ gần như là bậc nhất trong các loại dược liệu. Nhụy hoa nghệ Tây còn được coi như vàng đỏ của các loài thực vật là do hương vị đặc trưng cùng với các tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe con người.
administrator
THẠCH LỰU

THẠCH LỰU

Theo Đông Y, Thạch lựu là một loại dược liệu dùng làm thuốc quý, phần quả hay vỏ thân đều có công dụng rất tốt cho sức khỏe và được sử dụng kết hợp trong những bài thuốc dân gian để trị tiêu chảy, sa trực tràng, giun sán, ho lâu ngày, viêm amidan, viêm họng, chảy máu cam. Tuy nhiên, phần vỏ rễ của cây có độc tính, nên cần thận trọng khi sử dụng loại dược liệu này trên những người có thể trạng yếu, ở trẻ em hay phụ nữ có thai.
administrator
BẠCH HẠC

BẠCH HẠC

Bạch hạc, hay còn được biết đến với những tên gọi: cây lác, thuốc lá nhỏ, cây kiến cò, nam uy linh tiên, cánh cò, chòm phòn,... Bạch hạc là dược liệu thường được sử dụng để điều trị bệnh trong Đông y. Đặc biệt, vị thuốc có khả năng hỗ trợ các bệnh về khớp, da liễu… rất hiệu quả. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
SƠN NẠI

SƠN NẠI

Sơn nại có tính ấm, vị cay, có tác dụng ôn trung tán hàn, giảm đau, hành khí, trừ uế khí, tiêu thực và trừ thấp. Do đó dược liệu được dùng để chữa ngực bụng đau lạnh, tiêu chảy, chữa chứng ăn uống khó tiêu, đau dạ dày, cảm, ho, nôn mửa, hen suyễn.
administrator
SÂM VŨ DIỆP

SÂM VŨ DIỆP

Nhắc đến Sâm hoặc các loại dược liệu thuộc nhà Sâm thì chúng ta đều nghĩ ngay đến những loại thuốc đến từ thiên nhiên giúp bồi bổ cơ thể với những công dụng tuyệt vời, thậm chí được ví như thần dược.
administrator
TRÀ XANH

TRÀ XANH

Trà xanh (chè xanh) hay Camellia sinensis là một loại thảo dược nổi tiếng được sử dụng trong đời sống hàng ngày để thanh nhiệt, giải khát.
administrator