RAU MÁ

Rau má có vị đắng, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, dưỡng âm, lợi tiểu, nhuận gan và giải độc. Do đó thường sử dụng rau má để làm thuốc bổ và chủ trị các chứng bệnh như hư khí, rôm sảy, bạch đới, tả lỵ, mụn nhọt, chữa thổ huyết, sát trùng,….

daydreaming distracted girl in class

RAU MÁ

Giới thiệu về dược liệu

Tên khoa học: Centella asiatica (L.) Urb. 

Họ Hoa tán (Apiaceae)

Tên gọi khác: Tích tuyết thảo, liên tiền thảo, thổ tế tân, lão công căn, địa tiền thảo, băng khẩu uyển.

Đặc điểm dược liệu

Rau má là cây mọc bò, bộ rễ mọc thẳng đứng, có màu trắng kem và được che phủ bằng lông tơ ở rễ, có rễ ở các mấu. Thân gầy mảnh, nhẵn, có màu lục ánh đỏ hoặc màu xanh lục. Lá hình thận, khía tai bèo, cuống dài và có màu xanh. Phần đỉnh lá tròn, trơn nhẵn với gân lá dạng lưới hình chân vịt. 

Cụm hoa đơn mọc ở kẽ lá, gồm 1 đến 5 hoa nhỏ, có màu trắng, nằm gần mặt đất. 

Quả dẹt, hình mắt lưới dày đặc, có sống hơi rõ.

Phân bố, sinh thái

Rau má là cây nhiệt đới, có nguồn gốc từ các vùng ấm hơn của cả hai bán cầu. Cây mọc hoang ở những nơi đất ẩm ướt, pha cát hoặc đất sét, mọc thành từng đám lớn tạo thành thảm xanh dày đặc hoặc như cỏ dại. Vì vậy rau má thường mọc dọc theo bờ sông, suối, ao hồ và các cánh đồng tưới tiêu.

Rau má phân bố nhiều ở các nước như Úc, New Guinea, Malsesia, Ấn Độ, Sri Lanka, Trung Quốc, Indonesia và Malaysia cũng như Nam Phi và Madagascar. Tại Việt Nam, cây cọc hoang tại khắp nơi từ vùng hải đảo, ven biển đến vùng núi. 

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Toàn cây bao gồm cả rễ.

Thu hái, chế biến: Thu hoạch quanh năm, có thể dùng tươi hay phơi sấy khô. Rau má tươi sau thu hái sẽ được rửa sạch, phơi khô và nghiền thành bột.

Dạng bào chế: Rau má được bào chế dưới dạng trà và viên nang mềm.

Thành phần hóa học 

Rau má chứa các hợp chất như saponin, beta – caroten, saccharide, kali, alkaloid, sterol, magiê, canxi, phốt pho, sắt, mangan và các loại vitamin như B1, B2, B3, K và C.

Rau má chứa một số thành phần như:

- Saponin triterpenoids, asiaticoside A, asiaticoside B, sapogenin, alkaloid (hydrocotylin)

- Axit béo: glyxerit của axit palmitic, stearic, lignoceric, oleic

- Flavonoid: 3-glucosylquercetin, 3-glucosylkaempferol và 7-glucosylkaempferol.

- Ngoài ra, rau có còn chứa một số thành phần khác: sitosterol, campesterol, carotenoids, vitamin B1, ​​vitamin C1, tannin, axit vô cơ và nhựa. Cây cũng chứa các axit amin thiết yếu: Beta-chariophylen, trans-beta-pharnesen và germachrene D), phytosterol (campesterol, sitosterol, stigmasterol)

Tác dụng - Công dụng 

Theo Y học cổ truyền, rau má có vị đắng, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, dưỡng âm, lợi tiểu, nhuận gan và giải độc. Do đó thường sử dụng rau má để làm thuốc bổ và chủ trị các chứng bệnh như hư khí, rôm sảy, bạch đới, tả lỵ, mụn nhọt, chữa thổ huyết, sát trùng,….

Theo Y học hiện đại, rau má có tác dụng:

- Kích hoạt quá trình phân chia tế bào và thúc đẩy sự tổng hợp collagen của các mô liên kết, giúp hình thành tế bào da mới, hỗ trợ làm lành vết thương. Do đó rau má được dùng để điều trị bỏng độ II và III, vết thương và các tổn thương ngoài da. Ngoài ra còn được ứng dụng trong ngành mỹ phẩm với mục đích xóa vết nhăn, làm chậm quá trình lão hóa, giúp da căng mịn.

- Trị bệnh phong, lao: Hoạt chất asiaticoside có tác dụng làm tan lớp màng sáp bọc vi khuẩn lao, phong, đồng thời giúp tăng cường hệ miễn dịch chống lại nhóm chủng khuẩn này.

- Tác dụng đối với hệ tim mạch: giúp làm giảm cholesterol xấu có trong máu, giúp ngăn ngừa mắc các bệnh lý về tim mạch. 

- Chống viêm, cải thiện sức khỏe của ruột và, dạ dày đại tràng hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng do stress.

- Ngoài ra, Rau má con được sử dụng trong điều trị các vết loét do bệnh phong, eczema, các rối loạn tĩnh mạch. Rau má cũng có tác dụng giảm viêm ứ ở bệnh nhân xơ gan.

- Giảm căng thẳng, tăng khả năng tập trung, cải thiện trí nhớ ở người già. Bên cạnh đó, Triterpenoids từ rau má có công dụng tăng cường chức năng tâm thần và giảm sự lo lắng, giúp giảm stress và căng thẳng.

- Hỗ trợ điều trị ung thư: Các nghiên cứu gần đây đã phát hiện các thành phần hóa học có trong rau má có tác dụng giúp ổn định DNA, ngăn chặn tế bào biến tính thành ung thư.

Cách dùng - Liều dùng 

​​​​​​​​​​​​Liều dùng khuyến cáo: khoảng 40 g/ ngày. Còn đối với các vấn đề về suy tĩnh mạch (tuần hoàn máu ở chân) chỉ nên dùng 60 – 180 mg/ ngày. Liều dùng rau má có thể thay đổi tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, độ tuổi của từng đối tượng.

Rau má có thể dùng tươi (giã hoặc xay lấy nước uống), phơi khô như một loại trà, sắc thuốc uống, sử dụng dạng bột hoặc bôi ngoài da. 

Chỉ nên dùng rau má từ hai đến sáu tuần. Đảm bảo nghỉ hai tuần trước khi tiếp tục sử dụng.

Lưu ý

- Rau má có tính hàn nên những người có thể chất hoặc mắc các chứng bệnh thuộc thể hư hàn thì không nên dùng.

- Phụ nữ nếu dùng rau má lâu ngày có thể giảm khả năng mang thai và tăng nguy cơ sẩy thai trong thai kỳ.

- Rau má có thể gây buồn ngủ quá nhiều nếu kết hợp với các loại thuốc được sử dụng trong và sau khi phẫu thuật.

- Những người đã có bệnh gan nên tránh sử dụng rau má. Nó có thể làm cho các vấn đề về gan trở nên tồi tệ hơn.

- Người bị bệnh tiểu đường, có cholesterol cao, có vấn đề về da không nên dùng rau má và cần tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ trước khi dùng. 

 

Có thể bạn quan tâm?
RAU RĂM

RAU RĂM

Theo Y học cổ truyền, rau răm có vị cay nồng, đắng nhẹ, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng: bổ trí óc, sáng mắt, trợ tiêu hóa, sát trùng, ấm bụng, mạnh gân cốt, chống viêm, thúc đẩy vết thương mau lành, hoạt huyết, giải độc, hạ sốt…
administrator
MANUKA

MANUKA

- Tên khoa học: Leptospermum scoparium - Họ Sim (Myrtaceae)
administrator
VÒI VOI

VÒI VOI

Vòi voi (Heliotropium indicum) là một loài cây thuộc họ Họ Vòi voi (Boraginaceae), có tên gọi khác là Dền voi, Đại vĩ đao, Cẩu vĩ trùng, Nam độc hoạt. Vòi voi thường được tìm thấy ở các vùng đất khô cằn, đá khô và các bãi cỏ hoang vu. Dược liệu này được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị một số bệnh như sốt rét, ho, đau đầu và viêm nhiễm. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Vòi voi và những công dụng tuyệt vời của dược liệu này nhé.
administrator
DẦU MÙ U

DẦU MÙ U

Dầu mù u là một loại tinh chất được chiết xuất từ hạt của cây mù u bằng phương pháp ép lạnh. Dầu mù đã được sử dụng trong y học qua nhiều thế kỷ bởi các nền văn hóa Châu Á, Châu Phi và Đảo Thái Bình Dương với cách dùng phổ biến nhất là áp dụng tại chỗ để làm dịu các tình trạng của da, bao gồm: Vết cắt, vết bỏng, vết chàm, vết đốt, vết cắn, mụn trứng cá, da khô và thậm chí là mùi hôi chân hay chữa bệnh phong.
administrator
TẾ TÂN

TẾ TÂN

Tế tân, tên khoa học là Asarum sieboldii, là một loại dược liệu được sử dụng trong y học truyền thống Đông y. Cây thuộc họ Mộc hương (Aristolochiaceae) và có nguồn gốc từ khu vực Đông Á, đặc biệt là Nhật Bản và Hàn Quốc. Tế tân được truyền thống sử dụng để chữa các bệnh về hô hấp, đường tiêu hóa và thần kinh. Hiện nay, nghiên cứu khoa học đã xác nhận một số tác dụng của Tế tân như kháng viêm, chống oxy hóa và giảm đau. Tuy nhiên, vì Tế tân chứa các hợp chất có thể gây hại cho thận và gan, nên việc sử dụng chữa bệnh cần thận trọng.
administrator
HÀNH BIỂN

HÀNH BIỂN

Các tác dụng của Hành biển đã được nghiên cứu từ lâu. Từ những nghiên cứu thực nghiệm cho biết các hoạt chất chiết xuất từ hành biển có tác dụng trợ tim, long đờm, lợi tiểu, tiêu viêm. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
RAU KHÚC

RAU KHÚC

Rau khúc có tính bình, vị ngọt và hơi đắng, không chứa độc, đi vào kinh Tỳ và Phế, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, thư phế, tiêu đờm, chỉ khái, khu phong hàn điều kinh và hạ huyết áp.
administrator
DẠ MINH SA

DẠ MINH SA

Dạ minh sa, hay còn được biết đến với những tên gọi: Thiên thử thỉ, thạch can, hắc sa tinh, thiên lý quang, thử pháp, phi thử thỉ, lạn san tinh. Dạ minh sa là phân con dơi trong đó có một số loại côn trùng như con mắt muỗi. Dạ minh sa là một vị thuốc nam nổi tiếng chuyên trị các bệnh về mắt như thong manh, quáng gà. Bài viết này sẽ cung cấp một số những công dụng của dây thuốc cá và độc tính của nó.
administrator