THỔ PHỤC LINH

Nền Y học cổ truyền với việc sử dụng các dược liệu quý là một phần vô cùng quan trọng trong nên phát triển của Y học. Với kinh nghiệm hàng nghìn năm, dược liệu Thổ phục linh đã được dân gian ta sử dụng như một vị thuốc quý với rất nhiều công dụng như chữa các chứng bệnh như đau nhức xương khớp do phong thấp, trị giun sán, kháng viêm, hạ huyết áp, giải độc… Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Thổ phục linh, công dụng, cách dùng và những lưu ý khi sử dụng trong trị bệnh.

daydreaming distracted girl in class

THỔ PHỤC LINH

Giới thiệu về dược liệu

Thổ phục linh, hay còn được gọi với tên khác là Khúc khắc, Kim cang, Mọt hoi đòi, Tơ pớt; có tên khoa học là Smilax glabra Roxb. Bộ phận sử dụng làm thuốc là phần thân rễ phơi hoặc sấy khô (tên khoa học là Rhizoma Smilacis) họ khúc khắc (Smilacaceae).

Ở Việt Nam, cây thổ phục linh thường mọc hoang, tìm thấy ở khắp các tỉnh trung du, miền núi hay thung lũng ở cả 3 miền, nhất là ở Khánh Hòa, Nghệ An, Lạng Sơn… Bên cạnh đó, cây cũng xuất hiện ở các quốc gia có khí hậu cận nhiệt đới, nhiệt đới tại Châu Á, bao gồm Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc…

Thổ phục linh là cây lâu năm, với thân mềm, không có gai nhưng có nhiều tua cuốn, dạng thân leo hoặc thân bò có thể lên tới 10m. Lá của Thổ phục linh thường có hình bầu dục, kích thước khoảng 5 – 10 cm, mọc so le, phần đầu nhọn và cuống lá hình tim, có tua. Lá màu xanh, có 3 gân chính, mặt trên nhẵn bóng, mặt dưới màu xanh nhạt hơn và phủ một lớp màu trắng như phấn.

Hoa mọc thành cụm khoảng 20 – 30 hoa ở kẽ lá (cả hoa đực và hoa cái), hoa hình táng, cuống dài nối với thân, màu hồng. Một số bông có chấm đỏ điểm xuyết. Mùa ra hoa từ tháng 5 – 6. Có bầu hoa hình cầu, nhị không cuống, bao phấn thuôn.

Mùa ra quả của Thổ phục linh từ tháng 7 – 10. Quả có kích thước nhỏ hình tròn khoảng 10 mm, mọc thành từng chùm. Quả non màu xanh, dần chuyển sang đỏ, tím và cuối cùng là màu đen. Mỗi quả có khoảng 2 – 4 hạt hình trứng.

Thân rễ của Thổ phục linh có hình trụ dẹt, cứng cáp và có kích thước dài ngắn khác nhau. Bên ngoài có màu nâu vàng, rễ và chồi non mọc lồi lõm. Một số có vảy sót lại và đường vân nứt không đều.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Thân rễ chính là bộ phận được sử dụng làm dược liệu của cây Thổ phục linh. Vị thuốc sau khi thái lát sẽ có dạng hình tròn dài, không đều, với phần cạnh lồi lõm, không bằng phẳng. Dược liệu có thể màu nâu đỏ nhạt, dai, cứng, khó bẻ gãy. Bên cạnh đó, có nhiều điểm sáng nhỏ hoặc các bó mạch điểm. Sờ có cảm giác bột, khi bẻ sẽ thấy thấy ít bột rơi ra. Khi dược liệu dính nước sẽ có cảm giác dính và hơi trơn.

Phần thân rễ Thổ phục linh có thể được thu hoạch quanh năm, nhưng mùa hè thu là thời điểm tốt nhất thu được phần có dược tính cao. Sau khi thu hoạch, dược liệu được sơ chế như sau:

  • Rửa sạch, để ráo nước, loại bỏ rễ con và tạp chất. Thái thành phiến rồi sấy hoặc phơi khô. Sao vàng trước khi sử dụng.

  • Đem đi ngâm nước và ủ mềm khoảng 3 ngày, cắt thành từng phiến dày khoảng 2 – 3mm, sao tới khi vàng.

Cần bảo quản dược liệu ở khu vực thoáng gió, cao ráo, tránh ẩm mốc để có được hiệu quả điều trị cao nhất.

Thành phần hóa học

Nghiên cứu trên Thổ phục linh đã tìm thấy các thành phần hóa học bao gồm:

  • Chất nhựa, Tanin, Beta-sitosterol, sitosterol, saponin

  • Các dẫn xuất flavonoid bao gồm isoengeletin, engeletin, astilbin, isoastilbin, neoastilbin...

  • Tinh dầu, tinh bột và các axit hữu cơ

Bên cạnh đó, phần lá và ngọn non có nước, protein, glucid, vitamin C, carotene, chất xơ, chất tro…

Tác dụng - Công dụng

Theo y học cổ truyền

Thổ phục linh có vị ngọt nhạt, chát, tính bình, không độc. Quy kinh Can, Vị. Có công dụng trừ phong thấp, mạnh gân cốt, tiêu độc, thanh nhiệt, lợi tiểu, kiện tỳ vị. Được sử dụng trong chữa đau nhức gân xương, ngộ độc thủy ngân, chữa các bệnh lý ngoài da như mẩn ngứa, mày đay, mụn nhọt, vẩy nến, đau bụng kinh, mỏi cơ, co cơ, cước khí, đau nhức xương khớp…

Theo y học hiện đại

Kháng viêm, cải thiện hoạt động của hệ thống miễn dịch

Theo nghiên cứu được thực hiện trên chuột cống trắng bị phù bàn chân, Thổ phục linh có tác dụng dược lý cao ở giai đoạn viêm mạn tính và cấp tính. Tại giai đoạn này, thổ phục linh vừa có hiệu quả kháng viêm rõ rệt, vừa giúp tăng khả năng miễn dịch, cải thiện tỷ lệ sống sót của chuột qua cơn phản vệ.

Một số nghiên cứu khác cho thấy, Thổ phục linh tác động như các hoạt chất chống viêm steroid. Nổi bật nhất là thành phần astilbin, đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn acid uric tích tụ, ngăn chặn các tế bào xâm nhập màng hoạt dịch khớp, từ đó giúp giảm viêm trong bệnh gout.

Giảm triệu chứng dị ứng, kháng histamin

Khi thực hiện thí nghiệm tiêm mẫn cảm chuột lang với kháng nguyên, có ghi nhận khả năng giảm nhẹ cơn dị ứng, giảm co giật và khó thở, đặc biệt rõ rệt ở đường hô hấp khi sử dụng Thổ phục linh. Ngoài ra, trong dân gian còn có sử dụng thổ phục linh hỗ trợ trị vẩy nến, giun sán (Clonorchis sinensis).

Hỗ trợ điều trị đái tháo đường

Theo một nghiên cứu, các chuyên gia đã ghi nhận hiệu quả hạ đường huyết trên chuột nhắt trắng, thông qua cơ chế làm tăng độ nhạy cảm của các thụ thể insulin.

Hỗ trợ giảm đau nhức cơ xương, đau mỏi cơ

Một số nghiên cứu cho thấy kết quả khả quan khi sử dụng cao lỏng Thổ phục linh kết hợp với các vị thuốc khác bao gồm ngưu tất, cà dây leo, hy thiêm, khi sử dụng điều trị thấp khớp. Đặc biệt, sự phối hợp này còn có tác dụng tốt trong giảm đau nhức, mỏi cơ…

Cách dùng - Liều dùng

Tùy theo mục đích và chỉ định của bác sĩ mà có thể sử dụng Thổ phục linh ở nhiều dạng khác nhau chẳng hạn như thuốc sắc, bột tán, cao dán… Liều thông thường sử dụng từ 15 - 30g/ngày. Các chuyên gia thường kết hợp Thổ phục linh với các dược liệu khác để tăng hiệu quả điều trị bệnh.

Trị đau nhức xương khớp, phong thấp: Sử dụng 100g thịt lợn, đem hầm cùng 40g thổ phục linh. Dùng cả nước và cái.

Trị mẩn ngứa, mụn nhọt, mày đay: Sử dụng 15g Thương nhĩ tử, 20g Nhẫn đông hoa và 30g thổ phục linh. Đem tất cả sắc lấy nước uống trong ngày, chia ra 3 lần. Dùng 1 thang/ngày, từ 3 – 5 ngày liên tục.

Trị phù thũng, tiểu khó: Sử dụng từ 10 – 20g Thổ phục linh, sắc lấy nước uống hàng ngày sẽ mang lại hiệu quả lợi niệu.

Trị nổi hạch bẹn, đau nhức cơ thể: Sử dụng 20 mỗi vị gồm rễ cây quýt rừng, rễ cây bươm bướm, thổ phục linh. Sắc lấy nước uống, chia ra 3 phần, dùng 1 thang/ngày.

Trị rôm sảy: Sử dụng 30g thổ phục linh, đem sắc lấy nước đặc và thoa trực tiếp vào vị trí bị rôm sảy. Có thể kết hợp tắm với nước sắc pha loãng, liên tục từ 3 – 5 lần/ngày.

Trị chàm (eczema): Sử dụng 50g Thổ phục linh nghiền thành bột mịn, sau đó trộn với một chút nước và đắp trực tiếp lên vị trí bị chàm, liên tục trong 3 – 5 ngày.

Bồi bổ cơ thể, giải độc: Sử dụng 1 ít Trần bì, 20g Sinh địa hoàng, 160g thịt lợn, 80g Thổ phục linh. Cắt nhỏ thịt heo, đem hầm cùng các dược liệu trong khoảng 2 tiếng. Nêm nếm gia vị cho vừa khẩu vị và sử dụng khi còn nóng.

Trị viêm khớp dạng thấp: Sử dụng 12g mỗi vị gồm Bạch thược, Đan sâm, Hoàng bá, Liên kiều, Ý dĩ; 20g Ngạnh mễ, Hy thiêm, Thổ phục linh, Thạch cao, Ké đầu ngựa; 16g Ngân hoa đều, Tỳ giải, 1g Phòng phong đều, Tang chi, 8g mỗi vị gồm Quế chi và Thương truật, 6g Cam thảo, Tri mẫu, 16g Kê huyết đằng.

Trị đau bụng kinh: Sử dụng 15g mỗi vị gồm Thiên ma và Mã kế; 10g mỗi vị gồm Mạt dược, Hương thảo, Hạt phần, Tiểu hồi hương, Xuyên quy; 30g Thổ phục linh. Đem tất cả sắc lấy nước uống trước kỳ kinh 3 ngày, sử dụng liên tục trong 7 ngày, mỗi ngày 1 thang.

Trị vẩy nến: Sử dụng Thổ phục linh 40 - 80g, Hạ khô thảo nam (cây Cải trời) 80 -120g. Đem sắc cùng 500 ml nước trong 3 tiếng trong nồi 150oC. Đến khi còn 300 ml thì dùng nước sắc chia ra từ 3 - 4 lần uống trong ngày, trong 2 - 3 tháng.

Trừ phong thấp, giảm đau nhức cơ xương:

  • Sử dụng Thổ phục linh 20g, Cỏ nhọ nồi 16g, Hy thiêm 16g, Ngải cứu 12g, thương nhĩ tử 12g. Đem tất cả sắc lấy nước uống mỗi ngày từ 2 - 3 lần.

  • Hoặc dùng Thổ phục linh 20g, 12g mỗi vị gồm Lá lốt, Ngưu tất và Hy thiêm, đem sắc lấy nước uống 01 thang/ngày

  • Hoặc thổ phụ linh 20g, thiên niên kiện 8g, cốt toái bổ 10g, bạch chỉ 6g, đương quy 8g, đem dược liệu sắc uống 01 thang/ngày.

Lưu ý

Liều dùng khuyến cáo là từ 12 – 30g. Tuy nhiên, tùy bài thuốc hay dạng bào chế viên hoàn, dạng bột hay nước sắc mà sử dụng. Tốt nhất nên hỏi ý kiến của bác sĩ.

  • Không được sử dụng ở người tỳ vị hư hàn, can thận âm hư

  • Dùng quá liều có thể gây dị ứng, kích ứng dạ dày

  • Thận trong ở phụ nữ mang thai hoặc phụ nữ đang cho con bú; mắc thận mạn, hen suyễn; đang sử dụng các loại thuốc tân dược (Lithium, Digoxin)

  • Kiêng kỵ dùng chung nước trà.

 

 
Có thể bạn quan tâm?
ĐẢNG SÂM

ĐẢNG SÂM

Đảng sâm, hay còn được biết đến với những tên gọi: Lộ đảng sâm, bạch đẳng sâm, điều đảng sâm, đẳng sâm bắc, đẳng sâm nam. Đẳng sâm hay đảng sâm có công dụng làm thuốc bổ, chữa thiếu máu, vàng da, bệnh bạch huyết, viêm thượng thận. Ngoài ra Đảng sâm còn chữa mệt mỏi, kém ăn, ho, đau dạ dày, thiếu sữa. Có nhiều công dụng, và giá thành rẻ hơn nhân sâm, nên nó được gọi là Sâm cho mọi nhà. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
MĂNG CỤT

MĂNG CỤT

Tên khoa học của măng cụt là Garcinia mangostana L., thường dùng trong điều trị tiêu chảy, lỵ, ngộ độc thức ăn, nhiễm trùng đường tiêu hóa, vàng da, nhiễm trùng, hay hỗ trợ ngừa ung thư.
administrator
LẠC TIÊN

LẠC TIÊN

Lạc tiên là một loại dược liệu từ thiên nhiên thường được sử dụng trong các bài thuốc hỗ trợ và cải thiện các chứng mất ngủ, ngủ không ngon giấc hoặc giúp thanh nhiệt cơ thể,… Một số nghiên cứu hiện đại cho thấy, dược liệu Lạc tiên cũng có những tác dụng dược lý rất tốt đối với sức khỏe nhờ sự đa dạng trong thành phần của lại thảo dược này.
administrator
GIUN ĐẤT

GIUN ĐẤT

Giun đất, hay còn được biết đến với những tên gọi: Địa long, khâu dẫn, khúc đàn, ca nữ, phụ dẫn, thổ long, giun khoang, trùng hổ, khưu dẫn. Giun đất là loài động vật có ở khắp nước ta. Chúng không chỉ có lợi cho ngành nông nghiệp mà còn được dân gian dùng làm vị thuốc để điều trị bệnh, với tên gọi là Địa long. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
BẠCH QUẢ

BẠCH QUẢ

Bạch quả, hay còn được biết đến với những tên gọi: Ngân hạnh, công tôn thụ, áp cước tử. Bạch quả là một loại nguyên liệu thường được sử dụng trong các món ăn như món chè, món bánh vì chúng mang đến một hương vị thơm ngon và khả năng thanh nhiệt cho cơ thể rất tốt. Theo Đông y, hạt cây Bạch quả còn có tên là Ngân Hạnh, nó được dùng từ rất lâu đời trong nền y học cổ truyền phương Đông. Ngày nay, Bạch quả được sử dụng phổ biến nhằm điều trị bệnh sa sút trí tuệ, do thiểu năng tuần hoàn máu não.
administrator
HOÀNG NÀN

HOÀNG NÀN

Hoàng nàn, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây mã tiến quế, vỏ doãn, vỏ dãn. Hoàng nàn là dược liệu có công dụng giảm đau và sát khuẩn hiệu quả. Tuy nhiên, dược liệu này có độc tính khá mạnh, cần được chế biến và sử dụng đúng cách để không gây tác động xấu đối với sức khỏe. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
CỎ NGỌT

CỎ NGỌT

Cỏ ngọt là loại dược liệu có chứa hoạt chất Steviol – một hoạt chất có độ ngọt gấp 300 lần so với đường kính nhưng không chứa năng lượng. Vì vậy cỏ ngọt được sử dụng trong món ăn cho bệnh nhân tiểu đường và cao huyết áp để tạo vị ngọt tự nhiên.
administrator
HUYẾT DỤ

HUYẾT DỤ

Huyết dụ là một vị thuốc Nam phổ biến, có tác dụng chữa băng huyết, nôn, ho ra máu, viêm ruột, lao phổi, lỵ, dùng làm thuốc cầm máu,...
administrator