GIUN ĐẤT

Giun đất, hay còn được biết đến với những tên gọi: Địa long, khâu dẫn, khúc đàn, ca nữ, phụ dẫn, thổ long, giun khoang, trùng hổ, khưu dẫn. Giun đất là loài động vật có ở khắp nước ta. Chúng không chỉ có lợi cho ngành nông nghiệp mà còn được dân gian dùng làm vị thuốc để điều trị bệnh, với tên gọi là Địa long. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

daydreaming distracted girl in class

GIUN ĐẤT

Đặc điểm tự nhiên

Giun đất là loài động vật ruột khoang, sinh sống ở trong lòng đất, đặc biệt là ở những vùng đất xốp, mát mẻ và ẩm ướt. Ban ngày chúng lẫn ở dưới đất, đêm khuya khi sương xuống mới ngoi lên. Mật độ của Giun đất thay đổi tùy theo đặc điểm lý hóa của đất. Loại có khoang trắng tốt nhất.

Trung bình, giun đất dài khoảng 10 – 35cm, rộng từ 5 – 15mm. Thân có màu nâu hồng hoặc nâu đen, nhiều đốt, có thể co giãn được nhằm giúp chúng dễ chui rúc trong đất. Hai bên thân và mặt bụng có 4 đốt lông ngắn và cứng giúp Giun di chuyển được. Bề mặt da mềm, ẩm ướt và có chức năng hô hấp. Giun đất đặc biệt không có mắt, nhưng vẫn có cảm giác với ánh sáng là nhờ các tế bào cảm giác ánh sáng riêng lẻ phân tán dưới da.

Là loài động vật lưỡng tính, tuyến sinh dục tập trung ở một số đốt trên thân. Khi trưởng thành, cơ thể Giun đất hình thành đai sinh dục. Tuy nhiên, loài này không tự thụ tinh mà thực hiện thụ tinh chéo.

Thức ăn chính của Giun là mùn hữu cơ. Chúng sợ ánh sáng nên hiếm khi chui ra khỏi mặt đất, chỉ khi mưa lớn khiến bùn đất trũng xuống và mất độ xốp mới bò lên để hô hấp. Loài này thải ra những viên bã và đất tròn xíu, mà ta thường gọi là Cứt giun, Cứt trùng trong Đông y gọi là Khâu dẫn nê hay Địa long nê.

Ở nước ta, Giun đất thích sống ở những nơi đất ẩm ướt và lắm mùn ở khắp nơi. Ban ngày, Giun đất ở trong tối cho đến khi sương xuống ướt mặt đất thì bò ra ngoài, khi trời mưa cũng có thể gặp Giun đất trong vườn hay sân. Chúng ăn các chất hữu cơ thối rữa có lẫn trong đất. Sau khi ăn đất, chúng sẽ lọc mùn và thải các chất cặn bã và đất ra ngoài.

Bộ phận dùng, thu hoạch, chế biến

Bộ phận dùng: Toàn thân được sử dụng để bào chế thuốc.

Thu hoạch: Chọn vùng đất xốp, ẩm và mềm. Lấy nước  Bồ kết, nước Chè, đổ lên đất thì Giun bò trườn lên. Người ta bắt bỏ nó vào thùng có chứa sẵn lá tre, rơm hoặc tro.

Chế biến: 

+Đem Địa long ngâm với nước gạo trong vòng 1 đêm, sau đó vớt ra cho khô rồi tẩm rượu và sấy khô hoàn toàn.

+Cuối cùng đem sao cùng với gạo nếp và xuyên tiêu mỗi thứ 1 chỉ rưỡi cho đến khi gạo chín vàng thơm là được.

+Sau khi sơ chế nên dùng Địa long tẩm gừng hoặc tẩm rượu sao.

+Sau đó tán bột hoặc đem đốt tồn tính tùy theo mục đích sử dụng mà dùng dần.

Thành phần hóa học

Vị thuốc địa long chứa một số thành phần hóa học như

Lumbroferine, Lumbritin, Terrestre-lumbrolysin.

Hypoxanthine, Xanthine, Adenine, Guanine, Guanidine, Choline, Alanine, Valine, Leucine, Phenylalanine, Tyrosine, Lysine.

Nhiều loại Acid amin, Vitamin và muối hữu cơ.

Tác dụng

+Tác dụng hạ sốt: Trong những sách cổ đều nhận rằng Giun đất có tác dụng hạ sốt nặng (đại nhiệt). Từ năm 1914, một tác giả người Nhật (Câu Khẩn) chứng minh rằng trong Giun đất có chất chữa sốt. Năm sau (1915), hai tác giả Nhật Bản khác (Ngạch Điền và Điền Trung) đã thí nghiệm trên súc vật và chứng minh rằng chất trị sốt trong Giun đất là lumbrifebrin. Hai tác giả Nhật Bản khác nữa (Thanh Sơn và Thôn Sơn) lại dùng chất tan trong rượu của Giun đất để thử nghiệm tác dụng giảm sốt, thì kết quả thấy chất tan trong rượu có tác dụng giảm sốt.

+Tác dụng giãn khí quản: Năm 1937, Chu Hoằng Bích, Triệu Thừa Cố và Trường Xương Thiệu đã dùng phổi của thỏ và chuột bạch để thử nghiệm đã chứng minh Giun đất có tác dụng làm giãn ống phổi (chi khí quản), để nhìn tác dụng giãn ống phối rõ rệt hơn, trước khi thí nghiệm tiêm vào phổi súc vật chất pilocarpin hay histamin.

+Tác dụng kháng histamin: Triệu Thừa Cố và đồng sự đã từng dùng thành phần có nitơ trong Giun đất để xem tác dụng kháng histamin của Giun đất bằng cách tiêm vào tĩnh mạch những con vật còn sống thì thấy rằng chất lấy từ Giun đất có khả năng bảo vệ không chết 50% số con vật được tiêm liều độc chết của histamin.

+Tác dụng giảm huyết áp và ức chế sự co bóp của ruột non: Triệu Thừa Cố và đồng sự đã từng dùng chất có nitơ trong Giun đất để thí nghiệm tác dụng hạ huyết áp và ức chế tính co bóp của ruột non và so sánh với chất adenosine thì thấy tác dụng tương tự mặc dù tính chất hóa học không giống nhau.

+Tác dụng phá huyết: Theo báo cáo của nhà nghiên cứu Nhật Bản Bát Bộc (1911) thì chất lumbritin có tác dụng phá huyết.

Công dụng

Địa long có vị mặn, tính hàn, không có độc sẽ có các công dụng sau đây:

+Điều trị bán thân bất toại, khẩu nhãn oa tà, không nói được.

+Điều trị ứ huyết do thấp đàm, kinh lạc ứ tắc gây đau.

+Điều trị răng sâu đâu..

+Điều trị sốt cao co giật

Liều dùng

Ngày dùng từ 3 đến 4 g dưới dạng thuốc bột hoặc từ 6 đến 12 g dưới dạng thuốc sắc.

Lưu ý khi sử dụng

+Không dùng cho trường hợp có hư hàn (tay chân lạnh, sắc mặt thường trắng bệch, sức yếu hay mệt mỏi, tự ra mồ hôi…) mà không có thực nhiệt (nóng sốt, rêu lưỡi vàng, tiểu tiện đỏ gắt, họng khô, khát nước…).

+Dị ứng với bất kỳ thành phần nào của dược liệu.

 

Có thể bạn quan tâm?
CÂY CÀ GAI LEO

CÂY CÀ GAI LEO

Cây cà gai leo (Solanum procumbens) là một cây thuốc quý, có nhiều tác dụng trong việc hỗ trợ điều trị viêm gan virus B, xơ gan, men gan cao, giải rượu,… đã được khẳng định bởi các nhà khoa học qua các công trình nghiên cứu khoa học.
administrator
CAN KHƯƠNG

CAN KHƯƠNG

Can khương thật ra chính là gừng khô, nhờ vào dược tính cao nên được sử dụng làm vị thuốc trong Y học Cổ truyền. Can khương là thân rễ khô của Gừng lâu năm, có củ phình bự và tạo xơ nhiều thì được thu hoạch, rửa sạch, sắc lát và phơi khô để dùng. Lúc này, thành phần dược tính có trong Can khương là nhiều nhất. Giá trị này ít hơn ở cây non. Tên gọi khác: Bạch khương, Bào khương, Quân khương, Đạm can khương… Tên khoa học: Zingiber offcinale Roscoe. Họ: Gừng (Zingiberaceae).
administrator
TẦM BÓP

TẦM BÓP

Tầm bóp (Physalis angulata) là một loại thực vật được sử dụng như một dược liệu quý trong Y học cổ truyền. Thường được tìm thấy ở các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới, tầm bóp có thân thảo và cao khoảng 1,2m, với các lá tròn hoặc hình tim, có lông mịn ở mặt dưới. Trái của tầm bóp được bao phủ bởi một vỏ bọc giống như giấy lồng, bên trong là những quả trứng hoặc hình cầu màu vàng, chứa nhiều hạt nhỏ màu nâu đen. Tầm bóp có nhiều tác dụng trong việc chữa bệnh, được sử dụng để điều trị các vấn đề về tiêu hóa, sỏi thận, viêm đường tiết niệu, giảm đau, đau khớp và rối loạn tiền đình.
administrator
BÈO ĐẤT

BÈO ĐẤT

Bèo đất, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây cỏ trói gà, địa là, cẩm tỳ là, cỏ tỹ gà, cây mồ côi,.. Bèo đất là dược liệu thường được sử dụng để điều trị bệnh trong Đông Y. Đặc biệt vị thuốc có khả năng thanh nhiệt, chữa ho rất hiệu quả. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm công dụng và cách dùng của dược liệu này. Cây bèo đất còn có chức năng đặc biệt là lá của nó có chức năng hấp thụ chất hữu cơ khi bẫy được các con côn trùng nhỏ.
administrator
LẺ BẠN

LẺ BẠN

Lẻ bạn là một loài cây vốn rất đỗi quen thuộc với mọi người và không khó để bắt gặp loài cây này khi lẻ bạn được trồng để làm cảnh và trang trí ở rất nhiều ngôi nhà và hàng quán. Lẻ bạn còn là một loài dược liệu với những tác dụng chữa nhiều loại bệnh và được ứng dụng rất nhiều trong lâm sàng.
administrator
CÂY BỒ ĐỀ

CÂY BỒ ĐỀ

Cây bồ đề, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây giác ngộ, cây đề, hu món (tiếng Tày), Assattha (tiếng Pali), cây bo, Pipul,... Cây bồ đề là một trong những cây linh thiêng, mang tính tâm linh nhất, thường được trồng trong chùa và được nhiều người kính viếng. Tuy nhiên, có một sự thật thú vị ít người biết là cây bồ đề có thể làm thuốc và được y học cổ truyền sử dụng nhiều năm qua. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
RAU DỆU

RAU DỆU

Theo y học cổ truyền, Rau dệu có tính mát, vị ngọt có tác dụng lợi tiểu, chống viêm và giảm ngứa.
administrator
LIÊN TU

LIÊN TU

Việt Nam là một trong những nước có sản lượng sen đứng hàng đầu trên thế giới khi cung cấp từ vài trăm đến hàng nghìn tấn hạt sen cho thị trường trong nước cũng như xuất khẩu ra các nước khác mỗi năm.
administrator