ĐẬU MÈO

Đậu mèo, hay còn được biết đến với những tên gọi: Mắt mèo, đao đậu tử, đậu rựa, đậu ngứa, móc mèo, đậu mèo lông bạc, đậu mèo leo. Đậu mèo là dược liệu thường được sử dụng để điều trị bệnh trong Đông y. Với sự đa dạng trong thành phần và tác dụng dược lý mà vị thuốc có thể chữa đau bụng, trị giun,…hiệu quả. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

daydreaming distracted girl in class

ĐẬU MÈO

Đặc điểm tự nhiên

Đậu mèo là loại dây leo dài hàng chục mét, sống hàng năm, thân tròn, khía rãnh dọc mang nhiều lông trắng.

Lá có 3 lá chét, lá chét dạng màng, hình trái xoan quả trám, dài 13 - 15cm, có mũi nhọn ở đầu, mặt trên ít lông, mặt dưới có nhiều lông trắng mềm, gân bên 9 đôi, cuống lá dài khoảng 18cm. Lá bắc và lá bắc con hình mác, rụng sớm.

Cụm hoa ở nách lá, mọc thành chùm rũ xuống, dài đến 50cm, chùm mang nhiều hoa và có nhiều lông ngứa. Hoa màu đỏ, tím hay xanh lam, dài khoảng 5cm, cánh hoa có móng, cuống hoa to, đài hình trứng có 4 thùy hình tam giác, nhị hoa có bao phấn nhẵn, bầu cấu tạo chứa 5 noãn.

Quả đậu hẹp hình chữ S, dài 5 - 8cm, rộng 1,2cm; dẹt, không có nếp gấp, phủ đầy lông tơ ngứa màu trắng. Hạt 5 - 6, hình trứng, dài khoảng 1,5cm, màu hạt dẻ.

Mùa hoa quả: Tháng 1 - 3.

Cây đậu mèo là loại cây ưa nắng, thường bám vào các cây cao để tìm ánh sáng ở rừng kín hay trên các nương rẫy mới bỏ hoang. Cây đậu mèo được trồng khá nhiều ở các vùng nhiệt đới, đặc biệt là các nước ở khu vực Đông Nam Á và Nam Á. Ở nước ta, loài thực vật này mọc hoang ở các tỉnh miền núi, thường mọc leo vào những cây cỏ hoặc cây bụi cao. Do lông của quả đậu mèo có thể gây ngứa da nên loại cây này ít được trồng.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Hạt của cây đậu mèo được sử dụng để bào chế thuốc.

Thu hái: Thu hái phần quả đã già để tách lấy phần hạt màu hạt dẻ bên trong.

Chế biến: Tách quả làm đôi để lấy phần hạt bên trong. Đem toàn bộ phần hạt phơi khô để sử dụng lâu ngày. Lưu ý, khi tách lấy phần hạt, người thực hiện cần hết sức lưu ý, quả cây đậu mèo rất dễ gây ngứa.

Bảo quản ở nơi thoáng mát, nhiệt độ phòng và không nên bảo quản ở nơi ẩm ướt. Tốt hơn nếu bảo quản trong bọc kín để sử dụng dần.

Thành phần hóa học

Hạt đậu mèo chứa protein, glutathione, lecithin, sắt (Fe), calci (Ca), phosphor (P), magie (Mg), chất dopa, acid gallic, glycosid và các alcaloid.

Tác dụng

+Hỗ trợ điều trị bệnh Parkinson: Hoạt chất 4-dihydroxy-phenylalanin thuộc nhóm L-dopa được chuyển đổi thành dopamin ở não  giúp hỗ trợ bệnh nhân Parkinson. Ngoài ra chất này còn có tác dụng kích thích hoạt động và ham muốn tình dục.

+Tác dụng trị giun sán: Nên dùng với liều thấp bởi khi sử dụng liều cao sẽ làm rối loạn tiêu hóa

+Tác dụng hạ đường máu: Thí nghiệm trên chuột cống trắng cho thấy đậu mèo làm giảm đường máu trên chuột bình thường, nhưng không gây hại trên chuột đã được gây đái tháo đường.

+Kích thích sự lưu thông máu trên bề mặt khi cơ thể trong tình trạng tê liệt.

+Có tác dụng giảm đau, hạ sốt.

+Trong Đông y, hạt đậu mèo được sử dụng để hút nọc độc rắn khi bị cắn hoặc bị bọ cạp cắn hay côn trùng đốt.

Công dụng

Đậu mèo có vị ngọt, tính ôn và sẽ có các công dụng sau đây:

+Điều trị hút nọc độc khi rắn cắn.

+Điều trị giun đũa.

+Hỗ trợ điều trị chứng lo âu.

+Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm khớp, đau khớp, cơ.

+Hỗ trợ điều trị bệnh Parkinson.

Liều dùng

Hạt đậu mèo được sử dụng ở dạng sắc hoặc dạng bột với liều dùng 5 – 6g/ ngày. Vỏ quả được dùng ở dạng sắc với liều 10 – 15g/ ngày.

Lưu ý khi sử dụng

+Hết sức lưu ý khi sử dụng bài thuốc từ đậu mèo cho phụ nữ mang thai hoặc phụ nữ cho con bú. Tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc lương y để biết thêm thông tin;

+Toàn bộ cây đậu mèo đều rất độc, nhất là phần quả và hoa. Do đó, người bệnh cần hết sức lưu ý khi sử dụng và bạn chỉ được sử dụng khi có chỉ định của thầy thuốc;

+Thận trọng khi tách phần hạt ra khỏi phần quả. Nếu không may, bạn sẽ bị ngứa ngáy khó chịu dồn dập;

+Nếu có dự định tiến hành phẫu thuật, người bệnh nên tạm ngưng sử dụng mắt mèo ít nhất 2 tuần và thông báo cho bác sĩ được biết bạn đang sử dụng loại dược liệu này.

 

Có thể bạn quan tâm?
SƠN NẠI

SƠN NẠI

Sơn nại có tính ấm, vị cay, có tác dụng ôn trung tán hàn, giảm đau, hành khí, trừ uế khí, tiêu thực và trừ thấp. Do đó dược liệu được dùng để chữa ngực bụng đau lạnh, tiêu chảy, chữa chứng ăn uống khó tiêu, đau dạ dày, cảm, ho, nôn mửa, hen suyễn.
administrator
HẠT SACHI

HẠT SACHI

Sacha Inchi hay còn có tên là Sacha đậu phộng, Inca Inchi, Penut inca… Cây được đặt tên Sachi cho dễ nhớ và phù hợp để xuất khẩu ra thế giới. Tên khoa học của cây Sachi là Plukenetia volubilis. Cây thuộc họ Euphorbiaceae.
administrator
MỘC HOA TRẮNG

MỘC HOA TRẮNG

Mộc hoa trắng là một loại dược liệu quý có thành phần hóa học rất đa dạng và có hoạt tính cao. Thường được sử dụng từ lâu trong điều trị rất nhiều bệnh lý, nhất là những bệnh đường tiêu hóa hoặc đái tháo đường. Trong đó phổ biến nhất là điều trị kiết lỵ và viêm đại tràng.
administrator
ĐẬU ĐEN

ĐẬU ĐEN

Đậu đen, hay còn được biết đến với những tên gọi: Ô đậu, hắc đại đậu, hương xị. Hạt Đậu đen là một loại ngũ cốc dinh dưỡng vô cùng quen thuộc đối với người dân Việt. Ngoài vai trò là một loại thực phẩm ra, loại đậu này còn là nguyên liệu để chế biến thành các bài thuốc. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
LẺ BẠN

LẺ BẠN

Lẻ bạn là một loài cây vốn rất đỗi quen thuộc với mọi người và không khó để bắt gặp loài cây này khi lẻ bạn được trồng để làm cảnh và trang trí ở rất nhiều ngôi nhà và hàng quán. Lẻ bạn còn là một loài dược liệu với những tác dụng chữa nhiều loại bệnh và được ứng dụng rất nhiều trong lâm sàng.
administrator
BÁN HẠ BẮC

BÁN HẠ BẮC

Bán hạ bắc là loại dược liệu quý trong Đông y, thường có tác dụng hiệu quả với tiêu đờm, cầm nôn, được sử dụng khá phổ biến trong các bài thuốc trị ho, tiêu hóa kém,.. Bán hạ bắc còn có tên gọi khác là Thủy ngọc, Địa văn (Bản Kinh), Hòa cô (Ngô Phổ Bản Thảo), Thủ điền, Thị cô (Biệt Lục)…
administrator
HÀ THỦ Ô

HÀ THỦ Ô

Hà thủ ô hay hà thủ ô đỏ, vì nó có sắc đỏ, cũng để tránh nhầm với cây Hà Thủ Ô trắng. Hà thủ ô, còn gọi là “giao đằng”, là cây dây, ý nói thứ dây này luôn luôn quấn vào nhau, hay “dạ hợp”, dạ là đêm, ý nói ban đêm chúng quấn lấy nhau. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
THẤT DIỆP NHẤT CHI HOA

THẤT DIỆP NHẤT CHI HOA

Thất diệp nhất chi hoa là một dược liệu được sử dụng rất lâu đời, biết đến với công dụng thanh nhiệt giải độc, điều trị trong trường hợp bị rắn độc hay côn trùng cắn. Bên cạnh đó, dược liệu này còn thường được sử dụng để trị các bệnh viêm da, mụn nhọt, viêm tuyến vú, nhất là ở vùng núi phía Bắc Việt Nam. Đặc biệt, các chuyên gia đã tiến hành nghiên cứu loại thảo dược này trong điều trị ung thư. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Thất diệp nhất chi hoa, công dụng cũng như những lưu ý khi sử dụng.
administrator