NA RỪNG

Na rừng hay Nắm cơm là một vị thuốc quý thường được sử dụng trong điều trị nhiều bệnh lý cho phụ nữ sau khi sinh nở. Bên cạnh đó, Na rừng còn được biết đến rộng rãi bởi nhiều công dụng hữu ích như giảm đau, chống viêm, hỗ trợ an thần, bổ thận, giảm ho, tiêu đờm,…

daydreaming distracted girl in class

NA RỪNG

Giới thiệu về dược liệu Na rừng

Na rừng hay Nắm cơm là một vị thuốc quý thường được sử dụng trong điều trị nhiều bệnh lý cho phụ nữ sau khi sinh nở. Bên cạnh đó, Na rừng còn được biết đến rộng rãi bởi nhiều công dụng hữu ích như giảm đau, chống viêm, hỗ trợ an thần, bổ thận, giảm ho, tiêu đờm,…

- Tên khoa học: Kadsura heteroclita (Roxb.) Craib.

- Họ khoa học: Schisandraceae (họ Ngũ vị).

- Tên gọi khác: Dây chua cùm, Pàn mạ (dân tộc Tày), Đại toán, Dây răng ngựa, Na leo, Nắm cơm, Đại phạn bế,…

Đặc điểm thực vật và phân bố dược liệu Na rừng

- Đặc điểm thực vật:

  • Na rừng là loại cây thường xanh, ưa khí hẩm ẩm mát ở những vùng rừng núi cao ở những khu vực nhiệt đới. Na rừng ưa sáng nhưng cũng có thể chịu bóng, thường được thấy mọc ở ven các khu vừng hoặc các rừng đá vôi.

  • Na rừng thuộc loại thân leo. Thân cứng, mảnh và hóa gỗ. Thân có nhánh mọc trườn và trên thân có 1 lớp lông tuyến mịn có màu nâu đen. 

  • Lá Na rừng mọc so le, có hình bầu dục hoặc hình trứng, dạng tròn ở gốc lá và dạng thon hẹp đến hơi nhọn ở phần đầu lá. Lá có chiều dài khoảng 6 – 10 cm và chiều rộng khoảng 3 – 4 cm. Phiến lá dày, mặt trên lá có màu lục thẫm bóng và mặt dưới lá có màu nhạt với nhiều chấm trắng nhỏ.

  • Hoa Na rừng là hoa đơn, thường mọc đơn độc ở những nách lá. Hoa có chiều dài khoảng 15 mm và chiều rộng khoảng 10 mm, có màu đỏ tía. Bao hoa gồm các phiến to có hình trứng và xếp thành 2 đến 3 vòng. Lá bắc của Na rừng rất dễ rụng.

  • Quả Na rừng có hình dạng gần như là tương tự với quả Na ta nhưng có kích thước lớn gấp đôi hoặc có thể gấp 3 lần quả Na ta. Na rừng khi chín thì phần thịt có màu vàng, gồm nhiều múi rất to và rất dễ tách thành từng múi nhỏ. Thịt quả có mùi thơm nhẹ và có thể ăn được.

- Phân bố dược liệu: Na rừng phân bố chủ yếu ở những khu vực nhiệt đới hoặc nhiệt đới Nam Á & Đông Nam Á. Ở nước ta, có 4 loại Na rừng thường phân bố rải rác ở vùng núi có độ cao khoảng từ 600 - 1500 m, chủ yếu ở các tỉnh vùng núi Tây Bắc, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Hà Tây, Vĩnh Phúc (Tam Đảo), Hòa Bình, Hà Nội, Quảng Nam, Lâm Đồng, Kon Tum,…Đây là loại thực vật tương đối hiếm ở Việt Nam hiện nay do đó cần được bảo tồn.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản

- Bộ phận dùng: có thể sử dụng quả, rễ, vỏ rễ hoặc vỏ thân để làm thuốc.

- Thu hái: có thể thu hái Na rừng quanh năm.

- Chế biến: sau khi thu hái về thì rửa sạch, sau đó thái thành từng lát mỏng rồi đem phơi khô để sử dụng dần.

- Bảo quản: bảo quản trong bao hoặc hộp kín, để ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm ướt.

Thành phần hóa học của Na rừng

Dược liệu Na rừng có những thành phần hóa học gồm nhiều nhóm hợp chất phức tạp, trong đó có khoảng 36 hợp chất đã được xác định gồm:

- Các chất thuộc nhóm tinh dầu, triterpen và lignan bao gồm: β- caryophyllene, β-himachalen, 2-β-pinen, α-humulen, α-copaen và δ-cadien,…

- Các hợp chất thuốc nhóm flavonoid như các flavonol (quercetin), flavon (naringenin), anthocyanidin (cyanidin và delphinidin), anthocyanin (như cyanidin-3-O-glucoside, kuromanin), cyanidin-3-O-galactosidase (ideain),…

- Quả Na rừng tươi còn chứa các thành phần tốt cho sức khỏe như các vitamin C, B1, B2, B3; chất béo, chất xơ, carbohydrate và ác nguyên tố vi lượng như calci,…

- Ngoài ra còn nhiều hoạt chất khác vẫn đang được xác định.

Công dụng – Tác dụng của dược liệu Na rừng theo Y học hiện đại

Dược liệu Na rừng đã và đang được chứng minh những tác dụng dược lý như sau:

- Chống oxy hóa: được cho là nhờ các nhóm flavonoid và phenolic trong vỏ cây Na rừng.

- Chống lại bệnh đái tháo đường và cả bệnh Alzheimer: đang được nghiên cứu và có nhiều tiềm năng.

- Giảm đau và kháng viêm hiệu quả: nhờ thành phần 3-methoxy-4-hydroxy-3’-lignan 4’-methylenedioxy có trong chiết xuất rễ Na rừng.

- Khả năng ức chế hoạt động của các yếu tố hoạt hóa tiểu cầu.

- Ngoài ra còn nhiều những công dụng tuyệt với khác đang được chứng minh bằng bằng những nghiên cứu khoa học như hoạt tính chống HIV, chống HBV, bảo vệ gan, chống ung thư, bảo vệ thần kinh,…

Vị thuốc Na rừng trong Y học cổ truyền

- Tính vị: vị cay hơi đắng, tính ấm, có mùi thơm nhẹ.

- Quy kinh: vào kinh Vị và Đại trường.

- Công năng: hành khí, chỉ thống, hoạt huyết, tán ứ, khư phong, tiêu thũng, trừ thấp,…

- Chủ trị: 

  • Chữa viêm ruột mãn tính, viêm dạ dày ruột, viêm loét da dày – tá tràng.

  • Các triệu chứng trong bệnh phong thấp, đau xương khớp, té ngã.

  • Đau bụng kinh, đau bụng trước và sau thời kỳ hành kinh, đau và sưng vú,..

Cách dùng – Liều dùng Na rừng

- Cách dùng: có thể sử dụng rễ Na rừng sắc thuốc uống hoặc lấy ngâm rượu. Quả Na rừng thì có thể ăn hoặc có thể ngâm rượu.

- Liều dùng: liều sử dụng khuyến cáo mỗi ngày là khoảng từ 15 – 30 g.

Một số bài thuốc dân gian có vị thuốc Na rừng

- Bài thuốc sử dụng cho phụ nữ sau sinh nở:

  • Cách 1: sử dụng từ 12 – 15 g rễ Na rừng, đem đi ngâm rượu để sử dụng uống dần. Uống khoảng 50 – 100 g mỗi lần.

  • Cách 2: sử dụng từ 20 – 30 g rễ Na rừng, đem đi hãm cùng với 1 lượng nước vừa đủ và sử dụng uống thay nước mỗi ngày.

  • Cách 3: sử dụng phối hợp Na rừng, Sâm cau, Bổ béo và Hồi sức hãm nước sôi thành trà để dùng.

  • Bài thuốc có Na rừng sẽ giúp phụ nữ sau sinh nở ăn uống ngon miệng hơn, giúp giảm đau, hỗ trợ co bóp dạ con và làm tăng tốc độ làm sạch các phần máu tanh để sinh huyết mới sau khi sinh.

- Bài thuốc giúp an thần gây ngủ:

  • Chuẩn bị: quả Na rừng. 

  • Tiến hành: rang quả Na rừng lên rồi hãm trà pha nước uống sẽ giúp an thần & gây ngủ. Na rừng có thể được sử dụng như 1 vị thuốc an thần, suy nhược cơ thể. Mặc dù Na rừng không độc nhưng người sử dụng nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc để có liều sử dụng và cách sử dụng an toàn và hiệu quả.

- Bài thuốc chữa đau dạ dày:

  • Chuẩn bị: vỏ thân và rễ Na rừng.

  • Tiến hành: các nguyên liệu đem đi ngâm rượu và uống hằng ngày. Bên cạnh đó có thể sử dụng từ 8 – 16 g Na rừng để sắc nước uống như uống trà. Sử dụng thường xuyên sẽ giúp  kích thích hệ tiêu hóa, giảm đau và hỗ trợ trong điều trị đau dạ dày.

- Rượu Na rừng ngâm dùng xoa bóp giúp điều trị đau lưng, phong thấp, nhức mỏi tay chân:

  • Chuẩn bị: 3 kg Na rừng, 3 L rượu trắng.

  • Tiến hành: quả Na rừng đem đi rửa sạch, để ráo nước và tách thành từng mũi nhỏ, tiếp đến cho các múi Na rừng vào lọ thủy tinh (đã được khử trùng rồi để khô) và cho rượu trắng vào, đậy kín nắp lọ và để ở nơi khô ráo, thoáng mát không có ánh sáng mặt trời trực tiếp. Khoảng 1 tháng sau là có thể lấy rượu ra sử dụng.

- Bài thuốc trị thận hư, đau lưng, viêm họng, viêm phế quản, suy nhược thần kinh:

  • Chuẩn bị: 6 – 9 g quả Na rừng.

  • Tiến hành: đem quả đi sắc thuốc uống.

- Rượu chữa đau bụng kinh:

  • Chuẩn bị: rễ Na rừng, Oai diệp tử lan và Hồ tiêu.

  • Tiến hành: các nguyên liệu trên với liều lượng vừa đủ đem đi ngâm rượu và uống giúp trị đau bụng kinh.

Lưu ý khi sử dụng Na rừng

- Đây là một loại thực vật quý hiếm do đó cần được bảo tồn.

- Như nhiều loại dược liệu khác, người dùng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và thầy thuốc để sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả và hợp lý.

 

Có thể bạn quan tâm?
CỐT TOÁI BỔ

CỐT TOÁI BỔ

Cốt toái bổ, hay còn được biết đến với những tên gọi: Tổ diều, hầu khương, thân khương, hồ tôn khương, cây tổ phượng, bổ cốt toái. Cốt toái bổ là vị thuốc quý trong Đông y, được dùng để chữa rất nhiều bệnh. Kèm theo đó cốt toái bổ còn có thể dùng để làm mạnh gân xương, hoạt huyết dưỡng máu, cầm máu, bổ thận và giảm đau. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
THANH TÁO

THANH TÁO

Thanh táo (Justicia gendarussa) là một loại cây thuộc họ Ô rô (Acanthaceae), được sử dụng trong Y học cổ truyền để điều trị nhiều loại bệnh như đau đầu, sốt, đau răng và các bệnh nhiễm trùng. Đây là một dược liệu quý có nguồn gốc từ Ấn Độ và đã được sử dụng từ hàng trăm năm nay. Những nghiên cứu khoa học hiện đại đã chứng minh được các tính chất chữa bệnh của Thanh táo, đồng thời đưa ra một số cách sử dụng và lưu ý quan trọng khi sử dụng loại dược liệu này.
administrator
CẢO BẢN

CẢO BẢN

Cảo bản là dược liệu mọc tự nhiên, sau được trồng ở Trung Quốc với nhiều công dụng như: chữa cảm phong hàn, đau đầu, kinh nguyệt không đều, liệt nửa người, ghẻ, mẩn ngứa, gàu,…
administrator
THẢO QUYẾT MINH

THẢO QUYẾT MINH

Thảo quyết minh là một dược liệu rất phổ biến, còn được biết đến với tên gọi như Quyết minh, cây Muồng ngủ, Muồng, Hạt muồng muồng, Muồng đồng tiền, Đậu ma, Thủa nhò nhè (Tày), T’răng (Bana), Muồng hòe, Lạc trời, Hìa diêm tập (Dao), họ Đậu với tên khoa học là Fabaceae. Theo Y học, Thảo quyết minh được sử dụng để điều trị một số bệnh trên mắt như viêm màng kết mạc cấp tính, quáng gà, viêm võng mạc; tăng huyết áp, đau đầu, mất ngủ, bệnh ngoài da do nấm, bệnh chàm ở trẻ em, táo bón kinh niên. Mặc dù là một loại dược liệu có nhiều công dụng đối với sức khỏe, sử dụng Thảo quyết minh sai cách hay không đúng liều lượng sẽ gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Thảo quyết minh cũng như tác dụng, cách dùng, trong bài viết sau.
administrator
CHÙM RUỘT

CHÙM RUỘT

Chùm ruột hay còn gọi là tầm duột, chùm giuột, là loại cây quen thuộc với đời sống của người Việt Nam. Cây chùm ruột không chỉ được ăn sống, làm cảnh mà còn là một cây thuốc hạ sốt, chữa các bệnh ngoài da như nhức đầu, ho, nổi mề đay, ghẻ ngứa.
administrator
SA NHÂN

SA NHÂN

Dược liệu là quả gần chín phơi hay sấy khô của cây Sa nhân. Vì hạt trông giống hạt sỏi, do đó có tên Sa nhân (Sa là cát, sỏi).
administrator
TỤC ĐOẠN

TỤC ĐOẠN

Tục đoạn (Dipsacus japonicus) là một loài thực vật thuộc họ Tục đoạn (Dipsacaceae), phân bố rộng rãi ở các nước châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Tục đoạn được sử dụng trong Y học cổ truyền châu Á để điều trị các vấn đề liên quan đến xương, khớp và cơ bắp như đau nhức xương khớp, thoái hóa đốt sống cổ và lưng, viêm khớp và suy dinh dưỡng xương. Các nghiên cứu khoa học hiện đại cũng đã chỉ ra rằng Tục đoạn có khả năng kháng viêm, chống oxy hóa và bảo vệ tế bào khỏi tổn thương.
administrator
RAU SAM

RAU SAM

Theo Y học cổ truyền, rau Sam có vị chua, tính hàn, không độc, quy kinh tâm, can và tỳ, có tác dụng: Kích thích tiêu hóa, kháng khuẩn, tiêu thũng, giải độc, thanh nhiệt,…
administrator