RAU DỆU

Theo y học cổ truyền, Rau dệu có tính mát, vị ngọt có tác dụng lợi tiểu, chống viêm và giảm ngứa.

daydreaming distracted girl in class

RAU DỆU

Giới thiệu về dược liệu

- Tên khoa học: Alternanthera sessilis

- Họ: Dền (Amaranthaceae)

- Tên gọi khác: Diếp không cuống, rệu hoặc diếp bò, Poòng peo (Thái), rau dền nước, liên tử thảo, thủy ngưu tất.

Đặc điểm thực vật

Rau dệu loại cây thân thảo bò sát mặt đất. Cây phân thành nhiều nhánh nhỏ và tại mỗi phân nhánh thường có các rễ phụ. Nếu mọc dưới bóng râm, thân cây thường có màu tím hoặc tím nhạt do diệu lục tiêu biến. Rễ thường nông và mọc rải rác.

Lá thường mọc đối, một lá mầm, có hoặc không có cuống, tùy theo giống cây trồng. Phiến lá có hình mũi mác nhọn, hơi nhám.

Hoa màu trắng, thường mọc thành chùm ở nách lá. Hoa lưỡng tính, có 1 gân và không có cuống. Hoa thường nở rộ vào những tháng cuối năm và kết quả vào tháng 6 đến tháng giêng. Mỗi quả chứa một hạt có màu nâu.

Phân bố, sinh thái

Cây rau dệu phân bố ở khắp nơi trên thế giới và được tìm thấy nhiều ở các nước thuộc khu vực Đông Nam Á như Lào, Camphuchia, Việt Nam, các tỉnh miền Nam Trung Quốc và quần đảo Indonesia. Tại Việt Nam, cây mọc phổ biến ở các vùng đất hoang, ẩm ướt, có bóng râm và có nhiều ao hồ.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Dùng toàn thân, 

Thu hái, chế biến: Có thể thu hái quanh năm. Sau khi thu hái, làm sạch và phơi khô để dùng dần.

Bảo quản: ở nhiệt độ phòng

Thành phần hóa học 

Rau dệu chứa các thành phần chính như: flavonoids, terpenoids, phenols, phytosterols and alkaloids. Bao gồm: nước 80.3%, Glucid 1.9%, Phosphor 22mg%, Cellulose 2.1%, Calci 98mg%, Caroten 5.1mg%, Sắt 12mg%, Vitamin C 77.7%, Protid 4.5%. Bên cạnh đó, còn chiết xuất được các thành phần tannin, saponin, steroid, glycosid tim và đường khử có trong rau.

Tác dụng - Công dụng 

Theo y học cổ truyền, Rau dệu có tính mát, vị ngọt có tác dụng lợi tiểu, chống viêm và giảm ngứa. Do đó được dùng để hỗ trợ điều trị:

- Các bệnh ngoài da như viêm da mủ, chàm, dị ứng, vết thương ngoài da.

- Khó tiêu hoặc tiêu chảy, kiết lỵ, trĩ nội hoặc ngoại.

- Lợi sữa sau sinh hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.

Theo y học hiện đại, Rau dệu có một số công dụng:

- Lợi tiểu, giúp làm hạ thân nhiệt

- Kháng khuẩn, chống viêm: Các hoạt chất chứa trong rau dệu có tác dụng ngăn chặn và ức chế sự phát triển của chủng vi trùng salmonella typhimurium. Đồng thời, còn giúp kìm chế sự hình thành của chất của chất gây ung thư từ môi trường nitrosodiethanolamine

- Chống ung bướu

- Giúp cải thiện bệnh tiểu đường: Nếu sử dụng đều đặn rau dệu mỗi ngày với liều lượng nhất định, chất xơ có trong dược liệu giúp làm giảm lượng đường trong máu. 

- Phenolics trong rau dệu là một chất chuyển hóa chính với các đặc tính chức năng khác nhau, chẳng hạn như chống apxe, chống lão hóa, chống ung thư, chống viêm, chống xơ vữa động mạch, bảo vệ tim mạch và cải thiện chức năng tế bào nội mô.

- Flavonoid trong rau có tác dụng chống oxy hóa, loại bỏ gốc tự do, chống viêm và chống ung thư.

Cách dùng - Liều dùng 

Liều dùng tối đa mỗi ngày đối với rau dệu là 60-120 g, còn đối với thuốc sắc là 15-30 g.

Có thể dùng dược liệu dưới dạng thuốc sắc, ép nước uống hay chế biến thành món ăn hàng ngày. 

Một số bài thuốc có dược liệu Rau dệu:

- Điều trị chứng đi tiểu không thông, tiểu buốt: Rửa sạch 80 g rau dệu tươi, bao gồm cả lá, thân và rễ, sau đó cho vào ấm sắc uống. Mỗi ngày uống 2 lần, uống liên tục 5 – 7 giúp giảm nhanh triệu chứng khó tiểu

- Chữa đau răng: Rau dệu sắc chung với địa cốt bì, ngọn cỏ bồ

- Trị mụn nhọt như tổ ong (phong oa ung): Giã nát một nắm lá rau dệu tươi đã được rửa sạch rồi trộn với lòng trắng trứng gà. Sau khi vệ sinh vùng da bị mụn đắp hỗn hợp này lên và nằm thư giãn. Sau 20-30 phút đắp, rửa lại bằng nước ấm.

- Điều trị lỵ phân nhầy trắng lẫn máu đỏ: Sắc 20 – 30 g rau dệu khô đem với 1 chén nước. Cô cạn còn 7 phần, hòa thêm đường đỏ hoặc mật ong và uống nếu đó là bệnh lỵ phân màu trắng. Còn đối với bệnh lỵ phân có màu thì nên hòa đường trắng

- Chữa nhọt độc: Giã nát lá rau dệu và trộn mật ong rồi đắp lên nốt mụn nhọt 2 – 3 lần trong ngày. Đắp liên tục cho đến khi nốt mụn vỡ hoặc xẹp

- Điều trị phế nhiệt ho ra máu: Giã nát rau dệu tươi lấy nước và thêm ít muối rồi chưng nóng lên uống

- Cải thiện ung nhọt trong ruột: Giã nát 40 g cây rau dệu tươi, vắt lấy nước cốt. Dùng nước này hòa tan với ít rượu và uống. Mỗi ngày uống 3 lần để giúp làm tiêu nhọt trong ruột

- Điều trị viêm đường tiết niệu: Sắc uống các dược liệu 100 g rau dệu, 50 g cam thảo đất, 50 g rau má và 20 g diếp cá.

- Chữa hắc lào và ghẻ lở: Sử dụng 80 g rau dệu nấu nước và tắm giúp giảm ngứa và cải thiện tình trạng lở loét, khó chịu trên da do hắc lào hoặc ghẻ lở gây nên

- Trị sốt do siêu vi trùng gây cảm cúm: Đun sôi 100 g lá rau dệu tươi và 100 g lá tre với 1 lít nước. Dùng nước này thay nước lọc uống trong ngày

- Chữa bệnh viên gan vàng da: Sắc uống các dược liệu 100 g rau dệu, 10 g củ nghệ, 50 g cỏ mực và 50 g cây chó đẻ.

 

Có thể bạn quan tâm?
THÀNH NGẠNH

THÀNH NGẠNH

Thành ngạnh (Cratoxylum prunifolium) là một loại cây có nguồn gốc từ khu vực Nam Mỹ và đã được sử dụng trong Y học cổ truyền để điều trị một số bệnh. Thành ngạnh có thành phần chính là các hợp chất có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm và giảm đau. Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng Thành ngạnh có thể hỗ trợ trong việc điều trị một số bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa, hệ thống thần kinh và hệ miễn dịch. Tuy nhiên, để sử dụng Thành ngạnh hiệu quả và an toàn, cần lưu ý một số thông tin quan trọng liên quan đến cách sử dụng và bảo quản.
administrator
SƯƠNG SÂM

SƯƠNG SÂM

Rễ cây Sương sâm có vị đắng, tính hàn, lá có tính mát, có tác dụng giải độc, giảm đau, tan ứ, lợi tiểu, giải nhiệt, nhuận trường nhẹ. Do đó dược liệu thường được sử dụng để chữa: táo bón, tiêu độc, kiết lỵ, đau họng, đau lưng, đau dạ dày, đau răng, các tổn thương do té ngã. Ngoài ra, cây còn được dùng chữa các bệnh lý liên quan đến gan, huyết áp cao do tăng cholesterol hoặc bệnh dạ dày,…
administrator
TIM SEN

TIM SEN

Cây sen, còn được biết đến là quốc hoa của Việt Nam, nổi bật với vẻ đẹp cùng với công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe của chúng ta. Trong đó, tim sen là phần được sử dụng phổ biến, thường dùng để hãm trà uống với công dụng giúp ngủ ngon, thư giãn tinh thần. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Tim sen, công dụng, cách dùng cũng như những lưu ý khi sử dụng nhé.
administrator
BÁN HẠ BẮC

BÁN HẠ BẮC

Bán hạ bắc là loại dược liệu quý trong Đông y, thường có tác dụng hiệu quả với tiêu đờm, cầm nôn, được sử dụng khá phổ biến trong các bài thuốc trị ho, tiêu hóa kém,.. Bán hạ bắc còn có tên gọi khác là Thủy ngọc, Địa văn (Bản Kinh), Hòa cô (Ngô Phổ Bản Thảo), Thủ điền, Thị cô (Biệt Lục)…
administrator
BÀN LONG SÂM

BÀN LONG SÂM

Theo dân gian, Bàn long sâm thường được sử dụng trong trường hợp suy nhược cơ thể. Bàn long sâm còn có tên gọi khác là Sâm cuốn chiếu, Mễ dương sâm, Thao thảo.
administrator
DẦU TẦM XUÂN

DẦU TẦM XUÂN

Dầu tầm xuân được chiết xuất từ quả của cây hoa hồng dại. Trong dầu có chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ và giữ gìn sự trẻ đẹp cho làn da, tăng độ đàn hồi và trắng da.
administrator
RAU MÁC

RAU MÁC

Rau mác (Sagittaria sagittifolia) là loại cây thân thảo, sống lâu năm, phần thân dưới nước là thân rễ củ. Rau mác có vị hơi đắng, ngọt, tính mát và có độc ít, có tác dụng giảm đau, trừ thấp, giải độc, thanh nhiệt, cầm máu, lợi tiểu, giảm sưng…
administrator
THẤT DIỆP NHẤT CHI HOA

THẤT DIỆP NHẤT CHI HOA

Thất diệp nhất chi hoa là một dược liệu được sử dụng rất lâu đời, biết đến với công dụng thanh nhiệt giải độc, điều trị trong trường hợp bị rắn độc hay côn trùng cắn. Bên cạnh đó, dược liệu này còn thường được sử dụng để trị các bệnh viêm da, mụn nhọt, viêm tuyến vú, nhất là ở vùng núi phía Bắc Việt Nam. Đặc biệt, các chuyên gia đã tiến hành nghiên cứu loại thảo dược này trong điều trị ung thư. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Thất diệp nhất chi hoa, công dụng cũng như những lưu ý khi sử dụng.
administrator