- Tên khoa học: Leptospermum scoparium - Họ Sim (Myrtaceae)

daydreaming distracted girl in class

MANUKA

Giới thiệu về dược liệu

- Tên khoa học: Leptospermum scoparium

- Họ Sim (Myrtaceae)

Đặc điểm dược liệu

Manuka là loài cây bụi gai mọc hoang ở vùng New Zealand và Đông Nam Úc. Cây cao đến 2 m, hoa màu trắng tinh khiết hoặc hồng phấn, thường có 5 cánh, ở giữ là nhụy hoa đen với đầu bao nhị trắng, mùi thơm nồng quyến rũ các loài ong bướm đến hút mật.

Mùa hoa: mùa hè.

Mật ong Manuka là một phương thuốc chữa bệnh từ tự nhiên, được lấy từ tổ của những con ong hút nhụy hoa Manuka. Mật ong Manuka có màu kem đậm hoặc nâu, độ sánh quyện cao hơn mật ong thông thường, vị ngọt đậm đà, nhưng còn lại vị hơi đắng ở đầu lưỡi.

Thành phần hóa học 

Các nghiên cứu cho thấy trong hoa Manuka có các thành phần hóa học như: hợp chất kháng khuẩn Methylglyoxal và tinh dầu.  

Tác dụng - Công dụng 

Các thành phần hóa học từ Manuka có tác dụng kháng khuẩn, sát trùng, trị thấp khớp, giảm sốt, chữa bỏng, và những bệnh viêm nhiễm về da (chàm, vảy nến, viêm loét da, nấm da),…

Trong nội khoa, mật ong Manuka còn điều trị các bệnh về dạ dày-thực quản (đau họng, viêm dị ứng, viêm loét,…), đại tràng (co thắt không đều, viêm loét). 

Cách dùng - Liều dùng 

Liều dùng của mật ong Manuka có thể khác nhau đối với những bệnh nhân. Liều lượng dựa trên tuổi, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác.

Mật ong Manuka có thể gây ra những phản ứng phụ như:

Phản ứng dị ứng, đặc biệt ở những người dị ứng với ong;

Nguy cơ tăng đường trong máu.

Lưu ý

- Thận trọng khi sử dụng cho người bệnh đái tháo đường vì việc hấp thụ mật ong manuka có nguy cơ tăng lượng đường trong máu.

- Thận trọng khi dùng cho người dị ứng với các loại mật ong.

- Không nên dùng cho trẻ nhỏ hơn 1 tuổi để tránh nguy cơ mắc bệnh ngộ độc ở trẻ sơ sinh.

 

Có thể bạn quan tâm?
NGA TRUẬT

NGA TRUẬT

Nga truật hay còn được biết đến với cái tên thông dụng là Nghệ đen đã được nhân dân Việt Nam sử dụng phổ biến từ rất lâu trước đây. Bên cạnh lợi ích trong điều trị bệnh lý dạ dày, Nga truật hiện nay còn rất nổi tiếng cả trong Y học cổ truyền và Y học hiện đại trong hỗ trợ và điều trị ung thư có hiệu quả.
administrator
LONG CỐT

LONG CỐT

Long cốt có tên khoa học là Os Dracois, (Fossilia Ossis Mastodi): là xương hoá thạch của những động vật cổ đại thuộc loài khủng long như tê giác ngựa 3 ngón chân Rhinoceros sinensis Owen.; Rhinoceros indet, loài hươu: Cervidae indet; loài trâu: Bovidae indet...; Long xỉ (Dens Draconis) cũng là một loại long cốt, có cùng thành phần hóa học và công dụng. Long cốt là một vị thuốc được sử dụng nhiều trong y học cổ truyền. Với các tác dụng như an thần, trị đổ mồ hôi trộm, di tinh, hoạt tinh,…
administrator
CHU SA

CHU SA

Chu sa là một khoáng chất bột màu nâu hoặc nâu đỏ ở nhiều hình dạng khác nhau như bột, khối, sợi hoặc mảnh nhưng nhiều nhất ở dạng bột, còn thần sa thường ở dạng khối. Chu sa là một dược liệu quý, có vị ngọt, hơi lạnh, tính bình, thanh nhiệt, có tác dụng chữa co giật, suy nhược thần kinh, nhọt ngoài da,…
administrator
CÚC MỐC

CÚC MỐC

Cây cúc mốc có nhiều công dụng hữu ích và được dân gian sử dụng để chữa chứng ho ra màu, ho kéo dài, đầy hơi, chướng bụng và điều hòa kinh nguyệt. Ngoài ra, một số người sử dụng cây cúc mốc để làm cảnh.
administrator
BINH LANG

BINH LANG

Binh lang, hay còn được biết đến với những tên gọi: Hạt cau, đại phúc tử, tân lang,... Binh lang thực chất là hạt cau của quả cau phơi khô lấy từ cây cau. Cây cau chắc hẳn rất quen thuộc với chúng ta nhưng ít ai để ý đến công dụng của chúng, các cụ ngày xưa hay nhai trầu với cau nhưng ít ai để ý đến tác dụng của nó. Và thực chất, binh lang là một vị thuốc quý và thường được sử dụng để điều trị bệnh trong Đông Y rất hiệu quả. Có 2 loại cây đó là: Cau rừng (Sơn binh lang) và cau nhà (Gia binh lang). Cau rừng có hạt cứng hơn và nhỏ hơn cau nhà.
administrator
TỎA DƯƠNG

TỎA DƯƠNG

Tỏa dương (Balanophora sp.) là một loại thảo dược quý hiếm được sử dụng trong Y học cổ truyền và hiện đại để chữa trị một số bệnh liên quan đến tiêu hóa, huyết áp, đường huyết và đau nhức xương khớp. Với hình thái đặc biệt và các thành phần hóa học đa dạng, Tỏa dương là một nguồn dược liệu quý giá đã được nghiên cứu và khai thác để đáp ứng nhu cầu sức khỏe của con người. Tuy nhiên, việc sử dụng Tỏa dương cần được thực hiện đúng cách và dưới sự giám sát của chuyên gia y tế để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong điều trị bệnh. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về thành phần hóa học, tính vị, quy kinh, công dụng và cách sử dụng Tỏa dương trong Y học cổ truyền và hiện đại.
administrator
NẤM LIM XANH

NẤM LIM XANH

Từ xưa đến này, Nấm lim xanh đã được coi là một loại dược liệu quý hiếm, có tính đại bổ mà những tầng lớp quý tộc mới có thể sử dụng. Nhưng qua thời gian thì dược liệu này dần đi vào quên lãng.
administrator
THẠCH HỘC

THẠCH HỘC

Thạch hộc là một dược liệu quý, đã được sử dụng với mục đích y học trong ít nhất 2.000 năm, bằng chứng được ghi chép trong Thần Nông Bản Thảo Dược, viết từ 2300 đến 2780 năm trước. Các nghiên cứu hiện nay cho thấy rằng vị thuốc này có những thành phần hoạt chất phong phú, có công dụng rất tốt trên lâm sàng trong điều trị các bệnh lý bao gồm viêm họng mãn tính, bệnh về mắt, bệnh đường tiêu hóa, đái tháo đường hay viêm khớp.
administrator