DÂY THÌA CANH

Dây thìa canh, hay còn được biết đến với những tên gọi: Dây muôi, lõa ti. Dây thìa canh là một loại thảo mộc được phát hiện ở nước ta vào khoảng năm 2006. Dây thìa canh là một loại thảo dược được sử dụng để hỗ trợ điều trị các triệu chứng bệnh tiểu đường và một số bệnh lý khác. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

daydreaming distracted girl in class

DÂY THÌA CANH

Đặc điểm tự nhiên

Dây thìa canh là một loại thảo dược thân thảo dạng dây leo, cao khoảng 6 – 10m, có nhựa mủ màu trắng. Thân có lỗ bì thưa ở bên trong, đường kính dài khoảng 3mm và được chia thành các lóng dài khoảng 8 – 12cm.

Lá có chiều dài khoảng 6 – 7cm, rộng khoảng 2,5 – 5cm, phiến hình bầu dục, dạng trứng ngược. Trên đầu lá nhọn, có mũi, mặt dưới có các gân phụ. Những gân phụ này có số lượng khoảng 4 – 6 cặp, cuống dài 5 – 8mm. Nếu ở dạng khô, lá sẽ bị nhăn lại.

Hoa của loại thảo dược này có màu vàng, nhỏ. Mỗi bông cao khoảng 8mm, rộng khoảng 12 – 15mm, mọc thành xim dạng tán ở nách lá. Đài hoa có lông mịn và rìa lông, tràng không có lông ở mặt ngoài, mỗi tràng phụ có 5 răng. 

Quả đại, rộng ở nửa phía dưới, có độ dài khoảng 5,5cm. Hạt dẹp, lông mào dài chừng 3cm.

Thông thường, dây thìa canh ra hoa vào tháng 7 và kết quả vào tháng 8. Khi chín, quả rơi xuống và tách làm đôi có hình dạng giống như chiếc thìa. Chính vì đặc điểm này mà dân gian gọi loại cây này là dây thìa canh hay cây muôi.

Dây thìa canh được tìm thấy đầu tiên tại Ấn Độ.. Tại Việt Nam, loại cây này mới được tìm thấy vào năm 2006. Người đầu tiên phát hiện ra loài cây này là Ts. Trần Văn Ơn – trưởng bộ môn Thực vật – Đại học Dược Hà Nội. Loại cây này ban đầu được tìm thấy tại một số nơi ở miền Bắc Việt Nam từ Hải Hưng, Hải Phòng, Hà Bắc, Ninh Bình tới Thanh Hoá. Hiện nay loài cây này được quy hoạch trồng thành vùng tại Nam Định và Thái Nguyên.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Toàn cây đều có thể sử dụng làm dược liệu.

Thu hái: Dược liệu có thể được thu hái bất kỳ thời điểm nào trong năm.

Chế biến: Có thể sử dụng ở cả dạng tươi và dạng khô. Nếu dùng ở dạng khô, dây thìa canh sau khi được thu hái sẽ đem rửa sạch, cắt nhỏ, phơi khô rồi cho vào túi nilon kín để dùng dần.

Bảo quản dược liệu đã qua sơ chế ở nơi khô ráo, thoáng mát và tránh ẩm mốc.

Thành phần hóa học

+Thành phần hóa học có hoạt tính sinh học chính của dây thìa canh là hoạt chất GS4 gồm tổ hợp nhiều acid gymnemic, một hoạt chất thuộc nhóm saponin triterpenoid.

+Ngoài ra, cây còn chứa các thành phần khác như flavonoid, anthraquinone, hentri-acontane, pentatriacontane, α và β- chlorophylls, phytin, resins, d-quercitol, acid tartaric, acid formic, acid butyric, lupeol,…

+Dịch chiết cây cũng cho thấy có thành phần alkaloid.

Tác dụng

+Tác dụng hạ đường huyết: Tác dụng này đã được ghi nhận khi làm thí nghiệm trên thỏ khi gây đường huyết cao bằng alloxan. Hoạt chất này có tác dụng làm suy giảm hoạt tính của enzym tân tạo đường. Đồng thời đảo ngược quá trình biến đổi thể trạng trong gan suốt giai đoạn tăng đường huyết.

+Làm mất cảm giác vị đắng, vị ngọt:  Nếu dùng ở dạng tươi thì dây thìa canh có khả năng làm mất đi cảm giác đối với vị đắng và ngọt. Tác dụng này do sự hoạt động của hoạt chất Gurmarin gây ra và kéo dài trong thời gian khoảng 2 – 3 giờ. Sau đó, chúng sẽ mất đi bởi tác dụng của chất kháng Gurmarin có trong huyết tương.

+Tác dụng hạ lipid máu Gurmarin: Dịch chiết từ loại thảo dược này có khả năng tác động lên lipit, tăng bài tiết steroid trung tính và sterol acid qua sự đào thải của phân. Bên cạnh đó, nó còn có khả năng làm giảm lượng cholesterol toàn phần và Triglycerid trong có trong huyết tương.

+Rễ dùng trong các trường hợp bị rắn độc cắn, viêm mạch máu, trĩ và các vết thương khác.

+Tác dụng giảm mỡ máu, giảm nguy cơ bệnh tim mạch: Chiết xuất từ Dây thìa canh có chứa nhiều hoạt chất saponin nên có tác dụng giảm cholesterol toàn phần, tăng HDL, chống oxy hóa nên giảm được gốc tự do nhờ đó cải thiện tình trạng mỡ máu, giảm nguy cơ về các bệnh tim mạch.

Công dụng

Dây thìa canh gồm một số các công dụng sau đây:

+Hỗ trợ điều trị các biểu hiện của bệnh đái tháo đường, chữa lành vết thương, làm giảm lipid máu và cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa.

+Hỗ trợ điều trị các vết thương đặc biệt là các vết thương do rắn cắn.

+Các bệnh lý viêm mạch máu, trĩ cũng có thể sử dụng loại thuốc này để kiểm soát tình trạng.

Liều dùng

 Mỗi ngày nên dùng 50g Dây thìa canh khô đun sôi với 1,5 lít nước trong 15 phút và uống 3 lần/ngày sau bữa ăn 15-20 phút.

Lưu ý khi sử dụng

Dây thìa canh là một dược liệu có nhiều tác dụng quý. Tuy nhiên, để có thể phát huy hết công dụng của dược liệu đối với sức khỏe, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ để kiểm soát rủi ro và những tác dụng không mong muốn.

 

 
Có thể bạn quan tâm?
ĐƯƠNG QUY

ĐƯƠNG QUY

Đương quy (Angelica sinensis) là một loại thực vật thuộc họ Apiaceae, được sử dụng làm dược liệu trong Y học cổ truyền từ hàng trăm năm nay. Đương quy được cho là có tác dụng chữa nhiều bệnh lý khác nhau. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng Đương quy có chứa nhiều hoạt chất có tính chất chống oxy hóa và kháng viêm, có thể giúp cải thiện sức khỏe và tăng cường miễn dịch cho cơ thể. Tuy nhiên, trước khi sử dụng Đương quy, bạn nên tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
administrator
QUẾ

QUẾ

Quế là cây thân gỗ sống lâu năm. Những cây trưởng thành có thể cao tới 20m. Mặc dù quế có tác dụng tốt đối với sức khỏe, tuy nhiên cần lưu ý khi sử dụng dược liệu này.
administrator
TRÀ XANH

TRÀ XANH

Trà xanh (chè xanh) hay Camellia sinensis là một loại thảo dược nổi tiếng được sử dụng trong đời sống hàng ngày để thanh nhiệt, giải khát.
administrator
ÍCH TRÍ NHÂN

ÍCH TRÍ NHÂN

- Tên khoa học: Alpinia oxyphylla Mig - Họ: Zingiberaceae (Gừng) - Tên gọi khác: riềng lá nhọn Ích trí nhân là quả chín của cây mang đi sấy khô.
administrator
KIM THẤT TAI

KIM THẤT TAI

- Tên khoa học: Gynura divaricata - Họ: Cúc (Asteraceae) - Tên gọi khác: Tam thất giả, rau tàu bay, bầu đất, thiên hắc địa hồng, cây lá đắng, nam phi diệp.
administrator
KHIẾM THỰC

KHIẾM THỰC

Tên khoa học: Euryales ferox Salisb. Họ: Hoa súng (Nymphaeaceae) Tên gọi khác: Kê đầu thực, Nhạn đầu, Thủy kê đầu, Kê đầu liên, Khiếm thật, Khiếm thực mễ, Đại khiếm thực. Khiếm thực là dược liệu được lấy từ phần củ của cây hoa súng.
administrator
SÂM ĐẠI HÀNH

SÂM ĐẠI HÀNH

Sâm đại hành là một loại dược liệu khá phổ biến đối với người dân Việt Nam ta, thường được thấy trồng ở nhiều gia đình hoặc ở các vườn thuốc Nam. Đối với dân gian, những loại dược liệu có tác dụng bồi bổ sức khỏe thường được gọi là Sâm.
administrator
LÁ CÁCH

LÁ CÁCH

Lá cách, hay còn được biết đến với những tên gọi: Vọng cách, cách biển, lộc cách. Lá cách được biết đến là một trong những loại rau thường xuất hiện trong các bữa ăn tại các gia đình Việt. Nhưng ít ai biết rằng nó còn được coi như một vị thuốc quý, có tác dụng điều trị hữu hiệu nhiều loại bệnh như là vị thuốc bảo vệ gan, thanh nhiệt, chữa lỵ, hạ huyết áp. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator