KIM THẤT TAI

- Tên khoa học: Gynura divaricata - Họ: Cúc (Asteraceae) - Tên gọi khác: Tam thất giả, rau tàu bay, bầu đất, thiên hắc địa hồng, cây lá đắng, nam phi diệp.

daydreaming distracted girl in class

KIM THẤT TAI

Giới thiệu về dược liệu

- Tên khoa học: Gynura divaricata

- Họ: Cúc (Asteraceae)

- Tên gọi khác: Tam thất giả, rau tàu bay, bầu đất, thiên hắc địa hồng, cây lá đắng, nam phi diệp.

Đặc điểm thực vật

Kim thất tai là cây thân thảo, mọc bò và hơi leo, có nhiều cành và phân nhánh ở cành gốc. Lá mọc so le, hình trứng, đỏ tím ở mặt dưới, hơi tía ở mặt trên và xanh ở các gân, mép lá có răng cưa không đều. 

Cụm hoa mọc thành ngù kép ở ngọn cây, gồm nhiều đầu màu tía, các hoa trong đầu hoa hình ống, màu vàng da cam. Quả bế có ba cạnh, hình trụ.

Mùa hoa và quả: mùa xuân – hè.

Phân bố, sinh thái

Kim thất tai có nguồn gốc từ chây Phi, hiên nay có mặt ở nhiều nước châu Á như Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan, Philippin và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc hoang dại, nhưng cũng thường được trồng làm rau ăn và làm thuốc. 

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng

Toàn cây

Thu hái, chế biến

Thu hái cả cây vào mùa hạ, có thể dùng tươi hay phơi khô.

Thành phần hóa học 

Kim thất tai chứa các thành phần như: saponin, tannin, glycoside, alkaloid, flavonoid, anthraquinone, coumarin và vitamin như A, E, C, B1, B2. Lá cây chứa các khoáng chất như selenium, magnesium, manganese, chromium,…

Tác dụng - Công dụng 

Kim thất tai có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, tiêu viêm. Do đó được dùng để chữa rối loạn tiêu hóa, đau bụng, viêm họng, tiêu đờm. Một số nghiên cứu cho thấy cây còn giúp kiểm soát đường huyết, ngăn chặn lão hóa và chống ung thư, giải độc cơ thể, bảo vệ gan.

Cách dùng - Liều dùng 

Liều dùng một ngày có thể từ 30 – 40 g hoặc hơn. Tuy nhiên, liều lượng dùng còn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, loại bệnh và cơ địa của mỗi người.

Có thể dùng dưới dạng thuốc sắc, ngâm rượu hoặc chế biến thành món ăn để điều trị bệnh. 

 

Có thể bạn quan tâm?
THỐT NỐT

THỐT NỐT

Thốt nốt là một loại dược liệu thường được trồng và biết đến với mục đích sản xuất đường thốt nốt. Không chỉ vậy, đây còn là một loại thực vật thường được sử dụng trong điều trị bệnh theo Đông y. Thành phần hoạt chất đa dạng trong loại dược liệu này với công dụng lợi tiểu, thanh nhiệt, được sử dụng rất hiệu quả trong điều trị đau họng, trị giun sán... Sau đây, hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng và những lưu ý khi sử dụng Thốt nốt.
administrator
HOÀNG CẦM

HOÀNG CẦM

Hoàng cầm, hay còn được biết đến với những tên gọi: Thử vĩ cầm, hoàng văn, điều cầm, tửu cầm, không trường. Hoàng cầm có rất nhiều tác dụng như tả phế hỏa, thanh thấp nhiệt, chỉ huyết, thanh thai nhiệt. Thường được dùng phổ biến trong các bài thuốc chữa sốt ho, nhức đầu, ung nhọt, điều kinh, kiết lỵ…Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
MỘC QUA

MỘC QUA

Mộc qua là 1 vị thuốc khá phổ biến và được sử dụng nhiều trong Y học cổ truyền nhằm hỗ trợ chữa nhiều bệnh lý như thấp khớp, kiết lỵ, thổ tả, viêm ruột, tê thấp, phù nề, bệnh thiếu vitamin B1, hội chứng thiếu vitamin C như bệnh Scorbut, đau thần kinh, đau nửa đầu, đột quỵ và tình trạng trầm cảm,…
administrator
HỒNG BÌ

HỒNG BÌ

Hồng bì được sử dụng làm dược liệu trong Đông y với công dụng: Lợi tiêu hóa, tiêu phù, long đờm, giảm ho, cầm nôn mửa, hạ nhiệt – giảm sốt... dùng để làm thuốc chữa một số bệnh như cảm sốt, ho, ho có đờm, bệnh dạ dày, đau thượng vị, đau bụng kinh,…
administrator
CÚC BÁCH NHẬT

CÚC BÁCH NHẬT

Cúc bách nhật, loại dược liệu được cho là có vị ngọt, tính bình giúp hạ huyết áp, trị tiêu lỏng ở trẻ em, chữa hen suyễn, giảm ho. Vị thuốc này thường được sử dụng uống đơn lẻ hoặc dùng kết hợp với các thảo dược khác với liều lượng từ 6 – 12g.
administrator
HẢI SÂM

HẢI SÂM

Hải Sâm là loài động vật phân bố nhiều ở nước, thường được sử dụng làm thực phẩm, chủ yếu làm thực phẩm cao cấp bồi dưỡng. Động vật này có công dụng như vị thuốc bổ thận, tráng dương, bổ âm, ích tinh...
administrator
ĐẬU MÈO

ĐẬU MÈO

Đậu mèo, hay còn được biết đến với những tên gọi: Mắt mèo, đao đậu tử, đậu rựa, đậu ngứa, móc mèo, đậu mèo lông bạc, đậu mèo leo. Đậu mèo là dược liệu thường được sử dụng để điều trị bệnh trong Đông y. Với sự đa dạng trong thành phần và tác dụng dược lý mà vị thuốc có thể chữa đau bụng, trị giun,…hiệu quả. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
DÂY THÌA CANH

DÂY THÌA CANH

Dây thìa canh, hay còn được biết đến với những tên gọi: Dây muôi, lõa ti. Dây thìa canh là một loại thảo mộc được phát hiện ở nước ta vào khoảng năm 2006. Dây thìa canh là một loại thảo dược được sử dụng để hỗ trợ điều trị các triệu chứng bệnh tiểu đường và một số bệnh lý khác. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator