CƠM RƯỢU

Cơm rượu là một loài cây phổ biến ở Việt Nam, đồng thời cũng là một loại dược liệu quen thuộc được sử dụng trong nhiều bài thuốc như: chống ho, giải cảm, tiêu đờm, kích thích hệ tiêu hóa, tán huyết ứ, chữa mụn nhọt, chốc lở, rắn cắn, chữa tê thấp, kích thích tiêu hóa,...

daydreaming distracted girl in class

CƠM RƯỢU

Giới thiệu về dược liệu

Cơm rượu là một loài cây phổ biến ở Việt Nam, đồng thời cũng là một loại dược liệu quen thuộc được sử dụng trong nhiều bài thuốc như: chống ho, giải cảm, tiêu đờm, kích thích hệ tiêu hóa, tán huyết ứ, chữa mụn nhọt, chốc lở, rắn cắn, chữa tê thấp, kích thích tiêu hóa,... 

  • Tên thường gọi: Cơm rượu

  • Tên gọi khác: Bưởi bung

  • Tên khoa học: Glycosmis pentaphylla (Retz.) Correa.

  • Họ: Cam (Rutaceae)

Lá và rễ là một trong những bộ phận thường được sử dụng của cây cơm rượu

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Đặc điểm nhận dạng 

Cây cơm rượu là cây nhỡ, có thể cao tới 6m và được trồng bằng hạt. Cây ưa sáng, ưa ẩm, thường mọc ở trong bụi cây, lùm cây, rừng thưa trên đất đồi, ven sông suối, rạch,…

Cành màu lục pha tím đỏ, nứt nẻ, khá dày.

Lá dài, hình thuôn hay hình mũi mác. 

Cây ra hoa quả hằng năm. Hoa màu trắng, nhẵn, mọc thành cụm, nụ hoa hình trứng, cuống ngắn. Quả có hình cầu, khi chín có màu hồng trong, có thể ăn được. Cụm quả có thể dài đến 25cm, cuống dài.

Phân bố

Cây cơm rượu phân bố rộng rãi ở các vùng nhiệt đới của châu Á và Australia. 

Tại Việt Nam, cơm rượu phân bố ở nhiều các tỉnh thành như: Sơn La, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Hà Nội, các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long,…

Thu hái, chế biến

Lá và rễ thường được sử dụng làm dược liệu. Thu hái được quanh năm, dùng tươi hoặc phơi, sấy khô.

Thành phần hóa học 

Cơm rượu chứa nhiều alcaloid: dictamin, skimiamin, kokusaginin, noracromycin, arborin,…

Lá chứa nhiều loại alkaloid như glycosmin, glycosin, arborin, arborinin… Một số loại terpenoid như arborinol A, B, arbinol, isoarbinol.

Hoa chứa các alcaloid : arborin, arborinin, skimiamin, glycorin, glycosmin và một amid là methylaminobenzamid 

Rễ chứa glycozolicin, 3 – formylcarbazol và glycosinin.

Tác dụng - Công dụng

Lá chữa sản hậu ứ huyết, ăn ngon miệng; lá tươi nấu nước tắm, rửa hoặc giã rồi đắp vết thương giúp chữa mụn nhọt, chốc lở, rắn cắn. Ngoài ra, nước ép lá có vị đắng, có tác dụng hạ nhiệt cơ thể, chữa sốt, chữa bệnh về gan và trị giun. Cho một ít bột nhão từ lá cơm rượu và gừng rồi đem giã nát chúng, đắp trị eczema và bệnh về da. 

Những cành nhỏ có sợi dùng để làm chải răng ở một số vùng thuộc Ấn Độ.

Rễ cơm rượu có vị đắng, cay, tính ấm, có tác dụng hoạt huyết, giảm sưng, giảm đau, phong thấp, chân tay nhức mỏi, bán thân bất toại, tê thấp, kích thích tiêu hoá tích huyết tử cung ở phụ nữ,…

Ở Ấn Độ, dược liệu dùng làm thuốc trị ho, tê thấp, thiếu máu, vàng da, tiêu chảy.

Ngoài ra, cơm rượu còn ức chế sự phát triển của các chủng vi khuẩn: tụ cầu khuẩn vàng, liên cầu khuẩn tan máu, Bacillus subtilis. Những base quinazolin có trong cơm rượu có liên quan đến công dụng chữa sốt của dược liệu này trong y học dân gian Ấn Độ.

Cách dùng - Liều dùng 

Chữa phụ nữ bị tích huyết tử cung, ăn chậm tiêu, bụng chướng sau khi sinh đẻ

  • Dược liệu: 40g rễ cơm rượu, 40g cành cơm rượu, 40g lá cơm rượu

  • Sao qua các dược liệu trên, tán nhỏ, rồi sắc đặc uống.

  • Uống vào lúc đói, khi uống thêm khoảng 30 ml rượu trắng.

  • Uống 3 lần mỗi ngày.

Chữa phong thấp, đau nhức người và đau xương khớp

  • Dược liệu: 20g rễ cơm rượu, 20g hoa kinh giới, 20g xuyên tiêu, 20g rễ cỏ xước, 20g rễ độc lực, 20g củ kim cang, 20g dây đau xương, 20g rễ cốt khí.

  • Sắc đặc uống. 

Nếu tay chân đau nhức, co cứng hay khó cử động thì thêm 20g uy linh tiên, 20g rễ gắm, 20g thiên niên kiện. 

Nếu đau nhức xương nhiều thì thêm 20g rễ tầm xuân và 20g dây cà gai leo.

Chữa mụn nhọt ổ gà mọc ở bẹn nách, thối, loét lâu ngày

  • Dược liệu: Một nắm lá cơm rượu, một nắm lá ổi, một nắm lá thổ phục linh.

  • Rửa sạch tất cả các dược liệu trên rồi đem thái nhỏ, chưng lên lá chuối non rồi hơ nóng cho mềm, gói thuốc lại theo kích cỡ mụn nhọt. Mặt chọn đắp lên mụn thì châm nhiều lỗ để nước thuốc từ lá chưng nóng dễ thấm vào mụn.

Chữa mụn nhọt, chốc lở, rắn cắn

Dược liệu: 30-40g lá cơm rượu tươi, nấu nước tắm hoặc giã, đắp lá lên vết thương.

Lưu ý

Một số nghiên cứu khoa học cho thấy cơm rượu là một dược liệu có tiềm năng chữa được các bệnh lý như đái tháo đường, viêm gan, bệnh do vi-rút, ung thư,… Tuy niên, đây chỉ là các nghiên cứu, thí nghiệm trên tế bào hoặc trên chuột, chưa được kiểm chứng ở người nên tuyệt đối không được tự ý sử dụng để điều trị trên người.

Có thể bạn quan tâm?
MƯỚP KHÍA

MƯỚP KHÍA

Mướp khía là một loại cây thân thảo lâu năm, thường được tìm thấy nhiều nhất ở các nước như Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Ai Cập. Ngoài ra, cây còn phân bố ở một số quốc gia thuộc khu vực Châu Phi và một số nước thuộc khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Không chỉ là một loại thực phẩm bổ dưỡng cho các buổi ăn, mướp khía còn được biết đến với nhiều công dụng điều trị các bệnh lý rất hiệu quả.
administrator
CÂY BA CHẼ

CÂY BA CHẼ

Ba chẽ (Dendrolobium triangulare) là một loại dược liệu được sử dụng trong y học cổ truyền để chữa trị nhiều loại bệnh. Cây Ba chẽ có nguồn gốc từ Đông Nam Á và được trồng rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới. Các thành phần hoạt chất trong Ba chẽ bao gồm các hợp chất polyphenol, flavonoid, acid amin và các dẫn xuất alkaloid. Ba chẽ được sử dụng để chữa bệnh như viêm xoang, đau đầu, đau khớp và các vấn đề về tiêu hóa. Tuy nhiên, trước khi sử dụng Ba chẽ, bạn nên tìm hiểu kỹ về cách sử dụng và tuân thủ đúng liều lượng để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
administrator
TAM THẤT

TAM THẤT

Tam thất là loài dược liệu quý với nhiều giá trị kinh tế và y học và không kém cạnh khi đem so sánh với Nhân sâm. Các bộ phận của cây đều có thể dùng làm thuốc hay sản phẩm hỗ trợ cho cơ thể. Tam thất cũng có nhiều loại khác nhau. Sau đây là những thông tin về loại Tam thất Bắc.
administrator
ĐẠI BI

ĐẠI BI

Đại bi, hay còn được biết đến với những tên gọi: Từ bi xanh, băng phiến, đại ngải, cây cúc tần, mai hoa não, mai phiến, ngải nạp hương, long não hương, mai hoa băng phiến, phặc phà, co nát. Cây Đại bi hay còn gọi là Từ bi xanh, là một loại dược liệu có hoa thuộc chi Đại bi. Dược liệu này mang trong mình tính ấm, vị cay, đắng, mùi thơm nóng có tác dụng điều trị chấn thương, bệnh về xương khớp. Nước sắc dược liệu có khả năng điều trị mụn nhọt, ghẻ ngứa và một số bệnh ngoài da khác. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
CHUỐI HỘT

CHUỐI HỘT

Chuối hột là một vị thuốc Nam quý, thường được dùng để ngâm rượu, nấu uống, có tác dụng thông kinh lạc, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, cao huyết áp, sỏi tiết niệu.
administrator
THÔNG ĐỎ

THÔNG ĐỎ

Thông đỏ, có tên tiếng Anh là the Himalayan Yew, hay thuỷ tùng Hi-ma-lay-a. Thông đỏ là thảo dược được sử dụng rất rộng rãi trong dân gian để điều trị nhiều bệnh khác nhau bao gồm sốt, đau đầu, gãy xương, tiêu chảy, các vấn đề về hệ thần kinh,.. Trong những năm gần đây, chiết xuất tinh dầu từ cây Thông đỏ nổi lên như một thành phần có công dụng hỗ trợ điều trị một số loại ung thư. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Thông đỏ và những điều công dụng của nó.
administrator
BINH LANG

BINH LANG

Binh lang, hay còn được biết đến với những tên gọi: Hạt cau, đại phúc tử, tân lang,... Binh lang thực chất là hạt cau của quả cau phơi khô lấy từ cây cau. Cây cau chắc hẳn rất quen thuộc với chúng ta nhưng ít ai để ý đến công dụng của chúng, các cụ ngày xưa hay nhai trầu với cau nhưng ít ai để ý đến tác dụng của nó. Và thực chất, binh lang là một vị thuốc quý và thường được sử dụng để điều trị bệnh trong Đông Y rất hiệu quả. Có 2 loại cây đó là: Cau rừng (Sơn binh lang) và cau nhà (Gia binh lang). Cau rừng có hạt cứng hơn và nhỏ hơn cau nhà.
administrator
BẠI TƯƠNG THẢO

BẠI TƯƠNG THẢO

Bại tương thảo, hay còn được biết đến với những tên gọi: Bại tương, khô thán, cây trạch bại, cây lộc trường, khổ chức, mã thảo, kỳ minh, lộc thủ. Bại tương thảo là loại dược liệu đóng vai trò quan trọng đối với một số loại bệnh. Tuy nhiên. Bại tương thảo là cây thuốc có nhiều tác dụng quý như trị mụn đinh nhọt, đau lưng hậu sản, viêm ruột thừa, táo bón, viêm gan vàng da… Bệnh nhân cần sử dụng đúng liều lượng được hướng dẫn dưới đây để tránh gặp phải tác dụng phụ có hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, cây lại không phổ biến và ít người biết đến. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator