NẤM LIM XANH

Từ xưa đến này, Nấm lim xanh đã được coi là một loại dược liệu quý hiếm, có tính đại bổ mà những tầng lớp quý tộc mới có thể sử dụng. Nhưng qua thời gian thì dược liệu này dần đi vào quên lãng.

daydreaming distracted girl in class

NẤM LIM XANH

Giới thiệu về dược liệu Nấm lim xanh

- Từ xưa đến này, Nấm lim xanh đã được coi là một loại dược liệu quý hiếm, có tính đại bổ mà những tầng lớp quý tộc mới có thể sử dụng. Nhưng qua thời gian thì dược liệu này dần đi vào quên lãng. Nhưng hiện nay thì khoa học đã một lần nữa tìm hiểu và chứng minh các tác dụng có lợi cho sức khỏe của Nấm lim xanh đối với cơ thể con người và từ đó đưa vào sử dụng.

- Tên khoa học: Ganoderma lucidum (Leyss. Ex Fr.) Karst. hoặc Polyporum lucidus W. Curt.

- Họ khoa học: Ganodermataceae (họ Nấm Linh chi).

- Tên gọi khác: Vạn niên nhung, Tiên thảo, Nấm trường thọ,…

Đặc điểm thực vật và phân bố dược liệu Nấm lim xanh

- Đặc điểm thực vật:

  • Nấm lim xanh là 1 loại Nấm Linh chi mọc từ cây Lim xanh đã chết.

  • Nấm lim xanh khá xù xì và không đồng đều. Bề ngoài của Nấm lim xanh gồm 2 phần chủ yếu là chân nấm và mũ nấm. Phần mũ nấm thường có hình quạt với bề rộng khoảng 20 cm, bề dày khoảng từ 2 – 5 cm. Phần chân nấm ngắn, có khuyết lõm vào hoặc có thể không có lõm.

  • Tùy thuộc vào vị trí mọc của Nấm trên cây Lim xanh mà hiện nay người ta phân loại nấm thành 4 loại, mỗi loại sẽ có màu khác nhau gồm:

+ Hắc linh chi: loại mọc ra từ vỏ thân.

+ Bạch linh chi: loại mọc ra từ lõi thân.

+ Thanh linh chi, Tử linh chi hoặc Hoàng linh chi: loại mọc ra từ giữa thân cây.

+ Hồng linh chi: loại mọc ra từ rễ cây.

  • Phần gốc của Nấm có dính đất mùn cùng với 1 ít gỗ Lim xanh, có mùi khá giống mùi cá khô.

- Phân bố dược liệu: 

  • Do mọc ra từ cây Lim xanh nên những khu vực nào có cây Lim xanh thì khu vực đó có Nấm. Ngày nay Nấm lim xanh chỉ còn được thấy ở những khu vực như vùng biên giới Việt Nam – Lào và các tỉnh thuộc khu vực Nam Lào như Salavan, Xekong, Attapu,… Bên cạnh đó, còn có thể bắt gặp Nấm lim xanh ở các khu rừng tại các tỉnh Quảng Nam, Tây Nguyên hoặc khu vực Trường Sơn,…

  • Hiện nay cũng có thể trồng Nấm lim xanh (còn được gọi là Nấm bán rừng) nhưng chất lượng thì không bằng Nấm lim xanh tự nhiên.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản

- Bộ phận dùng: sử dụng cả cây Nấm và bỏ phần gốc.

- Thu hái: đây là một quá trình khá gian truân và nguy hiểm do phải vào rừng trong 1 thời gian. Nên đi thu hái Nấm trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 7 dương lịch vì đây là thời gian Nấm mọc nhiều nhất. Chỉ nên thu những cây Nấm trưởng thành và để lại những cây non cho lần thu hoạch sau.

- Chế biến: có thể chế biến bằng nhiều các khác nhau như phơi khô rồi đem đi sắc uống hoặc ngâm rượu. Hoặc cũng có thể dùng trong nấu ăn như hầm cùng với gà hoặc cũng thể nấu nước để uống,…

- Bảo quản: ở nơi khô ráo và thoáng mát, tránh ẩm thấp.

Thành phần hóa học

Trong dược liệu Nấm lim xanh quý hiếm có rất nhiều và đa dạng các thành phần hóa học như:

- Germanium: có hàm lượng cao gấp 5 – 8 lần so với Nhân sâm.

- Các polysaccharide, glycoprotein, peptidoglycan,…

- Các triterpen.

- Các vitamin như nhóm B, C,…

- Các khoáng chất và các nguyên tố vi lượng như magie, calcium, phosphor, đồng, sắt, kẽm, magie, selen,…

- Ngoài ra còn các thành phần khác như protein, chất xơ, nước, các chất béo, adenosin, carbohydrat,…

Công dụng – Tác dụng của dược liệu Nấm lim xanh theo Y học hiện đại

Nấm lim xanh có những tác dụng dược lý có thể kể đến như:

- Cải thiện hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng của cơ thể: nhờ các thành phần như germanium, các protein,…giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống oxy hóa và giúp đào thải các loại độc tố ra khỏi cơ thể.

- Hỗ trợ điều trị ung thư: nhờ các thành phần triterpen, germanium,…có nhiều vai trò trong điều trị ung thư như kìm hãm sự phát triển của tế bào khối u, ngăn chặn tế bào ung thư sử dụng oxy, điều hòa miễn dịch và tăng thể trạng cơ thể,…

- Tăng cường chức năng của hệ thần kinh trung ương: các thành phần trong Nấm có khả năng giảm sự suy nhược thần kinh, góp phần giảm stress và từ đó cải thiện chất lượng giấc ngủ.

- Cải thiện tiêu hóa: Nấm lim xanh còn giúp ăn ngon miệng hơn.

- Bảo vệ gan mật: giúp ngăn ngừa các bệnh lý về gan mật.

- Ngoài ra Nấm lim xanh còn có nhiều công dụng tuyệt vời khác như điều hòa và ổn định huyết áp, ổn định đường huyết từ đó hỗ trợ điều trị đái tháo đường, giảm cholesterol huyết,…

Vị thuốc Nấm lim xanh trong Y học cổ truyền

- Tính vị: vị đắng, tính bình.

- Quy kinh: theo các tài liệu xưa như Bản thảo cương mục hay Thần nông bản thảo thì Nấm lim xanh được cho là quy vào các kinh cổ.

- Công năng – Chủ trị:

  • Thanh lọc cơ thể.

  • Giải độc gan, giải rượu.

  • Giảm mỡ máu, điều hòa huyết áp.

  • Tăng cường sinh lực.

  • Làm đẹp da, giảm rụng tóc.

Cách dùng – Liều dùng

- Cách dùng: có thể sử dụng ở dạng thuốc sắc hoặc có thể nấu như nấu trà để uống. Bên cạnh đó cũng có thể dùng ở dạng thuốc bột hoặc đem đi ngâm rượu.

- Liều dùng: tùy vào từng mục đích sử dụng mà có các liều dùng khác nhau.

Một số bài thuốc có vị thuốc Nấm lim xanh

- Trà Nấm lim xanh:

  • Chuẩn bị: Nấm lim xanh khô.

  • Tiến hành: Nấm khô thái thành các lát mỏng rồi đem tán thành bột mịn, tán xong thì đựng trong hộp kín. Tiếp đến lấy bột nấm pha với nước nóng và sau khoảng 5 phút thì chắt và lọc lấy phần nước để uống. Phần bã Nấm còn lại có thể trộn cùng Mật ong, Sữa chua và Sữa tươi,…dùng dưỡng da.

- Bài thuốc tăng cường sinh lực và bồi bổ sức khỏe: Gà ta hầm cùng với Nấm lim xanh thái nhỏ và Táo tàu.

- Bài thuốc cho người viêm gan, xơ gan, xơ gan cổ trướng hoặc trong ung thư gan: 

  • Chuẩn bị: 35 g Nấm hồng chi, 35 g Nấm tử chi, 15 g Diệp hạ châu, 15 g Xạ đen và 15 g Cà gai leo.

  • Tiến hành: các nguyên liệu trên đem đi sắc thuốc uống.

- Bài thuốc trị mất ngủ và chán ăn:

  • Chuẩn bị: 35 g Nấm lim xanh (loại tử chi), 25 g Sâm cau.

  • Tiến hành: 2 nguyên liệu trên đem đi sắc thuốc uống trong ngày.

- Rượu Nấm lim xanh giúp bổ thận, tráng dương, cải thiện sinh lực, mạnh xương khớp:

  • Chuẩn bị: Nấm lim xanh tươi bỏ gốc, rượu trắng.

  • Tiến hành: Nấm lim xanh sơ chế rồi đem đi ngâm cùng nước muối loãng. Tiếp đến thái Nấm thành từng lát và xếp vào bình, sau đó đổ rượu trắng ngập mặt Nấm theo tỷ lệ 1 L rượu cho mỗi 100 g Nấm lim xanh, ngâm trong khoảng 3 tháng.

- Bài thuốc sử dụng cho người đái tháo đường:

  • Chuẩn bị: 35 g Nấm lim xanh và 15 g Cỏ ngọt.

  • Tiến hành: 2 nguyên liệu trên đem đi sắc nước uống trong ngày, nên sử dụng liên tục trong vòng từ 2 đến 3 tháng.

- Bài thuốc giúp giảm cân và làm đẹp:

  • Chuẩn bị: 30 g Nấm lim xanh (loại Hồng linh chi) và 15 g Cỏ ngọt.

  • Tiến hành: 2 nguyên liệu trên đem đi sắc nước uống và phần bã thì dùng để làm mặt nạ đắp dưỡng da.

Lưu ý khi sử dụng Nấm lim xanh

- Những đối tượng như phụ nữ mang thai, người đang sử dụng các thuốc điều trị khác, người có huyết áp thấp và trẻ em dưới 2 tuổi thì không nên sử dụng Nấm lim xanh.

- Cần lưu ý khi lựa chọn sử dụng Nấm do có thể nhầm lẫn hoặc chọn mua phải Nấm giả, Nấm kém chất lượng thì sẽ không đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng.

- Trong thời gian sử dụng Nấm lim xanh thì không sử dụng rượu bia hoặc các sản phẩm có chứa chất kích thích.

 

Có thể bạn quan tâm?
VIỄN CHÍ

VIỄN CHÍ

Viễn chí, hay còn được gọi với tên khác là Tiểu thảo, Nam viễn chí, có tên khoa học là Polygala japonica Houtt., họ Viễn chí (Polygalaceae). Viễn chí là một loại dược liệu được sử dụng từ rất lâu trong Y học cổ truyền để điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Viễn chí, đặc điểm, công dụng cũng như cách sử dụng Viễn chí trị bệnh nhé.
administrator
THẠCH SÙNG

THẠCH SÙNG

Thạch sùng một loài bò sát, thường gặp rất nhiều xung quanh cuộc sống của chúng ta. Thế nhưng, thạch sùng lại là một vị thuốc quý, được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc cổ Y học cổ truyền để trị những căn bệnh nan y. Thạch sùng, còn được gọi với tên khác là thằn lằn, thiên long, mối rách, bích cung, bích hổ,... Loài vật này thuộc họ Tắc kè, có danh pháp khoa học là Gekkonidae. Theo y học, Thạch sùng được sử dụng với các công dụng chữa bệnh bao gồm ức chế tế bào ung thư gan, chống co giật, hỗ trợ chống ung thư máu, trị suy nhược thần kinh. Sau đây, hãy cùng tìm hiểu về những đặc tính của Thạch sùng, bao gồm tác dụng, cách dùng và lưu ý khi sử dụng.
administrator
THẠCH QUYẾT MINH

THẠCH QUYẾT MINH

Thạch quyết minh là vị thuốc có nguồn gốc từ vỏ của loài bào ngư. Tên gọi của nó dựa trên thể chất giống đá (thạch) kèm theo tính chất làm tan màng và sáng mắt (minh). Sau đây hãy cùng tìm hiểu về công dụng cũng như cách sử dụng Thạch quyết minh.
administrator
THẠCH TÍN

THẠCH TÍN

Thạch tín, đôi khi còn được gọi với tên là Tín Thạch, Phê Thạch, Hồng Phê, Nhân Ngôn, Bạch Phê, với tên khoa học là Arsenicum. Đây là một hóa chất bán kim loại được tìm thấy khắp nơi trên thế giới ở tự nhiên. Tên gọi Thạch tín trước đây thường được mọi người sử dụng để nói đến As2O3 tự nhiên và thường có tạp chất. Tuy nhiên cho tới nay, Thạch tín bao hàm luôn cả As (Asen) – là một á kim có màu xám đen. Thạch tín tuy có thể được sử dụng để chữa bệnh, nhưng lại là một khoáng chất cực độc. Theo y học, Thạch tín có công dụng hỗ trợ điều trị các bệnh như hen suyễn, chàm, vảy nến, thiếu máu. Thạch tín hữu cơ là một trong những vị thuốc đầu tay giúp chữa giang mai. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Thạch tín và những công dụng của nó trong chữa bệnh.
administrator
DƯƠNG XỈ

DƯƠNG XỈ

Dương xỉ, hay còn được biết đến với những tên gọi: Ngọc dương xỉ, quyết lá xoăn. Dương xỉ là loài cây mọc hoang ở những nơi ẩm ướt, râm mát. Cây thường được trồng làm cảnh, trang trí nội thất, sân vườn. Khoa học đã chứng minh chiết xuất của cây chứa nhiều hoạt chất giúp bảo vệ sức khỏe làn da. Nhờ vào tác dụng chống tia UV, dương xỉ là “thần dược” làm đẹp da an toàn và hiệu quả. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
THẠCH XƯƠNG BỒ

THẠCH XƯƠNG BỒ

Nền văn minh Y học cổ truyền đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển của y học. Vị thuốc thạch xương bồ, rất quen thuộc trong dân gian và được sử dụng rộng rãi với công dụng khai khiếu, hóa đờm, thông khí. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Thạch xương bồ cũng như những công dụng tuyệt vời của nó đối với sức khỏe.
administrator
THÔNG ĐẤT

THÔNG ĐẤT

Sự phát triển và tiến bộ của y học đã giúp ích nhân loại, dần dần có nhiều căn bệnh được định nghĩa và quan tâm hơn. Suy giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ chính là những tình trạng đang được mọi người chú ý. Các chuyên gia đã nghiên cứu và cho thấy rằng cây Thông đất có tác dụng đặc biệt trong hỗ trợ cải thiện chứng bệnh Alzheimer. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Thông đất và những công dụng tuyệt vời của nó.
administrator
HẮC SÂM

HẮC SÂM

Cây Hắc sâm được sử dụng làm dược liệu để làm thuốc lợi tiểu, chữa sốt, viêm họng, viêm amidan, loét lở miệng, ho,…hay dùng để bôi trực tiếp lên da để chữa bệnh chàm, ngứa, bệnh vảy nến, bệnh trĩ, sưng, phát ban,…
administrator