RAU ĐẮNG BIỂN

Theo y học cổ truyền, rau đắng biển có tính mát, vị đắng, từ lâu đã được sử dụng với nhiều mục đích sức khỏe.

daydreaming distracted girl in class

RAU ĐẮNG BIỂN

Giới thiệu về dược liệu

- Tên khoa học: Bacopa monnieri

- Họ: Mã đề (Plantaginaceae)

- Tên gọi khác: Sam trắng, cây ruột gà và sam đắng

Đặc điểm thực vật

Rau đắng biển là loại cây thảo, sống lâu năm, mọc dài trên mặt đất. Thân nhẵn, phần gốc mọc bò, bén rễ ở những mấu, mang những cành mềm mọc đứng.

Lá mọc đối, mọng nước, hình trái xoan và không có cuống, gốc thuôn, đầu tù, hai mặt nhẵn, chỉ gân giữa rõ.

Hoa màu trắng, mọc riêng lẻ ở kẽ lá trên một cuống dài; lá bắc dạng lá, lá bắc con hình sợi; đài 5 răng không bằng nhau, 3 cái hình trái xoan, 2 cái hình chỉ; tràng dài gấp hai lần đài, 5 cánh gần bằng nhau; nhị 4, chỉ nhị nhẵn.

Quả nang, hình trứng nhẵn, có đài tồn tại, chứa nhiều hạt nhỏ, có góc cạnh.

Mùa hoa quả : tháng 4-9.

Phân bố, sinh thái

Rau đắng biển là cây ưa sáng, ra hoa quả nhiều mỗi năm, tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt. Cây có khả năng mọc chồi khỏe từ kẽ lá, ngay cả phần còn sót lại sau khi cắt.

Rau đắng biển tập trung nhiều ở Nam Trung Quốc, Trung, Nam Mỹ, Ấn Độ, Malaysia, Napal. Ở Việt Nam, cây mọc hoang dại ở khắp mọi nơi, ven bờ ruộng, đầm lầy, bãi cỏ hoang hơi ẩm ngay tại các đồng ruộng, vùng trung du và đồng bằng từ Bắc vào Nam. Các tỉnh có nhiều rau đắng biển như: Bình Định, Quảng Nam, Khánh Hòa, Cần Thơ, Đồng Tháp, Ninh Thuận, Bình Thuận, Ninh Bình, Huế, Hải Phòng, Hà Nội, Vĩnh Long,…

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Toàn cây trên mặt đất.

Thu hái, chế biến: Thu hái quanh năm, có thể dùng tươi hoặc phơi khô. Rau đắng biển sau khi thu hái xong sẽ được rửa sạch và phơi khô

Bảo quản: Nhiệt độ phòng

Thành phần hóa học 

Rau đắng biển chứa các thành phần như: Herpestin, Brahmin, Sterol, β2-oxalat, β1-oxalat, Bacoside A, Bacoside B, β3-chloroplatinate, β-sitosterol, Stigmastarol, D-Mannitol, Axit Betulic,…

Tác dụng - Công dụng 

Rau đắng biển có những tác dụng dược lý:

- Dùng với liều nhỏ có thể gây kích thích hô hấp

- Tác dụng trên huyết áp: Một số nghiên cứu cho thấy, hàm lượng Alkaloid brahmin có tác dụng làm hạ huyết áp. Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng với liều 0.5 mg/kg, bởi sử dụng liều nhỏ hơn có thể gây kích thích cơ tim và gây tăng huyết áp nhẹ.

- Chất Bacoside B và Bacoside A trong dược liệu có tác dụng tăng cường hoạt động của Kinase, giúp phục hồi hoạt động của Synaptic, đồng thời tăng dẫn truyền xung thần kinh, hơn nữa các chất bacoside còn có tác dụng kháng viêm. Ngoài ra, Bacoside A còn giúp giảm tình trạng lo lắng, căng thẳng. Hoạt chất này có công dụng tương đương thuốc lorazepam và benzodiazepam

- Hỗ trợ làm giảm các triệu chứng của thời kì mãn kinh và chu kì kinh không đều

- Phòng ngừa ung thư: Một số nghiên cứu cho thấy các thành phần hóa học trong rau đắng biển có khả năng ức chế và ngăn chặn tế bào ung thư Walker carcinosarcoma 256 hình thành và phát triển

- Chống oxy hóa

Theo y học cổ truyền, rau đắng biển có tính mát, vị đắng, từ lâu đã được sử dụng nhằm các mục đích như:

- Cải thiện tình trạng lo lắng do căng thẳng 

- Hỗ trợ điều trị bệnh Alzheimer

- Tăng khả năng tập trung và nhận thức

- Chữa động kinh hoặc co giật

- Giúp cải thiện trí nhớ

- Điều trị hội chứng ruột kích thích 

- Trị dị ứng

- Điều trị bệnh tâm thần

- Dùng làm thuốc gây mê

- Cải thiện bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý

- Điều trị bệnh hen suyễn và giúp tim khỏe mạnh

Ngoài những công dụng này, rau đắng biển còn dùng để cải thiện triệu chứng đau nhức xương khớp, hỗ trợ chữa khàn tiếng và các vấn đề về sinh lý, chức năng tình dục ở nam và nữ.

Cách dùng - Liều dùng 

Tùy theo cách dùng mà liều lượng sử dụng rau đắng biển khác nhau. Cụ thể:

- Thuốc sắc: 6 – 12 g mỗi ngày

- Trà: 1 – 2 muỗng cà phê bột rau đắng biển

- Ngâm rượu: 1 – 2 muỗng siro rau đắng biển ngâm với 1 – 2 muỗng cà phê rượu và uống

- Dùng ngoài da: Không kể liều lượng, có thể dùng ít hoặc nhiều theo ý muốn

- Dịch chiết: Đối với dịch chiết tiêu chuẩn hóa có chứa 20 – 50% hàm lượng chất Bacosides mỗi ngày dùng 2 lần. Mỗi lần uống 150 mg

Lưu ý

Rau đắng biển có thể gây một số tác dụng phụ không mong muốn như: Khô miệng, tiêu chảy, vận động ruột, buồn nôn hoặc nôn, mệt mỏi, buồn ngủ, co thắt dạ dày. Ngoài ra, rau đắng biển có thể gây dị ứng khi tiếp xúc với da. Tùy vào cơ địa của mỗi người mà phản ứng phụ xảy ra có thể khác nhau.

Những trường hợp không nên sử dụng rau đắng biển để điều trị bệnh vì dược liệu này có thể là tác nhân khiến bệnh thêm trầm trọng:

- Người bị bệnh đái tháo đường, bị bệnh tim

- Người bị tắc nghẽn đường tiêu hóa hoặc viêm loét dạ dày

- Người mắc các bệnh lý liên quan đến phổi như khí phế thũng hoặc hen suyễn

- Người bị rối loạn tuyến giáp hoặc tắc nghẽn đường tiết niệu

Một số lưu ý, thận trọng khi sử dụng rau đắng biển:

- Không sử dụng cho trẻ em dưới 5 tuổi

- Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú nên cân nhắc kỹ trước khi dùng vì một số nghiên cứu cho thấy, các hoạt chất chứa trong dược liệu có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai hoặc xuất huyết.

- Dược liệu có thể gây tương tác với một số loại thuốc chống đông máu. Do đó, người đang chuẩn bị phẫu thuật hoặc nhổ răng không nên sử dụng

- Không sử dụng rau đắng biển chung với thuốc chống trầm cảm sertralin và các loạn thuốc chẹn canxi hoặc thuốc chữa bệnh tuyến giáp.

 

Có thể bạn quan tâm?
Ô TẶC CỐT

Ô TẶC CỐT

Mực hay cá mực là một loại hải sản thơm ngon và bổ dưỡng được rất nhiều người ưa chuộng. Có thể chế biến rất nhiều món ăn hấp dẫn từ loài hải sản này. Tuy nhiên, thông thường khi sơ chế mực thì người ta sẽ bỏ phần mai của loài động vật này.
administrator
TINH DẦU QUẾ

TINH DẦU QUẾ

Quế là một loại dược liệu vô cùng phổ biến trong Y học cổ truyền. Không chỉ có hương thơm cay nồng, ấm áp, quế còn chứa lượng lớn các hoạt chất có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe bao gồm ho, cảm lạnh, các triệu chứng đường tiêu hóa và tăng cường sức khỏe tổng thể. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về phương thuốc tự nhiên: tinh dầu quế và các cách sử dụng tốt nhất nhé.
administrator
LÁ VỐI

LÁ VỐI

Với tên gọi khoa học là Cleistocalyx operculatus, là một loại cây thường được sử dụng trong Y học cổ truyền của nhiều nước Đông Nam Á, bao gồm Việt Nam, Thái Lan và Campuchia. Với tính năng làm giảm viêm, chống oxi hóa và kháng khuẩn, Vối đã được sử dụng để điều trị nhiều loại bệnh, từ các vấn đề tiêu hóa đến các vấn đề về hô hấp và da. Cùng tìm hiểu thêm về dược liệu này để hiểu rõ hơn về tác dụng của Vối trong y học.
administrator
XUÂN HOA

XUÂN HOA

Xuân hoa (Pseuderanthemum palatiferum) là một loại dược liệu được sử dụng trong Y học cổ truyền và hiện đại. Với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, xuân hoa đã được nghiên cứu và áp dụng rộng rãi trong việc chữa trị nhiều bệnh lý. Dưới đây là những thông tin chi tiết về đặc điểm và công dụng của Xuân hoa.
administrator
CÀ DẠI HOA TRẮNG

CÀ DẠI HOA TRẮNG

Cà dại hoa trắng là cây thân thảo mọc hoang nhiều ở nước ta. Loài cây này thường được dùng làm dược liệu có tác dụng chỉ thống, tiêu thũng, trừ ho, chữa đau bụng, đau răng, đau nhức xương khớp, chứng khó tiểu tiện...
administrator
HÚNG QUẾ

HÚNG QUẾ

Húng quế là một loại rau quen thuộc trong các món ăn của người Việt Nam. Ngoài ra, đây còn là một loại dược liệu có tác dụng trong giải cảm, giảm đau, hỗ trợ tiêu hóa, chống táo bón, chữa sốt, làm cho ra mồ hôi, chữa đau dạ dày, ăn uống không tiêu, thông tiểu, nấu nước súc miệng, chữa đau, sâu răng,...
administrator
XƯƠNG SÔNG

XƯƠNG SÔNG

Xương sông (Blumea lanceolaria) là một loại thực vật thuộc họ Cúc, được sử dụng làm dược liệu từ lâu đời trong Y học cổ truyền châu Á. Dược liệu Xương sông được sử dụng để điều trị một số bệnh lý như đau đầu, đau bụng, sỏi thận, tiêu chảy và viêm xoang. Ngoài ra, Xương sông còn có các thành phần hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn, giảm đau và chống viêm.
administrator
BẠCH LINH

BẠCH LINH

Bạch linh, hay còn được biết đến với những tên gọi: Phục linh, bạch phục linh, nấm lỗ, phục thần. Bạch linh là dược liệu quý hỗ trợ điều trị rất nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vị thuốc bắt nguồn từ Trung Quốc, tại Việt Nam vị thuốc được phân bố ở những vùng khí hậu mát tại một số rừng thông. Bạch linh là dược liệu quen thuộc thường được kê đơn trong các toa thuốc y học cổ truyền. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator